Vụ kiện thế kỷ trong ngành dược phẩm Mỹ
Vào tháng 7 vừa qua, Cục chống ma túy Mỹ đã công bố cơ sở các dữ liệu cho thấy trong 6 năm tại Mỹ đã bán ra 76 tỷ toa thuốc giảm đau.
Điều này đủ để cung cấp thuốc cho mỗi người lớn và trẻ em cả nước trong 36 năm. Các vụ kiện trị giá hàng tỷ đô la chống lại các công ty dược phẩm đang lan rộng khắp cả nước.
Theo thống kê chính thức trong giai đoạn 2016-2017 tại Mỹ có 11,4 triệu người lạm dụng thuốc giảm đau theo toa, trong số đó có 2,1 người nghiện thuốc. Cũng theo thống kê này thì hằng ngày có đến trên 130 người chết do hậu quả dùng thuốc opioid (có thành phần thuốc phiện) quá liều.
Thuốc opioid tác động lên các thực thể đau và chặn tín hiệu đau. Theo quy định, họ được kê đơn do những cơn đau dữ dội sau phẫu thuật hoặc trong điều trị các bệnh nghiêm trọng. Hơn nữa, loại thuốc này kích thích các đường truyền dẫn thần kinh trong não và gây hưng phấn. Những rối loạn liên quan đến việc sử dụng opioid là hội chứng cai nghiện, gây nôn nao do ma túy, phát sinh khả năng dung nạp thuốc và bệnh nhân phải uống tăng liều hằng ngày để đạt được hiệu quả do đã nghiện thuốc. Điều này thường dẫn đến nghiện chỉ do loại ma túy này rẻ hơn so với thuốc theo toa có thể có giá hàng trăm đô la ngoài chợ đen.
Một liều thuốc opioid có giá rẻ hơn một bao thuốc lá.
“Nạn dịch opioid” bắt đầu từ đâu?
Cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ bắt nguồn từ những năm 1990 khi Công ty Purdue Pharma ra mắt loại thuốc oxycontin mới. Công ty xác định nó có hiệu quả cao và khẳng định rằng nó không giống như các loại thuốc oxycontin giảm đau mạnh khác, không gây nghiện. Nhưng điều đó không đúng và vào năm 2007 Purdue Pharma đã chính thức thừa nhận điều này và phải nộp khoản tiền phạt khổng lồ hơn 600 triệu đô la.
Tuy nhiên, quá trình này vẫn được thực hiện, ngày càng có nhiều người nghiện, ngày càng có thêm nhiều công ty tham gia vào thị trường sản xuất và bán thuốc giảm đau. Theo dữ liệu của Công ty Tư vấn và Thông tin y tế, doanh số bán opioid hằng năm của Mỹ đã tăng từ 6,1 tỷ đô la năm 2006 lên 8,5 tỷ đô la vào năm 2012. Thuốc bắt đầu được kê đối với bất kỳ một cơn đau gây khó chịu nào mà bệnh nhân phàn nàn. Có thể so sánh tình trạng này với công dụng của morphin vào giữa thế kỷ 19 khi đó được kê như là thuốc giảm đau và được cho rằng không gây nghiện.
Bang Florida trở thành trung tâm khủng hoảng opioid, ở đó các trạm y tế điều trị đau bắt đầu được mở ra và bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau công dụng mạnh. Tờ Washington Post nhận định, về thực chất các tổ chức y tế này là vỏ bọc hợp pháp cho các bác sĩ tham nhũng và những kẻ buôn bán ma túy. Quy mô được mở rộng khi các cơ sở khám đăng bảng quảng cáo thuốc và dịch vụ của họ trên các đường cao tốc lớn giữa các tiểu bang. Vì vậy, nhiều người bắt đầu đi đến Florida để mua thuốc dự trữ trên đường đi và họ được gọi là “khách du lịch theo đơn”.
Tuyến đường từ Florida đến các bang Georgia, Kentucky, West Virginia và Ohio đã được gọi là “đường cao tốc màu xanh” để vinh danh một trong những loại thuốc của Công ty Mallinckrodt – từ năm 2008 đến 2012 có 500 triệu viên thuốc đã được vận chuyển. Khi một đội tuần tra xuất hiện trên các tuyến đường, những kẻ buôn bán ma túy đã bay lên không trung: các chuyến bay trực tiếp từ Florida đến các bang phía Bắc, nơi chúng được gọi là “chuyến tốc hành oxyc”.
Người dân Mỹ cảnh báo hiểm họa do dùng chất ma túy.
Video đang HOT
Theo dữ liệu trong năm 2018, khoảng 21 đến 29% bệnh nhân ở Mỹ được kê đơn thuốc opioid để giảm cơn đau mãn tính. Do lạm dụng thuốc mà có 12% trong số đó phát sinh các rối loạn liên quan đến việc sử dụng heroin. Khoảng 80% người Mỹ đang sử dụng heroin do ban đầu họ đã lạm dụng các loại opioid theo đơn. Ngoài ra, các trường hợp mắc hội chứng cai nghiện (nôn nao do ma túy) ở trẻ sơ sinh ở Mỹ đã trở nên thường xuyên hơn do sử dụng thuốc có chứa ma túy của các bà mẹ và việc dùng thuốc không đúng liều trong thai kỳ.
