Vụ “kiện hòn đá”: Tòa bác đơn kiện
Ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê, Gia Lai đã tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Sắc về việc yêu cầu trả lại hòn đá và hủy quyết định phạt hành chính đối với bà Sắc của UBND huyện Chư Sê.
Như Dân trí đã đưa tin, sau 1 ngày xét xử, đến sáng ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê đã ra quyết định giải quyết về vụ án. Ngoài bản án “không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Sắc”, TAND huyện Chư Sê còn khiến nhiều người thắc mắc khi không cho bà Sắc được nhận bản án sau khi Tòa tuyên như quy định của luật pháp.
Không chỉ vậy, Hội đồng xét xử đã đồng ý với cách giải quyết về hòn đá của UBND huyện Chư Sê và văn bản của UBND tỉnh Gia Lai về việc giao hòn đá cho Sở VH-TT-DL phối hợp với Bảo tàng tỉnh mang “tang vật” vụ án về Quảng trường tỉnh để trưng bày.
Trước quyết định trên của Tòa án, bà Sắc không khỏi bức xúc: “Tôi không phục quyết định của tòa án. Hòn đá là vật mà gia đình tôi phát hiện ở mảnh đất đã được cấp quyền sử dụng đất, được chính quyền xã đồng ý cho đào ao. Nhà ông Huấn- Phó Chủ tịch huyện có rất nhiều đá đẹp và quý sao không ai đến tịch thu? Mà lại tịch thu nhà tôi, họ tịch thu đá nhà tôi để làm gì? Chẳng lẽ tịch thu tài sản hợp pháp của một người dân để mang đi trưng bày? Tôi quyết sẽ kiện lên cấp cao hơn”.
Không chỉ tịch thu hòn đá một cách khó hiểu và mờ ám, mà trong các văn bản hành chính xử lý vụ việc liên quan đến hòn đá của chính quyền huyện Chư Sê đã được luật sư Võ Thị Tiết- người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Sắc nêu rõ những sai phạm cả về hình thức lẫn nội dung như: Biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành khai thác chế biến khoáng sản đối với cục đá này không nêu rõ đoàn trực thuộc cơ quan chủ quản nào; mỗi trang của văn bản không có chữ ký của người vi phạm và những người tham gia trong thành phần đoàn kiểm tra.
Còn về nội dung thì biên bản đề là kiểm tra về việc khai thác khoáng sản trên địa bàn xã H’Bông nhưng nội dung lại là biên bản tịch thu cục đá cảnh nêu trên chở về UBND huyện. Theo quy định, hành vi vi phạm hành chính diễn ra ở đâu thì biên bản phải được lập tại đó. Thế nhưng biên bản vi phạm hành chính đối với bà Sắc được lập tại phòng TN&MT huyện Chư Sê sau ngày phát hiện.
Video đang HOT
Dù đang là tang vật của một vụ án nhưng hòn đá do gia đình bà Sắc đào được lại được chính quyền địa phương mang ra trưng bày tại Quảng trường tỉnh
Điều đáng nói, mặc dù là tang vật của một vụ án, nhưng chính quyền huyện thay vì niêm phong và có văn bản niêm phong thì họ lại làm một cũi sắt để “giam” cầm trước trụ sở UBND huyện.
Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn cho Sở VH-TT-DL phối hợp với Bảo tàng tỉnh đưa hòn đá nguyên vẹn về trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết- TP.Pleiku (Gia Lai).
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi việc mang tang vật của một vụ án chưa được phán xét công minh ra trưng bày tại Quảng trường nơi đặt tượng đài Bác Hồ của các dân tộc Tây Nguyên liệu có hợp lý không trong khi chủ nhân của nó đang khởi kiện ra tòa án?
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Đình Viên -Trưởng phòng TN&MT huyện Chư Sê cho rằng: việc bà Sắc đào hồ lấy nước tưới tiêu trong đất dù đã được cấp giấy chứng nhận là sai luật vì làm đất biến dạng (?!).
Luật sư bảo vệ cho nguyên đơn cho rằng việc đào hồ của bà Sắc là hợp pháp vì trước khi đào hồ chứa nước bà Sắc đã được chính quyền xã H’Bông cho phép.
Trước sự việc trên, Hội đồng xét xử đã không công nhận các chứng cứ mà luật sư và bà Sắc đưa về việc vi phạm của chính quyền huyện Chư Sê nên đã bác đơn kiện của họ.
Thiên Thư
Theo Dantri
Chủ tịch huyện thắng kiện vụ "giam hòn đá"
Chủ tọa phiên tòa cho rằng các chứng cứ mà phía nguyên đơn đưa ra là không hợp lý và yêu cầu bà phải nộp án phí.
Sáng 22/8, TAND huyện Chư Sê (Gia Lai) tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Trần Thị Sắc (42 tuổi). Bị đơn trong vụ án này là ông Nguyễn Hồng Linh - Chủ tịch UBND huyện Chư Sê.
Bà Sắc kiện chính quyền xử phạt mình 2 triệu đồng vì hành vi "vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp" và tịch thu hòn đá mà bà phát hiện được trong quá trình đào ao tưới hồ tiêu trên đất hợp pháp của gia đình bà.
Đây là hòn đá bán quý thuộc dòng đá silic casidol (tổng trọng lượng 7.800kg) và có nhiều ở huyện Chư Sê. Theo các bằng chứng mà phía bà Sắc đưa ra và do các nhân chứng tiết lộ thì việc đào ao, phát hiện và đưa hòn đá này về làm đá cảnh là hoàn toàn hợp lý.
Bà Trần Thị Sắc rất phẫn nộ với kết quả xét xử của TAND huyện Chư Sê.
Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa, ông Hoàng Văn Tiến, lại cho rằng các chứng cứ mà phía nguyên đơn đưa ra là không hợp lý.
Quan điểm phía chính quyền huyện Chư Sê đưa ra và được phía tòa đồng tình là chính quyền xác định việc bà Sắc đào ao trong đất thuộc quyền sử dụng của bà để phục vụ tưới tiêu chống hạn cho cây trồng là vi phạm luật bởi làm biến dạng đất (mặc dù việc đào ao của bà Sắc đã được sự đồng ý bằng văn bản của UBND xã H'Bông).
Việc xét xử diễn ra trong hai ngày, nhưng thực chất chỉ diễn ra sáng 21/8. Theo đó, TAND huyện Chư Sê tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện "Yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính" của bà Trần Thị Sắc. Bà Sắc phải nộp án phí 200.000 ngàn đồng.
Trao đổi sau phiên tòa, bà Sắc tỏ ra rất bức xúc và cho biết bà sẽ làm đơn kháng cáo.
Theo Lao động
Án chung thân cho vũ sư giết người tình man rợ Sau khi vừa ngủ chung với người tình, trong lúc cả 2 xảy ra mâu thuẫn, ông Hưng đã giết người tình, cột tay chân bỏ vào bao tải rồi chở mang ra suối để thủ tiêu Ngày 19/7, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt mức án chung thân đối với bị cáo Vũ...