Vụ kiện vi phạm bản quyền phần mềm đầu tiên kết thúc
Công ty bị Microsoft và Lạc Việt khởi kiện từ cuối năm 2013 đã cam kết công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại 100% giá trị phần mềm vi phạm, tức khoảng 1 tỷ đồng.
Giữa tháng 12/2013, công ty Gold Long John Đồng Nai bị Microsoft và Lạc Việt đưa ra tòa vì cài đặt nhiều phần mềm không bản quyền trên trên 69 máy tính với tổng trị giá ước tính gần 1 tỷ đồng (45.000 USD). Đây là vụ kiện đầu tiên liên quan đến vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm sau hơn 9 năm chỉ áp dụng mức phạt hành chính. Ngày 6/3, Long John đã đạt được thỏa thuận đền bù với cam kết thực hiện mọi yêu cầu đặt ra từ hai công ty trên.
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam lên tới 81%.
Liên minh phần mềm BSA cho hay đây là bước tiến quan trọng của cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm được khởi động từ năm 2004 ở Việt Nam. Trong vài tuần tới sẽ tiếp tục có những doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại Việt Nam bị kiện ra tòa.
Những động thái mạnh mẽ trên hứa hẹn một năm rất “ nóng” trong lĩnh vực bản quyền phần mềm khi kênh tòa án được đưa vào áp dụng xử phạt. “Đứng về phía cơ quan Nhà nước, quan điểm của chúng tôi là khuyến khích các chủ sở hữu quyền tác giả nếu thấy các sản phẩm của mình bị xâm phạm thì nên đưa đơn ra tòa dân sự để giải quyết và có thể lấy lại được các thiệt hại do các đối tượng gây ra. Các biện pháp này cũng nhằm cảnh báo cho các đối tượng khác, từ đó ngăn ngừa các hành vi vi phạm”, ông Vũ Ngọc Hoan, quyền Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cũng khuyến khích các doanh nghiệp khởi kiện vì giải quyết bằng luật là cách giải quyết tốt nhất, triệt để nhất thay vì chỉ xử lý hành chính như lâu nay.
Theo VNE
80% cửa hàng kinh doanh vi tính chú trọng bản quyền
Đây là kết quả từ cuộc khảo sát thực hiện ngày 23-24/1 ở TP HCM tại các cửa hàng của những hệ thống bán lẻ máy tính lớn gồm Nguyễn Kim, Phong Vũ, Pico và FPT Shop.
Các hạng mục khảo sát gồm hiểu biết về bản quyền ở các cửa hàng, tư vấn bản quyền đến người tiêu dùng, việc thực hiện nghiêm túc bản quyền ở các cửa hàng... Kết quả có đến 80% các cửa hàng đều có hiểu biết về bản quyền và đã thực hiện tư vấn về bản quyền cho khách hàng. Trong đó các cửa hàng đều nắm những kiến thức nhất định về Luật sở hữu trí tuệ cũng như những rủi ro từ việc sử dụng phần mềm không có bản quyền, từ đó đưa ra các tư vấn, định hướng cho người tiêu dùng.
Khảo sát các phần mềm bản quyền được cài trên máy tính tại cửa hàng Phong Vũ, TP HCM.
Nhờ các hoạt động tích cực chống vi phạm phần mềm bản quyền trong những năm qua của các cơ quan chức năng cùng các đơn vị có liên quan, tỷ lệ vi phạm bản quyền máy tính ở Việt Nam đã giảm từ 92% xuống còn 81% (theo số liệu của BSA năm 2004-2011).
Tuy nhiên, việc vi phạm bản quyền vẫn còn, việc tư vấn chưa được phổ biến nên khách hàng chưa quan tâm. Vì vậy trong năm 2013 vừa qua, Cục bản quyền đã tiến hành nhiều đợt phổ cập kiến thức cho các cửa hàng, nâng cao ý thức và hiểu biết về bản quyền. Một trong những kênh tuyên truyền hiệu quả nhất chính là từ hệ thống các cửa hàng bán lẻ máy tính, bởi đây là đầu mối thông tin trực tiếp đầu tiên về các sản phẩm bản quyền đối với người tiêu dùng sau nhà sản xuất. Trong năm 2014, Cục bản quyền sẽ tiến hành nhiều đợt kiểm tra, khảo sát để thúc đẩy hơn nữa việc hiểu và tuân thủ Luật bản quyền.
Nhân viên tư vấn của Microsoft trao đổi về tình hình tư vấn sử dụng phần mềm có bản quyền tại cửa hàng Nguyễn Kim, quận 1, TP HCM.
"Ngoài việc hoàn thiện hành lang pháp lý và đưa ra các chế tài cụ thể nhằm xử lý về vấn đề vi phạm bản quyền, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng vẫn là hướng giải quyết chính và triệt để cho những sai phạm về sử dụng phần mềm lậu vẫn diễn ra bấy lâu nay", ông Nguyễn Mạnh Quý, Trưởng đại diện Cục bản quyền tại TP HCM nhấn mạnh.
Vi phạm phần mềm bản quyền không chỉ mang lại rủi ro về kinh tế và đầu tư cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như mất hết dữ liệu, lộ thông tin tài khoản ngân hàng hay các bí mật thương mại... vì nhiều phần mềm lậu xuất hiện trên thị trường đã bị nhiễm sẵn các loại mã độc, chương trình xâm phạm riêng tư (trojans), phần mềm gián điệp (spyware)...
Hơn nữa các phần mềm lậu đều không có khả năng tự cập nhật các bản vá lỗi bảo mật từ nhà sản xuất phần mềm. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa kể những rủi ro về mặt pháp lý mà người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền.
Khảo sát tại FPT Retail.
Các hãng công nghệ cũng đang nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dùng những sản phẩm chính hãng. Đơn cử như khách hàng Microsoft có thể truy cập website http://www.microsoft.com/en-us/howtotell/default.aspx để biết thêm thông tin về các tính năng bảo mật của Microsoft đi kèm với các sản phẩm chính hãng. Người dùng cũng được khuyến khích truy cập http://www.microsoft.com/security để tìm hiểu về virus máy tính và đảm bảo máy tính của mình không bị nhiễm mã độc. Nếu có virus, trang web sẽ gợi ý các công cụ bảo vệ.
Bà Rebecca Hồ, Giám đốc sở hữu trí tuệ của Microsoft cho rằng tất cả người dùng máy tính nên rèn luyện thói quen cẩn trọng như thường xuyên cập nhật và sử dụng phần mềm máy tính chính hãng, bật tường lửa, sử dụng các chương trình diệt virus hoặc công nghệ bảo vệ máy tính khỏi mã độc. "Khi mua máy tính người tiêu dùng cũng nên thận trọng; phải luôn đảm bảo rằng máy tính vừa mua đi cùng với phần mềm bản quyền", bà Rebecca Hồ chia sẻ.
Theo VNE
Ý thức bản quyền phần mềm tại Việt Nam tăng rõ rệt Trong đợt khảo sát các siêu thị điện tử tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến tình hình tư vấn và kinh doanh các loại phần mềm vi tính cho thấy, 80% các cửa hàng đều nắm những kiến thức nhất định về Luật sở hữu trí tuệ.... Hôm 22/1 vừa qua Hội sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh...