Vụ “kiện hòn đá”: Tòa cho tự thỏa thuận
Sau gần 1 ngày xét xử, chiều 17/12, TAND tỉnh Gia Lai đã “gợi ý” và đồng ý cho phía chính quyền UBND huyện Chư Sê được thỏa thuận với bà Trần Thị Sắc về việc giải quyết cục đá.
Ngày 17/12, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử vụ “hòn đá bị giam” mà nguyên đơn là bà Trần Thị Sắc (trú xã H’Bông, Chư Sê, Gia Lai) người đã phát hiện ra cục đá trong lúc đào ao ở vườn nhà mình. Còn bị đơn là ông Nguyễn Hồng Linh- Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, người đã kí quyết định tịch thu cục đá của bà Sắc.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, ngày 14/3/2012, sau khi đào ao nhà mình, gia đình bà Sắc phát hiện tảng đá lớn có hình dáng đẹp. Bà Sắc đã thuê xe cẩu hòn đá lên và mang về nhà người quen chùi rửa để chơi cảnh trong gia đình. Tuy nhiên, khi hòn đá vừa được “tắm rửa” sạch sẽ thì ngày 28/3/2012, bỗng dưng một đoàn cán bộ liên ngành huyện Chư Sê lên đến vài chục người đã kéo đến lập biên bản, tịch thu cục đá của bà Sắc để mang về UBND huyện chờ xử lý (?!).
Không chỉ vậy, bà Sắc còn bị chính quyền huyện phạt hành chính 2 triệu đồng vì vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc.
Quá bức xúc trước sự việc trái khoáy trên, bà Sắc đã làm đơn kiện Chủ tịch huyện để đòi lại công bằng cho gia đình mình.
Video đang HOT
Hòn đá của bà Sắc được trưng bày ở Quảng trường cho mọi người chiêm ngưỡng
Kết quả phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện Chư Sê, bà Sắc đã bị tòa bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên quyết định xử phạt của ông Chủ tịch huyện.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc chính quyền huyện tịch thu hòn đá của người dân là “trái với pháp luật và đạo lý”. Hội đồng xét xử cũng nhận xét, biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành tịch thu hòn đá cũng không khách quan. Ngay từ đầu Đoàn kiểm tra của huyện cũng không xác định được hòn đá trong vụ án là loại đá gì.
Còn phía bị đơn là chính quyền vẫn một mực giữ ý kiến cho rằng “việc tịch thu hòn đá là đúng”.
Không chỉ việc tịch thu hòn đá một cách không rõ ràng, mà trong lúc vụ việc vẫn chưa ngã ngũ thì chính quyền tỉnh Gia Lai đã mang hòn đá trên ra trưng bày gần Quảng trường Đại đoàn kết của tỉnh.
Chính vì vậy, tại phiên tòa, Chủ tọa cho rằng, việc bà Sắc yêu cầu UBND huyện trả lại cục đá là rất khó. Vì cục đá đang đặt tại Quảng trường Đại đoàn kết để cho nhiều người chiêm ngưỡng…
Cuối phiên xét xử, Hội đồng xét xử chưa tuyên án mà đã cho phiên tòa tạm hoãn trong vòng 15 ngày để 2 bên tự thỏa thuận. Nếu 2 bên không thỏa thuận được, Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục mở phiên tòa và tuyên án.
Thiên Thư
Theo Dantri
Nữ thẩm phán trẻ luôn làm chủ tình hình
Vẫn còn sớm khi đề cập đến bản lĩnh và "tài nghệ" điều khiển phiên tòa ở vụ "đại án" Vinalines của nữ thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Ngô Thị Ánh (SN 1974). Nhưng hai ngày xét xử liên tục vừa qua, điều mà các phóng viên và hầu hết người có mặt tại tòa đều ghi nhận là bà Ánh tuy trẻ tuổi nhất trong cả 8 thành viên HĐXX (kể cả thẩm phán và hội thẩm dự khuyết), nhưng lại đảm đương rất tốt vai trò chủ tọa.
Thậm chí, nữ chủ tọa xinh đẹp này còn là thẩm phán trẻ nhất của Tòa Hình sự - TAND TP Hà Nội hiện nay. Bà Ánh không vấp phải bất kỳ thiếu sót nào trong suốt thời gian phiên tòa diễn ra. Trái lại, nữ thẩm phán trẻ đẹp còn luôn làm chủ tình hình và điều khiển phiên xử dứt khoát, mạch lạc. Nói cách khác là thẩm phán Ngô Thị Ánh hoàn toàn xứng đáng để "cầm cân nảy mực" ở vụ "đại án" Vinalines.
Theo ANTD
Người chi tiền lại quả "Nắm dao đằng lưỡi" "Số tiền đó được chia theo chỉ đạo của Dương Chí Dũng là "Chia theo tỉ lệ 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em". Nhận được tiền, Sơn đã đưa 10 tỷ đồng cho Dương Chí Dũng làm 2 đợt; đưa cho Mai Văn Phúc làm 3 đợt và "bồi dưỡng" Trần Hữu Chiều 340...