Vụ Kim Jong-nam có thể được đưa ra tòa hình sự quốc tế
Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Silvia Fernandez de Gurmendi ngày 6/4 cho biết vụ sát hại người nghi là công dân Triều Tiên Kim Jong-nam tại sân bay Malaysia hồi tháng 2 có thể được đưa ra xét xử tại tòa này.
Ông Kim Jong-nam (Ảnh: Star)
Trang tin Star dẫn lời bà Gurmendi cho biết hiện có một số trở ngại trong việc đưa vụ sát hại người được cho là ông Kim Jong-nam ra tòa ICC. Thứ nhất, Malaysia chưa phải là một thành viên Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc hoạt động của ICC là giải quyết các vụ việc một cách tổng thể, hơn là truy tố các hành vi phạm tội độc lập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Chủ tịch ICC khẳng định Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn có thể đưa nghi án Kim Jong-nam ra ICC ngay cả khi Malaysia không phải là thành viên của Quy chế Rome.
“Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn có thể đưa vụ việc ra ICC, vì nó phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa”, bà Gurmendi nói, đồng thời cho biết có hai vụ việc tại Sudan và Libya cũng từng được chuyển tới ICC mặc dù hai quốc gia này không phải là thành viên của Quy chế Rome.
Trước đó, ngày 13/2, một người đàn ông có tên hộ chiếu là Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur của Malaysia. Malaysia khẳng định người đàn ông này là công dân Triều Tiên Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhờ xác nhận mẫu ADN từ người thân. Trong khi đó, Triều Tiên vẫn chỉ xác nhận đây là công dân Kim Chol của nước này.
Thành Đạt
Theo Star
Nghi án Kim Jong-nam có thể được đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế
Vụ sát hại người nghi là Kim Jong-nam có thể được đưa ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Chủ tịch ICC Silvia Fernandez de Gurmendi. Ảnh: Vance Center
Chủ tịch ICC Silvia Fernandez de Gurmendi hôm nay cho biết vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol, nghi là anh lãnh đạo Kim Jong-un, có thể được chuyển tới ICC, theo Star.
Theo bà Gurmendi, mặc dù có một số trở ngại như việc Malaysia vẫn chưa là thành viên Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, hay quy tắc hoạt động của ICC là giải quyết các vụ việc một cách tổng thể chứ không phải là truy tố các hành vi phạm tội độc lập, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn có thể đưa vụ việc này ra ICC. Nguyên nhân là điều này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa.
"Có hai vụ việc tại Sudan và Libya - hai nước không phải thành viên Quy chế Rome, từng được chuyển tới ICC", bà Gurmendi nhấn mạnh.
Năm 2009, nội các Malaysia thông qua yêu cầu để nước này tham gia Quy chế Rome, tuy nhiên Kualar Lumpur vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi nộp đơn xin gia nhập cho Liên Hợp Quốc.
Người đàn ông có tên Kim Chol ngày 13/2 bị sát hại ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Malaysia khẳng định Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Triều Tiên từ chối công nhận người chết là Kim Jong-nam và chỉ xác nhận đây là công dân Kim Chol, theo tên trên hộ chiếu ngoại giao.
Theo VNE
Malaysia nêu lý do để các nghi phạm Triều Tiên rời đi Cảnh sát Malaysia đã thẩm vấn 3 công dân Triều Tiên bị nghi ngờ có liên quan đến nghi án ông Kim Jong-nam trước khi để họ trở về nước vì "không còn lý do nào" để giữ họ lại, theo AFP. Ông Khalid Abu Bakar, Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia. (Ảnh: Star) AFP dẫn lời ông Khalid Abu Bakar, Chánh thanh...