Vụ kỳ án gỗ lậu: Hoãn tuyên, quay lại xét hỏi, tranh luận
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng hoãn tuyên án phiên tòa xét xử vụ kỳ án gỗ lậu, quay lại phần xét hỏi, tranh luận.
Theo kế hoạch, sau một tuần nghị án, sáng 19/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng sẽ tuyên án phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ của Công ty TNHH Ngọc Hưng có liên quan đến nhóm cán bộ Hải quan. Tuy nhiên, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã quay lại phần xét hỏi, tranh luận.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử.
Tại phiên tòa sáng nay (19/7), HĐXX quay lại tiếp tục hỏi bị cáo Trương Huy Liệu – nguyên Phó Giám đốc Công ty Ngọc Hưng tại sao không giao nộp 4 tài liệu là các hợp đồng kinh tế mua bán gỗ của Công ty Ngọc Hưng với Nhà máy gỗ nội thất của Lào tại các thời điểm trước và sau khi xảy ra vụ án đã công bố tại Tòa để HĐXX xem xét. Bị cáo Liệu trả lời, vì kế toán đi vắng, sẽ nộp nhưng phải về tìm lại. “Con dấu trên hợp đồng là thật chứ không thể nào là dấu giả được. Nếu muốn, Tòa có thể đối chiếu cùng các doanh nghiệp bị khám xét cùng thời điểm”, bị cáo Liệu nói.
Bị cáo Liệu cũng cho rằng, nếu có gỗ giáng hương trong lô gỗ, cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về khai báo không đúng về số lượng, chủng loại gỗ so với thực tế. Hành vi khai sai không phải là hành vi buôn lậu, không phải là tội phạm. “Mong HĐXX xem xét minh oan cho các bị cáo”, bị cáo Liệu nói.
Trong khi đó, đại diện Viện Kiểm sát vẫn giữ quan điểm khởi tố vụ án là hoàn toàn đúng quy định.
Kết thúc phiên tòa sáng nay, HĐXX thông báo sẽ nghị án và sẽ tuyên bản án chính thức vào đúng 8h sáng 26/7 tới.
Như Dân Việt đưa tin, sau nhiều lần xét xử, ngày 3/7, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ kỳ án gỗ lậu của Công ty Ngọc Hưng.
Video đang HOT
Phiên tòa xét xử theo đơn kháng cáo kêu oan của 2 bị đơn Trương Huy Liệu (SN 1958) và Trần Thị Dung (SN 1961) cùng trú số 111, khóm Trung Chín, TT.Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị, về tội Buôn lậu. Ông Liệu và bà Dung cho rằng, mình không buôn lậu đối với 21,5m3 gỗ giáng hương trong lô gỗ.
Đồng thời, 2 nguyên cán bộ Hải quan tỉnh Quảng Trị gồm Đỗ Lý Nhi (SN 1972) và Lê Xuân Thành (SN 1962) cùng trú P.Đông Lương, TP.Đông Hà, Quảng Trị, cũng có đơn kháng cáo kêu oan về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lược diễn tiến nội dung vụ án:
Ngày 19/12/2011, Công ty Ngọc Hưng làm thủ tục xuất khẩu lô gỗ trắc từ Việt Nam đi Trung Quốc tại Chi cục Hải quan cảng Cửa Việt, Quảng Trị (theo khai báo hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu).
Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp vận chuyển 22 container từ Quảng Trị đến cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Trên đường vận chuyển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, xe bị Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) phát hiện, bắt giữ.
Tiến hành khám xét một container, Công an quận Ngũ Hành Sơn kết luận, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa không đúng tuyến đường, không đúng khai báo hải quan. Do hàng hóa đang chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan, nên Công an quận Ngũ Hành Sơn làm thủ tục chuyển Hải quan Đà Nẵng xem xét xử lý.
Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Hải quan Quảng Trị, Hải quan Đà Nẵng tiến hành khám xét, xử lý lô hàng theo quy định pháp luật.
Căn cứ kết quả điều tra, kết luận, Công ty Ngọc Hưng có hành vi xuất khẩu không khai báo hải quan sản phẩm gỗ, gỗ giáng hương… Toàn bộ số gỗ xuất khẩu không có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Do đó, ngày 6/4/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Buôn lậu” xảy ra tại cảng Đà Nẵng, thu giữ toàn bộ số gỗ của Công ty Ngọc Hưng chứa trong 22 container; chuyển vụ án đến cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để điều tra theo thẩm quyền.
Theo Danviet
5 lần xử, bị hại vụ kỳ án buôn lậu gỗ ở Quảng Trị vẫn kêu oan
Sáng 3/7, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ kỳ án gỗ lậu ở Quảng Trị sau nhiều năm mở phiên tòa xét xử.
Phiên tòa xét xử theo đơn kháng cáo kêu oan của 2 bị đơn Trương Huy Liệu (SN 1958) và Trần Thị Dung (SN 1961) cùng trú số 111, khóm Trung Chín, TT.Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị, về tội Buôn lậu. Ông Liệu và bà Dung cho rằng mình không buôn lậu đối với 21,5m3 gỗ giáng hương trong lô gỗ.
