Vụ kiện kéo dài 40 năm, đã thi hành án vẫn bị kháng nghị
Vụ tranh chấp dân sự thửa đất 13m2 có địa chỉ 589 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) kéo dài từ năm 1976; bản án phúc thẩm cuối cùng có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội đã được thi hành án gần một năm, thế nhưng VKSND tối cao vẫn ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm trong sự ngỡ ngàng của đương sự. Điều đáng nói là Kháng nghị này chưa thấu lý và không hợp tình!
Bị Kháng nghị giám đốc thẩm sau 1 năm thi hành án
Ngày 01/3/2014, Báo VietNamNet đã đăng tải bài viết “Một bản án vội vàng của TAND quận Tây Hồ?” phản ánh đơn thư ông Trần Sâm (SN 1969; HKTT tại số 589 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) bức xúc khi trở thành bị đơn trong vụ “Tranh chấp đòi nhà đất cho thuê, cho ở nhờ”.
Hiện trạng thửa đất tranh chấp trước khi chưa sửa chữa.
Ngay sau thời điểm bài báo được đăng tải, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm. Bản án dân sự phúc thẩm số 74/2014/DSPT ngày 07 và 14/4/2014 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 08 của TAND quận Tây Hồ buộc bị đơn phải thanh toán số tiền tương đương 13m2 cho nguyên đơn để tiếp tục được sở hữu, sử dụng nhà đất do không còn nơi ở nào khác.
Bản án có hiệu lực pháp lý, ông Sâm và hai em gái đã thi hành bản án và nộp số tiền 1,3 tỷ đồng (tương đương với giá trị diện tích đất 13m2 cho bên nguyên đơn theo kết quả định giá tài sản trong vụ án)
Ngôi nhà ở thời điểm hiện tại “trội” hơn 07m2 do gia đình ông Sâm cơi nới trong quá trình sử dụng hơn 40 năm.
Tuy nhiên, ngày 21/4/2015, gia đình ông Sâm bất ngờ nhận được Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/2015/KN-DS của VKSNDTC kháng nghị hủy bản án phúc thẩm nêu trên của TAND thành phố Hà Nội để giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ; mặc dù bản án đã có hiệu lực và đã được thi hành. Một lần nữa, gia đình ông Sâm lại đối mặt với hoàn cảnh không có chỗ ở.
Theo diễn biến vụ việc: thửa đất có tranh chấp gia đình ông Sâm đã sinh sống qua ba đời có nguồn gốc là cửa hàng buôn bán nhỏ của cụ Vũ Thị Bé (chồng là Vũ Duy Tốn). Cụ Bé cho ông nội ông Sâm là cụ Trần Văn Đán thuê ngày 26/9/1966 với diện tích 13m2 để làm nơi ở.
Năm 1976, cụ Bé có khởi kiện đòi nhà nhưng bản án dân sự số 429/DSPT ngày 23/10/1976 của TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện do gia đình cụ Bé vẫn có nhà đất rộng rãi để ở, theo tinh thần thực hiện ổn định chính sách về nhà cửa tại Thủ đô cho bên thuê nhà. Từ đó tới nay, gia đình ông Sâm tiếp tục sinh sống ổn định, lâu dài trên thửa đất này.
Video đang HOT
Sau gần 50 năm, theo quy định mới về việc không áp dụng thời hiệu về tranh chấp đất đai (Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011) nên các thừa kế của cụ Vũ Thị Bé (do bà Vũ Thị Nguyệt Thu làm đại diện) đã khởi kiện đòi nhà đối với bố ông Sâm – Trần Văn Sách. Quá trình giải quyết vụ án, không may bố ông Sâm qua đời nên ông Sâm và hai em gái kế thừa tham gia tố tụng, trở thành bị đơn trong vụ kiện.
Trải qua gần 50 năm, những tưởng sự việc đã được giải quyết, nhất là khi ông Sâm đã trực tiếp thi hành án, tuy nhiên, một lần nữa, cuộc sống của gia đình ông Sâm lại có nguy cơ đảo lộn sau khi VKSNDTC có Kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm của TAND TP. Hà Nội, giữ nguyên hiệu lực của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ!?
Kháng nghị Giám đốc thẩm căn cứ một chiều?
Theo ông Sâm: Kháng nghị của VKS NDTC không căn cứ trên những tài liệu pháp lý mà gia đình ông cung cấp cho các cấp tòa, chỉ căn cứ một chiều từ phía nguyên đơn.
Những căn cứ pháp lý này đã được TAND thành phố Hà Nội nêu rõ làm cơ sở để ra bản án phúc thẩm và đã được bị đơn thi hành án từ gần một năm trước (ngày 26/9/2014).