“Vụ kiện thế kỷ”
Tại Mỹ, có một cơ sở dữ liệu của chính phủ ghi lại tất cả các loại thuốc giảm đau theo toa được bán ở Mỹ – mỗi vỉ thuốc được theo dõi hành trình từ nhà sản xuất đến nhà phân phối cung cấp thuốc cho tất cả các hiệu thuốc ở các thành phố của Mỹ.Cơ sở dữ liệu, được coi là sự tự động hóa các báo cáo và các đơn hàng được hợp nhất (ARCOS), được thực hiện bởi Cục Quản lý chống ma túy của Bộ Tư pháp Mỹ (DEA).
Cho đến tháng 7-2019, dữ liệu này đã bị đóng lại đối với đông đảo công chúng. Các công ty dược phẩm cũng như DEA đều lên tiếng phản đối: Công ty dược tuyên bố rằng việc công bố thông tin sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, còn DEA lý giải lập trường của họ rằng điều đó sẽ “ảnh hưởng đến các cuộc điều tra hiện tại”. Tuy nhiên, do kết quả của các vụ kiện tụng mà tờ Washigton Post và HD Media đã đạt được việc giải mật các dữ liệu từ năm 2006 đến 2012.
Việc công bố dữ liệu ARCOS đã xác nhận vai trò của các công ty dược phẩm trong cuộc khủng hoảng opioid, nạn nhân của nó là khoảng 70 nghìn người mỗi năm ở Mỹ. Trong 6 năm, các công ty dược phẩm đã bán được 76 tỷ vỉ thuốc oxycodone và hydrocodone. Số này đủ để cung cấp thuốc cho mỗi người lớn và trẻ em ở nước này đến tận 36 năm sau. Các thuốc này đa phần được sử dụng ở các vùng nông thôn và các bang như Tây Virginia, Kentucky, Nam Carolina, Tennessee và Nevada.
Sau khi những con số này được công chúng biết đến, các vụ kiện trị giá hàng tỷ đô la đã được đệ trình chống lại các công ty dược phẩm và các nhà phân phối. Hơn 2.000 vụ kiện từ các thành phố và quận khác nhau đã được hợp nhất thành một vụ kiện chung, sẽ được xem xét tại Tòa án Liên bang Mỹ ở Cleveland. Truyền thông Mỹ gọi đây là “vụ kiện thế kỷ”.
Nghệ sĩ người Mỹ Prins chết sau khi dùng opioid.
Điều này nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ kiện thuốc lá vào cuối những năm 1980 đã kết thúc bằng việc các nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất đã cam kết sẽ đóng góp cho ngân sách của 46 tiểu bang khoảng 246 tỷ đô la cho đến năm 2025 để giải quyết tình trạng hút thuốc và điều trị cho nạn nhân hút thuốc.
Đó là còn chưa tính đến 40 vụ kiện khác được đệ trình bởi các công tố viên trưởng của các bang. Ví dụ, vào tháng 5 năm nay, trong khuôn khổ vụ kiện về nạn dịch opioid, Công ty Purdue Pharma đã đồng ý trả 270 triệu đô la tiền bồi thường vào ngân sách của bang Oklahoma.
Ngoài ra, theo cơ sở dữ liệu ARCOS, công ty này đang sản xuất ra 3% các loại thuốc giảm đau. 3 công ty lớn kiểm soát 88% thị trường bao gồm các công ty dược phẩm như SpecGx, Actavis Pharma và Par Pharmaceutical. Các nhà phân phối lớn – McKesson Corp, Walgreen, Cardinal Health, Amerisource Bergen, CVS, Walmart v.v… cũng lên tiếng phản hồi.
Các công ty dược phẩm và nhà phân phối bị cáo buộc “đã tham gia vào một âm mưu tội phạm để đất nước tràn ngập opioid”. Về phía mình, các công ty đã buộc tội các bác sĩ và nhà thuốc đã “coi thường quy tắc và tác dụng lành mạnh để kê đơn thuốc phiện quá mức khi lợi dụng lòng tin của khách hàng”. Họ cũng khẳng định rằng “đã làm việc để đảm bảo nhu cầu của bệnh nhân mong mỏi được giảm đau bằng những đơn thuốc hợp pháp”.
Phía buộc tội khẳng định, các công ty dược phẩm biết số lượng thuốc đã được chuyển đến các nhà phân phối và các thành phố và cửa hàng nào. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng thông báo cho chính quyền liên bang về những đơn hàng đáng ngờ đã vi phạm luật liên bang về ma túy (những loại thuốc này sau đó đã được họ tuồn ra chợ đen).
