Vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông: Ngã rẽ hay ngõ cụt?
Nhìn xa hơn câu chuyện, giả sử phán quyết của tòa án sẽ có lợi cho Philippines, thì liệu khi đó, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật pháp trên Biển Đông?
Theo bình luận của luật sư Benjamin Carlson trên tờ The Star, nếu ITLOS ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, “rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ”. Ông đánh giá rằng đây sẽ có thể là một tương lai không tươi sáng đối với các quốc gia thuộc ASEAN.
Chia sẻ quan điểm này, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, tác giả Gregory Poling đặt câu hỏi: “Những quy định ràng buộc liệu có đủ sức mạnh để trói chân Trung Quốc?” Theo phân tích của ông, việc can thiệp từ bên ngoài để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ quyết định của tòa án gần như là điều không thể hình dung được.
Hơn nữa, nước này từng không ít lần dọa dẫm một bên thứ ba can dự vào các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Điển hình như phát ngôn của chính Ngoại trưởng Vương Nghị tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới tổ chức ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tháng 6 vừa qua. Theo đó, ông Vương cho rằng sẽ là vô ích nếu các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tìm tới sự giúp đỡ của một bên thứ ba và cuộc đối đấu này sẽ dẫn tới sự “diệt vong”.
Tàu hải quân Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung mùa hè năm 2011, khi tình trạng bế tắc diễn ra ở bãi đá tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham gây căng thẳng khu vực. Hiện diện quân sự nhiều hơn của Mỹ được tính toán như một “cây gậy” của Philippines. Ảnh: US Navy
Thậm chí, Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CNAS) còn đưa ra một giả thuyết rằng: Trung Quốc có thể còn có một lựa chọn: đảo ngược tiến trình và tự mình đứng ra kiện ngược.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Manila vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện cho dù Bắc Kinh liên tục bác bỏ khả năng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông và muốn tiến hành đàm phán song phương. Nhìn theo góc độ kinh tế, nhà phân tích Peter Dutton của CNAS cho rằng giới chức Trung Quốc có thể đang tìm cách dùng các biện pháp trừng phạt để dồn ép Philippines lùi bước. Bằng cách này, Trung Quốc đang ám thị vào những quan điểm yếm thế ngoại giao, rằng kiện tụng sẽ là vô ích trước kẻ mạnh.
Cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước này
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù kịch bản trên Biển Đông sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, thì ít nhất vụ kiện của Philippines đã, đang và tiếp tục “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, đưa những luận điệu mờ ám về “đường lưỡi bò” ra ánh sáng công lý. Cũng nhờ đó, cả thế giới sẽ có thêm bằng chứng đối chiếu giữa tham vọng bá quyền của Bắc Kinh với các tuyên ngôn ngoại giao hòa nhã có giá trị đến đâu.
Đặc biệt là, Trung Quốc, với tư cách là một Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, hành động từ chối bước ra tòa án quốc tế – một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình – đã cho thấy thái độ bất tuân luật pháp của nước này. Quan trọng hơn, sự dũng cảm của Philippines có thể sẽ tạo ra một tiền lệ cho những nước khác đoàn kết lại, tạo sức ép công luận cho thấy, các thủ thuật chính trị, ngoại giao của lãnh đạo Bắc Kinh không thể che kín được Biển Đông.
Một số dấu mốc quan trọng trong tiến trình của vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông:
- Ngày 22/1/2013: Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra ITLOS.
- Ngày 23/1/2013: Liên Hợp Quốc đề cập tới tranh chấp trên Biển Đông, nhưng theo một cách thận trọng.
- Ngày 19/2/2013: Trung Quốc phản đối hành động của Philippines về vụ kiện trên Biển Đông.
- Tháng 4/2013: Thành lập Hội đồng trọng tài xét xử “đường lưỡi bò”.
- Ngày 6/5/2013: Thẩm phán Chris Pinto (người Sri Lanka) xin rút khỏi Hội đồng do quan ngại về tính khách quan (vợ ông là người Philippines).
- Ngày 21/6/2013: Đã thành lập đủ Hội đồng trọng tài với việc bổ nhiệm thẩm phán Thomas Mensah (người Ghana) để thay thế ông Pinto.
- Ngày 11/7/2013: Phiên họp đầu tiên bàn luận về tiến trình xét xử được tổ chức ở Hà Lan.
- Ngày 15/7/2013: Philippines vạch ra 8 điểm vô lý về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Ngày 5/8/2013: Hạn chót mà Philippines và Trung Quốc đưa ra ý kiến về tiến trình xét xử đã được thông qua ngày 11/7.
-Ngày 9/8/2013: Truyền thông Philippines đưa tin Ngoại trưởng Albert del Rosario khẳng định ITLOS sẽ phán quyết tính pháp lý của hồ sơ vụ kiện trong 1-2 tuần tới.
Theo Sông mới
Chuyện mới, kịch bản cũ?
Sau 6 vòng đàm phán bế tắc, câu chuyện về khu công nghiệp Keasong cuối cùng đã được khai thông với nhượng bộ của Triều Tiên. Tuy nhiên, sự thay đổi thái độ bất ngờ này dường như lại nằm trong một kịch bản rất quen thuộc.
Khu công nghiệp chung Kaesong sẽ được sớm mở lại sau hơn 4 tháng đóng cửa.
