Vụ kỹ sư bị đâm chém dã man: Hung thủ có thể bỏ trốn
Sau nhiều ngày chờ đợi, dự kiến hôm nay (15/8) anh Nguyễn Đức Dũng sẽ được Công an phường Yên Nghĩa, đưa đi giám định thương tật, một trong những cơ sở quan trọng để Cơ quan CSĐT xem xét khởi tố vụ án đâm chém dã man xảy ra chiều 2/8/2012.
Theo thông tin từ đại diện gia đình nạn nhân Nguyễn Đức Dũng cho biết, từ khi ra viện Công an phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội đã hoàn thành thủ tục lấy lời khai tường trình lại sự việc xảy ra chiều 2/8/2012 tại Tổ 6, phường Yên Nghĩa sau vụ va chạm về nơi để xe máy, hành động tấn công từ phía sau của đối tượng Nguyễn Bá Quân.
Chiếc xe của anh Dũng bị đập phá ngày 2/8/2012 (Ảnh: Ngọc Cương)
Gia đình anh Dũng cho biết, hiện vụ việc đang được Công an phường Yên Nghĩa, Công an quận Hà Đông tiến hành thụ lý theo trình tự pháp luật. Dự kiến ngày hôm nay (15/8), anh Dũng sẽ được Công an phường Yên Nghĩa đưa đi giám định thương tật. Cùng ngày, việc thẩm định chiếc xe máy của anh Dũng bị ông Nguyễn Bá Thu đập phá chiều 2/8/2012 cũng được tiến hành tại trụ sở Công an phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
12 ngày sau vụ đâm chém dã man, anh Dũng và gia đình vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những gì xảy ra chiều 2/8/2012. Trao đổi với PV Dân trí, đại diện gia đình anh Nguyễn Đức Dũng tái khẳng định quan điểm: Hành động đâm chém của Nguyễn Bá Quân đã rõ ràng, để phòng tránh trường hợp đối tượng Quân có hành động trả thủ hoặc bỏ trốn, chúng tôi kiến nghị Công an phường Yên Nghĩa, Công an quận Hà Đông sớm đưa hung thủ ra xử lý theo quy định của pháp luật…”.
Như báo Dân trí đã đưa tin trong loạt bài “Vụ kỹ sư bị đâm chém dã man tại quận Hà Đông”, vào hồi 15h30′ ngày 2/8/2012, anh Nguyễn Đức Dũng, người mua đất và đang xây nhà tại Tổ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội có xảy ra tranh cãi về chỗ để xe với gia đình hàng xóm là ông Nguyễn Bá Thu. ông Thu đã lao vào đập phá xe máy của anh Dũng khi anh này không đồng ý dắt xe ra vì cho rằng xe để trên lối đi chung, không thuộc phần đất của gia đình ông Thu.
Video đang HOT
Tính mạng của anh Dũng đã bị đe dọa nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Cương)
Cho rằng anh Dũng chửi bố mình, đối tượng Nguyễn Bá Quân vào khống chế từ phía sau và đâm 1 nhát trúng thận, 1 nhát chạm sườn và 1 nhát vào khuỷu tay. Nhờ được bạn bè và một số thợ xây đưa vào cấp cứu kịp thời ở bệnh viện 103, anh Dũng đã được tiến hành phẫu thuật trong đêm 2/8/2012. Tất cả các bác sỹ tham gia ca phẫu thuật đều nhận định, nếu nhát đâm chạm sườn sâu thêm 1cm thì tính mạng của anh Nguyễn Đức Dũng khó giữ nổi.
Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình e) Có tổ chức g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dân Trí
Hà Nội: Vụ kỹ sư bị đâm dã man có dấu hiệu "chìm xuồng"
Hơn 10 ngày sau vụ đâm chém xảy ra tại phường Yên Nghĩa, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông vẫn chưa khởi tố vụ án dù hành vi của đối tượng Quân rất rõ ràng. Anh Dũng chưa được đi giám định thương tật.
Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong loạt bài "Vụ kỹ sư bị đâm chém dã man tại quận Hà Đông", vào hồi 15h30' ngày 2/8/2012, anh Nguyễn Đức Dũng, người mua đất và đang xây nhà tại Tổ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội có xảy ra tranh cãi về chỗ để xe với gia đình hàng xóm là ông Nguyễn Bá Thu. ông Thu đã lao vào đập phá xe máy của anh Dũng khi anh này không đồng ý dắt xe ra vì cho rằng xe để trên lối đi chung, không thuộc phần đất của gia đình ông Thu.
Đối tượng gây ra 3 nhát dao oan nghiệt cho anh Dũng vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội
Quá nguy cấp, anh Dũng buộc phải gọi điện cho anh Tạ Văn Đức (là hàng xóm) đến "giải vây" hòa giải. Cho rằng anh Dũng chửi bố mình, đối tượng Nguyễn Bá Quân vào khống chế từ phía sau và đâm 1 nhát trúng thận, 1 nhát chạm sườn và 1 nhát vào khuỷu tay. Nhờ được bạn bè và một số thợ xây đưa vào cấp cứu kịp thời ở bệnh viện 103, anh Dũng đã được tiến hành phẫu thuật trong đêm 2/8/2012. Tất cả các bác sỹ tham gia ca phẫu thuật đều nhận định, nếu nhát đâm chạm sườn sâu thêm 1cm thì tính mạng của anh Nguyễn Đức Dũng khó mà giữ nổi.
Ngay khi vụ án xảy ra, gia đình anh Nguyễn Đức Dũng đã viết đơn gửi Công an phường Yên Nghĩa đề nghị được đi giám định tỷ lệ thương tật mà đối tượng Quân gây ra với anh Dũng chiều 2/8/2012. Tuy vậy, phải đợi đến chiều tối ngày 10/8/2012, Công an phường Yên Nghĩa mới hoàn tất thủ tục lấy lời khai của nạn nhân. Tuy nhiên, đề nghị đi giám định thương tật, là cơ sơ quan trọng để khởi tố vụ án thì vẫn chưa được thực hiện.
Chiếc xe bị đập phá để tại Công an phường Yên Nghĩa
Trao đổi với PV Dân trí về vụ đâm chém dã man xảy ra tại phường Yên Nghĩa, luật sư Trần Quốc Toản, Phó Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan điều tra, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phải có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng những biện pháp do BLTTHS để xác định và xử lý tội phạm. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 103 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự".
Mốc thời gian để CQCSĐT quận Hà Đông tiến hành các thủ tục khởi tố đã sắp hết, nhưng đến ngày 12/8/2012 mọi việc vẫn chỉ "giậm chân tại chỗ". Sự chậm trễ này khiến cho gia đình anh Dũng cảm thấy rất bức xúc.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 12/8, đại diện gia đình anh Nguyễn Đức Dũng cho biết: "Hành động đâm chém dã man của đối tượng Nguyễn Bá Quân gây ra với Dũng đã rõ ràng, tính mạng của Dũng bị đe dọa nghiêm trọng nhưngkhông hiểu vì sao đến nay vụ việc chưa khởi tố, nạn nhân bị chém cũng chưa được đi giám định thương tật. Để phòng tránh trường hợp đối tượng Quân có hành động trả thủ, hoặc bỏ trốn, gia đình tôi đề nghị Công an phường Yên Nghĩa, Công an quận Hà Đông điều tra, sớm đưa hung thủ đâm chém dã man coi thường luật phát ra xử lý...".
Gia đình anh Dũng đề nghị CQCSĐT sớm khởi tố vụ án (Ảnh: Ngọc Cương)
Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình e) Có tổ chức g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dân Trí
VKSND Tối cao xem xét nghi án 'chìm xuồng' ở Bình Dương Cục điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc điều tra một số vụ án mà cựu viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho rằng công an huyện để "lọt người, lọt tội". Ngày 20/7, ông Phan Châu Tuấn, nguyên viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng đã nhận quyết định chuyển công tác về phòng Tổ chức VKSND tỉnh Bình Dương...