Căn cứ quan trọng trong vụ kiện này là hợp đồng thuê nhà năm 1966 ký giữa cụ Trần Văn Đán (ông nội ông Sâm) và cụ Vũ Thị Bé (mẹ nguyên đơn – bà Nguyệt Thu). Hợp đồng này đã được ký và có xác nhận tại Phòng quản lý nhà đất khu phố Ba Đình, phù hợp lời khai của cụ Bé tại Biên bản giải quyết việc đòi lại nhà số 115 khối Bưởi của Phòng quản lý công trình công cộng – UBHC khu Ba Đình vào năm 1974 đều xác định phần diện tích nhà đất thực tế đem cho thuê tại thời điểm cho cụ Trần Văn Đán thuê chỉ có 13m2.
Ông Sâm cho biết, trong quá trình xét xử sơ thẩm, TAND quận Tây Hồ đã không thu thập chứng cứ từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác định rõ diện tích ban đầu 13m2 cho thuê từ đời ông cha, nay là 20m2 do đâu mà mặc nhiên cho rằng diện tích cho thuê là 20m2 đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đã tôn tạo, cơi nới, mở rộng thêm 7m2, không thuộc diện tích cho thuê của mẹ nguyên đơn.
“Việc nguyên đơn kiện đòi lại 20m2 nhưng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào chứng minh cho phần diện tích chênh lệch hơn 7m2 là của bố mẹ nguyên đơn thì không thể kiện đòi lại 13m2 được. Việc TAND quận Tây Hồ chấp nhận trả cả 7m2 của chúng tôi tôn tạo, cơi nới, mở rộng là phí lý”.
Không đồng tình với Kháng nghị giám đốc thẩm của VKSNDTC, gia đình ông Sâm đã có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới Chánh án TANDTC.
Thái Bình
Theo_VietNamNet
Bài 55 vụ 194 phố Huế: TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung
Sau hơn 50 bài báo trên Dân trí lật tẩy hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, TAND TP Hà Nội đã chính thức chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959). Phiên xử công khai diễn ra từ ngày 7 - 8/7/2014.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo. Hành vi vi phạm pháp luật của Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã bịViện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội "Ra Quyết định trái pháp luật".
Trước sự bức xúc của công luận và quan điểm luận tội đanh thép của VKSND Tối cao, sau gần 1 năm thụ lý hồ sơ vụ việc, ngày 17/6/2014, TAND TP Hà Nội đã chính thức ra Quyết định số 267/QĐXX-HSST chốt lịch đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử. Theo đó, vụ án nghiêm trọng này sẽ được xét xử công khai vào 8h30 ngày 7/7/2014. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong 2 ngày 7-8/7/2014.
TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Theo Quyết định của TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959), hộ khẩu thường trú tại số nhà 37, ngõ Hậu Khuông, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo khoản 3 điều 296 Bộ luật hình sự.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa được phân công là ông Ngô Tiến Phong. Hội thẩm nhân dân gồm: ông Trần Hán và ông Hoàng Quang Thịnh. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là ông Nguyễn Việt Hà. Thư ký phiên tòa là ông Quản Việt Phương.
Có 3 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho vị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên tòa gồm: Luật sư Ngô Ngọc Thủy; Luật sư Bùi Quang Hưng và luật sư Nguyễn Trọng Tỵ.
Hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung vừa trắng trợn, vừa tinh vi đã được VKSND Tối cao chỉ rõ: "Việc ông Hoàng Ngọc Minh không sử dụng quyền khởi kiện tranh chấp về bán đấu giá tài sản ra tòa không ảnh hưởng đến việc xác định quyền cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA ngày 28/6/2011 đúng hay sai. Mặt khác bản thân Trịnh Ngọc Chung đã ký quyết định đình chỉ thi hành án số 32, 33/QĐTHA ngày 14/4/2011 sau khi ký quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo.
Hồ sơ vụ án thể hiện rất rõ trước và sau khi đấu giá nhà 194 phố Huế, gia đình ông Minh liên tục có đơn khiếu nại về các hành vi của Trịnh Ngọc Chung. Trong khi cấp thẩm quyền chưa giải quyết đơn khiếu nại của ông Hoàng Ngọc Minh thì ngày 27/4/2011, Trịnh Ngọc Chung đã ký thông báo số 03/TB-THA yêu cầu ông Đặng Văn Thoán là người trúng đấu giá chuyển số tiền 29.956.600.000 đồng vào tài khoản của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội.