Ngày 8/4, thế giới một lần nữa hướng tầm mắt chú ý về bán đảo Triều Tiên khi quan hệ giữa hai miền Hàn - Triều bị đẩy lên mức đỉnh điểm căng thẳng với việc Bình Nhưỡng thông báo tạm thời ngừng hoạt động khu công nghiệp chung Keasong.
Theo đó, Bình Nhưỡng cấm các nhân viên người Hàn Quốc vào Kaesong làm việc, đồng thời cho rút toàn bộ 53.000 công nhân của mình tại đây. Quyết định này của Triều Tiên tất nhiên đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và buộc Seoul cũng phải cho rút toàn bộ nhân viên ra về.
Khu công nghiệp Kaesong nằm trên phần lãnh thổ của Triều Tiên, giáp giới với Hàn Quốc và được coi là biểu tượng hợp tác duy nhất giữa hai miền từ nhiều năm nay. Trong những va chạm trước đó, dù căng thẳng đến đâu, hai miền đều tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất tại khu vực này. Ngay cả khi tàu chiến Choenan của Hàn Quốc bị bắn chìm ở hải giới chung làm thiệt mạng hơn 40 lính thủy, hay như Bình Nhưỡng pháo kích một đảo nhỏ của Seoul cách đây 3 năm, hai bên cũng không ra lệnh ngừng các hoạt động tại đây. Do đó, việc Bình Nhưỡng lần này sẵn sàng vượt lằn ranh, dấn sâu thêm một bước đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia và được đánh giá là một hành động leo thang căng thẳng chưa từng có.
Quyết định đơn phương đóng cửa Keasong của Triều Tiên đã gây phiền toái và khó khăn không nhỏ cho "người anh em" của mình.
Trong nhiều tháng sau đó, Seoul đã không ngừng nỗ lực tổ chức các cuộc đàm phán nhằm mở cửa trở lại khu công nghiệp chung. Tuy nhiên tất cả đều như "dã tràng xe cát" do hai bên không thu hẹp được bất đồng về các điều khoản. Sáu vòng đàm phán lần lượt trôi qua trong những chỉ trích qua lại giữa hai bên, khiến tương lai của Keasong gần như rơi vào ngõ cụt.
Tuy nhiên, mọi việc đã đột ngột thay đổi trong ngày 7/8 khi Triều Tiên chủ động đưa ra đề nghị nối lại đàm phán sau hơn một tuần im lặng trước đề xuất "đàm phán lần cuối" của Seoul. Căng thẳng quanh câu chuyện Keasong đã được khép lại với việc hai bên đạt được thỏa thuận 5 điểm trong vòng đàm phán thứ 7 diễn ra ngày 14/8. Trong đó quan trọng nhất là cam kết đưa Kaesong trở lại hoạt động bình thường càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên trong con mắt của giới chuyên gia, sự thay đổi thái độ của Triều Tiên chưa hẳn đã mở ra lối thoát cho nhiều vấn đề gai góc khác trên bán đảo duy nhất còn trong tình trạng chiến tranh. Trên thực tế, đây là kịch bản quá quen thuộc đã được Triều Tiên áp dụng nhiều lần trong các cuộc đàm phán 6 bên trước đó, khi Bình Nhưỡng luôn đẩy căng thẳng lên mức đỉnh điểm để rồi sau đó lui lại một bước ngay khi "nước chuẩn bị tràn ly".
Câu chuyện lần này giữa hai miền Triều Tiên không nhuốm màu hạt nhân hay tên lửa, song vẫn đi theo thứ kịch bản quen thuộc đó. Bình Nhưỡng chỉ chấp nhận nhượng bộ và chìa ra cành ô liu vào phút cuối khi Seoul đã tính đến "nước cờ" cuối cùng. Triều Tiên chỉ đồng ý đàm phán và nhượng bộ khi Hàn Quốc đã sẵn sàng cho phương án rút lui vĩnh viễn khỏi Kaesong với khoản tiền đền bù lên tới 250 triệu USD cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Vậy là, giới phân tích cho rằng những căng thẳng quanh câu chuyện đóng cửa Keasong xét cho đến cùng chỉ là một chương khác trong cuộc chơi quen thuộc của Bình Nhưỡng, trong đó Triều Tiên chỉ dừng lại khi đã tới rất gần "miệng hố chiến tranh". Thành công của vòng đàm phán thứ 7 vừa diễn ra có thể đóng lại vấn đề Keasong, song Triều Tiên sẽ không ngừng trò chơi của minh. Sẽ lại có những câu chuyện mới, những căng thẳng được kéo lên cao trào và sự nhượng bộ vào phút cuối.
Và câu chuyện mới "hậu Keasong" có lẽ sẽ sớm bắt đầu khi mà cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Hàn mang tên "Người bảo vệ tự do Ulchi" - cuộc tập trận từng bị Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ đẩy tình hình khu vực tới "bờ vực chiến tranh" - sẽ bắt đầu vào ngày 19/8 tới.
Trần Ngọc
Theo Dantri
Trung Quốc không còn sự lựa chọn ở Biển Đông? Cuộc khẩu chiến giữa quan chức hai nước Philippines và Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt khi Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay (18/7) kêu gọi nước láng giềng khổng lồ của mình hãy cư xử như "một quốc gia có trách nhiệm" trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Một cuộc biểu tình phản đối các hành động của...