Vụ kiện “lưỡi bò” bước vào giai đoạn nước rút
Vụ kiện do Philippines khởi xướng nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông đang bước vào giai đoạn nước rút với sự chuẩn bị ngày càng kỹ lưỡng của Manila. Cho dù kết quả là như thế nào thì cuộc chiến pháp lý này sẽ mang một giá trị về mặt chính trị và đạo đức không hề nhỏ.
Hãng tin Reuters cho hay, vụ kiện “đường lưỡi bò” đang tiến triển nhanh chóng. Theo đó, dù gặp phải một áp lực rất lớn từ Bắc Kinh, phía Manila vẫn dũng cảm đi nước cờ pháp lý trên Biển Đông. “Philippines đã đầu tư không nhỏ cho con đường pháp lý nhằm đảm bảo cho một kết quả có lợi nhất cho họ. Song, thách thức đối với Manila cũng rất lớn khi mà Bắc Kinh thậm chí còn chơi rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền trong thời gian gần đây”, học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định.
Philippines đang đứng trước ngưỡng cửa “bẻ gãy” đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông. Ảnh: ITLOS
Song, các quan chức Philippines khẳng định với Reuters rằng họ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật biển của Liên Hợp Quốc bởi tiến trình đạt được COC là quá chậm, sẽ đe dọa tới chủ quyền của các nước trong khu vực. Trong một buổi phỏng vấn không được tiết lộ thời gian cụ thể trong tuần qua, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: “Manila sẽ làm rõ các yêu cầu và quyền lợi của các bên tranh chấp để mang lại lợi ích cho khu vực và thế giới”.
Video đang HOT
Theo đó, nhóm phụ trách vụ kiện “lưỡi bò” phía Philippines cũng đang gấp rút hoàn thiện các bằng chứng và lập luận để chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn không hợp lệ với UNCLOS.
Trước đó, Manila từng tiết lộ sẽ thêm các chứng cứ cho thấy Bắc Kinh đang bê tông hóa bãi cạn Scarborough vào hồ sơ vụ kiện sẽ được gửi lên ITLOS trước tháng 3/2014.
Dẫn đầu nhóm chuyên trách này là luật sư Raul Hernandez (thuộc công ty luật Foley and Hoag có trụ sở ở Washington, Mỹ). Ngoài ra còn có một số chuyên gia luật khác, bao gồm: Giáo sư Philippe Sands, Giáo sư Alan Boyle, và Giáo sư Bernard Oxman đến từ trường Đại học Luật Miami. Tất cả họ đều tỏ ra lạc quan về tiến trình của vụ kiện.
Trên Reuters, học giả Ian Storey đánh giá: “Một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giúp nước này tự tin hơn trong việc sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền của họ cũng như giúp các nhà thầu nước ngoài thoải mái hơn khi đầu tư vào khu vực”. Nhưng quan trọng hơn cả, cho dù kết quả như thế nào, thì vụ kiện “lưỡi bò” sẽ tạo ra một ảnh hưởng không nhỏ về mặt chính trị cũng như tác động tới hình ảnh mà Trung Quốc xây dựng bấy lâu.
Theo AFP, phát biểu tại cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Trung Quốc và ASEAN giải quyết các tranh chấp càng nhanh càng tốt. Ông một lần nữa nhắc lại quan điểm của Washington về việc ủng hộ hòa bình, an ninh, tự do hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực, cũng như nhanh chóng xây dựng COC.
Theo Sông mới
Vụ kiện "đường lưỡi bò": Thẩm phán Ba Lan đại diện Trung Quốc
Thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak sẽ đại diện choTrung Quốctrong vụ kiện "đường lưỡi bò" ởbiển Đôngdo Philippines đứng đơn, theo một quan chức cao cấp của Manila hôm 24.3.
Báo mạng Rappler của Philippines cho biết, ông Pawlak được Chánh án Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định vào tuần trước sau khi Trung Quốc không chỉ định đại diện trong thời hạn 60 ngày, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS).
Tàu hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough - Ảnh: AFP
Bước đi kế tiếp của chánh án người Nhật là chỉ định 3 thành viên còn lại của ban trọng tài trong vòng 30 ngày.
Trước đó, thẩm phán người Đức và là cựu Chánh án ITLOS Rudy Wolfrum đã được chọn làm đại diện Philippines sau khi Manila đệ đơn khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1, theo Rappler.
Vào ngày 19.2, Trung Quốc đã chính thức từ chối tham gia vụ kiện, theo đó Bắc Kinh từ chối chỉ định đại diện tại ban trọng tài, buộc ITLOS phải tự chỉ định.
Theo quy định của UNCLOS, sau khi 5 thành viên của ban trọng tài được phê chuẩn, họ sẽ lắng nghe tranh luận của hai bên và đưa ra phán quyết.
Trong hai năm qua, Manila đã nhiều lần khiếu nại về các hành động ngày càng khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông.
Lập trường gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi cuộc đối đầu giữa tàu bè hai nước tại vùng biển xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough ở biển Đông vào năm ngoái.
Theo vietbao
Biển Đông: Manila quyết một "canh bạc" với Bắc Kinh Cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông đang bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc sau khi Manila tập hợp được một đội ngũ chuyên gia pháp lý cực kỳ xuất sắc để tiến hành vụ kiện chưa từng có trong tiền lệ. Đây là cuộc chiến tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và Philippines muốn...