Ví dụ, vào năm 2012, DEA đã điều tra một vụ liên quan đến McKesson là nhà phân phối thuốc và điều hành chuỗi cửa hàng dược lớn nhất. Như vậy, từ năm 2008 đến 2013, công ty đã làm 1,6 triệu đơn hàng ở bang Colorado và chỉ có 16 trong số đó được đánh dấu là đáng ngờ. Một trong những nhà thuốc ở Brighton với dân số 38 nghìn người đã kê đơn 2.000 vỉ mỗi ngày.
Tờ Washington Times nhận định, tất cả các cuộc điều tra lớn của DEA về các dược sĩ đã kết thúc bằng những cuộc dàn xếp trước khi xét xử. Các công ty đã đồng ý trả tiền phạt nhiều triệu đô la và cam kết “giám sát tình hình kỹ lưỡng hơn”.
DEA thực hiện một cuộc kiểm tra nhà thuốc thời điểm cơn khủng hoảng opioid.
Chính quyền Mỹ làm gì để kiểm soát tình hình
“Chúng ta sẽ cùng nhau đặt dấu chấm hết vấn nạn ma túy ở Mỹ. Chúng ta sẽ kết thúc điều này, hoặc ít nhất sẽ giáng một đòn thật mạnh vào vấn đề khủng khiếp này” – Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sau khi ký luật chống opioid vào tháng 10 năm 2018. Luật này đảm bảo hỗ trợ bệnh nhân và cộng đồng đang phải đối mặt với chứng nghiện opioid.
Luật cũng khuyến khích nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới để điều trị cơn đau mà không gây nghiện. Nó cũng mở rộng việc điều trị chứng rối loạn do sử dụng các chất kích thích thần kinh.
Cuộc khủng hoảng opioid của Mỹ được tuyên bố là thảm họa quốc gia và năm 2018 Quốc hội đã phân bổ hơn 8 tỷ đô la để chống lại nó. Vào tháng 7 năm 2019, Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã công bố số liệu sơ bộ về kết quả chống khủng hoảng opioid của Mỹ, cho thấy năm 2018 số trường hợp dùng quá liều opioid đã giảm 5,1%.
Theo số liệu của cơ quan này, năm 2008 có khoảng 69 nghìn người chết vì quá liều ma túy, trong đó khoảng 47,5 nghìn người là do sử dụng opioid. Nếu số liệu được xác nhận thì đây sẽ là lần đầu tiên trong hơn hai thập kỷ tỷ lệ tử vong do dùng quá liều opioid ở Mỹ đã giảm đi.
Hải Yến (tổng hợp)
Theo CAND
Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này
Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục.
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T, 58 tuổi, đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang, bị bụng chướng, co cứng thành bụng.
Ông T cho hay, ông có tiền sử bị đau các khớp nên thường xuyên dùng thuốc giảm đau, gần đây ông sử dụng thuốc mất kiểm soát. Hôm vào viện, ông bị đau bụng dữ dội suốt cả ngày. Đến tối ông phải đi viện cấp cứu.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng, thủng dạ dày, chỉ định mổ cấp cứu. Sau mổ, ông được điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu vì thủng dạ dày sau dùng thuốc giảm đau không kiểm soát
Gần đây, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang thường phải tiếp nhận các bệnh nhân bị đau bụng, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày... do dùng thuốc kháng đau, kháng viêm nhóm steroid và không steroid.
Riêng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày - tá tràng..., mỗi năm, Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu tiếp nhận hơn 10 trường hợp. Đa phần bệnh nhân là người già, bị các bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp... tự ý dùng thuốc trong thời gian dài. Có những trường hợp, bệnh nhân dùng lần đầu cũng có thể bị.
Các bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống, là thuốc dễ mua nên nhiều người lạm dụng. Không kể những trường hợp cấp cứu vì nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen... do thuốc, thì nhiều trường hợp dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu... nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày - tá tràng (bệnh salami). Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân tử vong vì dùng các loại thuốc này.
Do đó, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau mà nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Khi được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh nên chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để thầy thuốc kê toa phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.
Một điểm lưu ý quan trọng khi uống thuốc giảm đau là tuyệt đối không uống khi đói vì có thể gây viêm, loét, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa.
Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn thì phải vào bệnh viện để cấp cứu. Ngoài ra, nếu uống thuốc xong mà cảm thấy đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói thì cũng phải nhập viện để kiểm tra đường tiêu hóa. Đối với người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ thì nên đến cơ sở y tế để khám.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Nhà sản xuất thuốc giảm đau xin phá sản MỸ - Công ty dược phẩm Purdue Pharma LP nộp đơn xin tổ chức lại tập đoàn nhằm dàn xếp các vụ kiện cấp bang và liên bang đang chống lại mình. Tối 15/9, ban lãnh đạo Purdue Pharma LP, hãng dược phẩm sản xuất thuốc giảm đau kê đơn OxyContin đã họp và quyết định nộp đơn lên tòa xin phá sản...