Nội dung cáo trạng đã thể hiện rõ tại thời điểm Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có Kháng nghị giám đốc thẩm và yêu cầu tạm đình chỉ thi hành án với Quyết định 143/QĐST-KDTM, ông Đặng Văn Thoán đã nộp tiền vào tài khoản Công ty CP bán đấu giá Hà Nội nhưng Trịnh Ngọc Chung chưa thi hành án theo nội dung Quyết định 143/QĐST-KDTM, chưa trả số tiền này cho người được thi hành án mà vẫn để nguyên trong tài khoản của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội nên Trịnh Ngọc Chung đã làm thủ tục chuyển trả lại số tiền trên 31 tỷ đồng cho ông Đặng Văn Thoán, chỉ giữ lại 5% tiền đặt cọc để bảo lưu kết quả bán đấu giá.
Theo quy định của pháp luật, sau khi TAND Tối cao có quyết định số 18/2010/KDTM-GĐT ngày 21/12/2010 tuyên hủy Quyết định số 143/QĐST-KDTM của TAND TP Hà Nội, Trịnh Ngọc Chung phải ra quyết định đình chỉ việc thi hành Quyết định 143 nêu trên, chờ kết quả xét xử lại của TAND TP Hà Nội. Nhưng Trịnh Ngọc Chung lại tiếp tục ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA ngày 28/6/2011.
Như vậy việc cưỡng chế này không phải là thi hành án vì tại thời điểm đó không có bản án, hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật nào về nhà 194 phố Huế. Đó chỉ là quyết định nhằm thực hiện ý chí chủ quan của của cá nhân Trịnh Ngọc Chung".
Vì vậy, VKSND Tối cao đã từng bác đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự Trịnh Ngọc Cung của Tổng cục Thi hành án. VKSND Tối cao khẳng định Trịnh Ngọc Chung vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng.
Như vậy, sau đúng 3 năm tròn kể từ khi chấp hành viên Trịnh Ngọc Chungtổ chức cưỡng chế trái pháp luật nhà 194 Phố Huế, bất chấp các quy định của pháp luật, bị cáo sẽ bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử công khai về hành vi "Ra quyết định trái pháp luật".
Về thời gian chậm chễ đưa vụ án ra xét xử, trao đổi với PV Dân trí, luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòng luật sư Interla cho biết: Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật TTHS thì trong thời hạn tối đa không quá 6 tháng, Tòa án buộc phải mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung. Tuy nhiên cho đến nay, sau gần một năm kể từ khi bị truy tố theo Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A, Trịnh Ngọc Chung mới bị đưa ra xét xử. Đây là lần thứ 3 bị cáo này được hưởng những "đặc ân" từ sự chậm chễ do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 296 quy định về tội ra quyết định trái pháp luật như sau: 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, gia đình 194 Phố Huế khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP Hà Nội cố ý làm trái trong việc tự ý xử lý số tiền bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, không tuân theo các quy định pháp luật cũng như bản án có hiệu lực của Tòa án, ông Phạm Ngọc Minh - Phó trưởng phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án (Cục THA TP Hà Nội), đồng thời là chấp hành viên trực tiếp thụ lý sự việc cho biết chính bà Phùng Thị Thu Hiền, thủ quỹ Cục Thi hành án đã tự ý đem 5 tỷ đồng của bà Hồng trả cho phía ngân hàng. Hiện nay, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế, sau khi trừ đi nghĩa vụ phải thực hiện với ngân hàng còn lại là 23.857.968.126 đồng (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm, sáu mươi tám nghìn, một trăm hai mươi sáu đồng). Theo xác nhận của chấp hành viên Phạm Ngọc Minh: Ngoài 5 tỷ đồng do thủ quỹ tự lý lấy trả cho Ngân hàng mà không hề thông báo cũng như không hề có sự đồng ý của bà Hồng; số tiền còn lại hiện đang được gửi tại ngân hàng bằng sổ tiết kiệm mang tên chấp hành viên Phạm Ngọc Minh theo sự chỉ đạo của Cục trưởng Lê Quang Tiến. Luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: việc làm của Cục THA dân sự TP Hà Nội trong vấn đề xử lý số tiền bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế hoàn toàn không tuân theo quy định của pháp luật. Phía gia đình 194 Phố Huế cho biết dù nhiều lần gửi đơn thư đến Cục THA dân sự TP Hà Nội nhưng họ chưa hề một lần nhận được trả lời từ phía Cục trong suốt hơn một năm qua.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn tiến vụ việc.
Anh Thế
Theo Dantri
Dấu hiệu oan sai trong vụ tuyên tử hình Hàn Đức Long: TANDTC đã kháng nghị Báo Lao Động thời gian qua đã có loạt bài phản ánh những dấu hiệu oan trong vụ án xét xử ông Hàn Đức Long về tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Vừa qua, TAND Tối cao đã ra kháng nghị, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ bản án phúc thẩm và...