Đồng thời, 2 nguyên cán bộ Hải quan tỉnh Quảng Trị gồm Đỗ Lý Nhi (SN 1972) và Lê Xuân Thành SN 1962 cùng trú P.Đông Lương, TP.Đông Hà, Quảng Trị, cũng có đơn kháng cáo kêu oan về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ án này đã kéo dài gần 9 năm kể từ năm 2011 và cả 3 lần xét xử sơ thẩm trước tại TAND TP.Đà Nẵng đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đến lần thứ 4 TAND TP.Đà Nẵng mới tuyên án.
Trước đó, tháng 8.2018, sau gần 10 ngày xét xử, TAND TP.Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Trương Huy Liệu (SN 1958) 1 năm 16 ngày tù giam và bị cáo Trần Thị Dung (SN 1961) 9 tháng tù treo về tội Buôn lậu.
Tuyên phạt các bị cáo Đỗ Lý Nhi (SN 1972), Lê Xuân Thành (SN 1962) - nguyên công chức Hải quan Cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) 9 tháng tù treo và Đỗ Danh Thắng (SN 1955) - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Đà Nẵng 6 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, HĐXX kiến nghị Tổng cục Hải Quan xem xét trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc không lập biên bản tang vật làm vật chứng của vụ án theo đúng quy định khi bắt giữ lô hàng của Công ty Ngọc Hưng; Kiến nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi bán tang vật lô gỗ trong vụ việc để điều tra xử lý theo quy định.
Theo hồ sơ vụ việc, tháng 12.2011, Trương Huy Liệu là Phó Giám đốc và vợ là Trần Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Hưng đã làm giả hồ sơ để nhập khẩu, xuất khẩu lậu hơn 614m3 gỗ, trị giá hơn 63,6 tỷ đồng. Bị cáo Dung đã có hành vi giúp sức cho Liệu thực hiện hành vi buôn lậu.
Trong quá trình đó, Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành - nguyên công chức Hải quan Cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) và Đỗ Danh Thắng - nguyên Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Đà Nẵng đã có hành vi thiếu trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ để Liệu và Dung thực hiện hành vi buôn lậu.
Các bị cáo kháng cáo kêu oan tại phiên tòa sáng 3/7.
Đáng chú ý, trong khi vụ án chưa kết thúc, lô gỗ vật chứng trong vụ án đã được cơ quan điều tra quyết định xử lý, bán đấu giá tài sản.
Tại phiên xét xử lần thứ 4, HĐXX đã nhận định không có căn cứ, cơ sở xác định bị cáo Liệu và Dung phạm tội buôn lậu đối với hơn 590m3 gỗ trắc trong tổng hơn 614m3 gỗ bị bắt, vì đã công khai làm thủ tục hải quan, kê khai nộp thuế theo quy định đối với lô gỗ này.
Riêng đối với 21,5m3 gỗ giáng hương được xác định trong lô gỗ, đây là số gỗ không có kê khai, khai báo với hải quan, HĐXX xác định 2 bị cáo Liệu và Dung đã phạm tội Buôn lậu đối với số gỗ trên với số tiền 471,6 triệu đồng.
Bị cáo Nhi, Thành và Thắng đã không hoàn thành nhiệm vụ trong việc kiểm đếm lô gỗ, không xác định được số gỗ giáng hương không cùng loại dẫn đến hành vi buôn lậu gỗ giáng hương với số tiền 471,6 triệu đồng của Liệu và Dung.
Đồng thời, tuyên trả lại số tiền trên 62 tỷ đồng mà cơ quan điều tra đã bán đấu giá đối với 590m3 gỗ trắc của bị cáo Liệu, Dung.
Trao đổi bên lề phiên tòa sáng 3/7, ông Hoàng Đức Thẳng - Trưởng đoàn Đại đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho biết, chúng tôi sẽ theo dõi phiên tòa lần này, sau đó, sẽ có đánh giá, nhận xét dưới góc độ đại biểu Quốc hội, báo cáo với các cơ quan có trách nhiệm, để xem xét một cách toàn diện vụ việc này.
"Qua xem xét, nghiên cứu vụ việc, chúng tôi nhận thấy nhiều dấu hiệu quan sai cho công dân về các cáo buộc của cơ quan điều tra cho rằng, các bị cáo có hành vi buôn lậu, việc thiếu trách nhiệm của các công chức hải quan... Chúng tôi hi vọng, phiên tòa phúc thẩm lần này sẽ xét xử một cách khách quan, công tâm, độc lập, thượng tôn pháp luật. Cũng như chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị đối với việc xử lý vi phạm của các cơ quan tố tụng trong xử lý vụ việc", ông Thắng cho biết thêm.
Theo Danviet
Người phụ nữ bị oan sai, qua hai thập niên vẫn... kêu cứu Một vụ kỳ án xảy ra cách đây 20 năm, dư âm vẫn còn âm ỷ kéo dài, còn nhiều uẩn khúc mà các cơ quan chức năng cần phải làm rõ. Từ một doanh nhân "bỗng dưng" biến thành tội nhân Đó là trường hợp của bà Phùng Thị Thu, ngụ tại xóm 4, thôn An Đông, xã An Bối, huyện Kiến...