Vụ kiện đau lòng của bà mẹ mất con mới sinh khi đang cho bú ở bệnh viện và lời cảnh báo khẩn thiết cho các mẹ
Cố gắng làm mọi thứ để con được phát triển tốt nhất kể từ giây phút con lọt lòng, vậy mà đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của mẹ cũng có thể gây hại cho con mà không biết. Đây là thói quen cho con bú ẩn chứa nguy hiểm đáng sợ mà nhiều bà mẹ vẫn vô tư làm.
Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi người mẹ đặt con nằm cạnh để cho bú nhưng dường như các bà mẹ vẫn chưa ý thức được hậu họa. Mới đây, một vụ việc tương tự nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo các bà mẹ về thói quen cho con nhỏ bú sữa mẹ. Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Hoàng gia Bolton, thành phố Greater Manchester (Anh) từ giữa năm ngoái.
Theo đó, vào ngày 27/8/2017, cô Ann Bradley hạ sinh con trai Louie Francis Bradley tại bệnh viện Hoàng gia Bolton. Trong phiên tòa diễn ra mới đây, cô Ann kể rằng sau khi sinh con, cô cảm thấy lo lắng và kho khăn khi cho con bú sữa mẹ. Vì vậy cô quyết định ở lại bệnh viện thêm một đêm nữa để các y tá giúp đỡ.
Bà mẹ cho con bú nhưng vì mệt quá nên ngủ thiếp đi, đến khi tỉnh dậy thì con đã qua đời.
Ann nói: “Tôi rất vui vì được ở lại bệnh viện thêm một đêm, đó là cách tốt nhất vì tôi vẫn còn lúng túng khi cho con bú”.
Các y tá tại bệnh viện đã hướng dẫn Ann cách cho con bú ở tư thế nằm nghiêng. Cô thực hiện theo nhưng vì quá mệt mỏi sau khi sinh con, Ann đã ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay. Đến khi giật mình tỉnh giấc, cô hốt hoảng thấy con trai mình mặt trắng bệch, người mềm oặt và đã tắt thở. Bác sĩ kết luận cậu bé Louie mới 1 ngày tuổi ấy bị bị tắc nghẽn đường thở ngẫu nhiên trong lúc bú nên đã tử vong.
Giải thích về lời khuyên của mình, nữ y tá Jane Westhead người đã hướng dẫn Ann kỹ thuật cho con bú ở tư thế nằm nghiêng, cho biết đúng là cô đã hướng dẫn Ann cách cho con bú như vậy nhưng cô cũng đã cảnh báo Ann về mối nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Điều tra viên John Pollard thì cho rằng những lời khuyên và cảnh báo của y tá này cực kỳ mâu thuẫn bởi cơ thể người mẹ sẽ rất mệt mỏi sau sinh và dễ dàng ngủ quên và đè lên con nhỏ nằm bên cạnh. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu bệnh học, tiến sĩ Melanie Newbould cũng phát hiện ra rằng bé Louie không hề có dấu hiệu bị viêm phế quản và các triệu chứng của cảm lạnh thông thường vào thời điểm bé qua đời.
Gần đây tại tòa án Bolton Coroner, ông Pollard đưa ra kết luận: “Vào ngày 27/8/2017, bé trai Louie Francis Bradley tử vong vì tắc nghẽn đường hô hấp lúc mẹ cho bú, cậu bé không có dấu hiệu bị viêm phế quản và các triệu chứng cảm lạnh”. Hiện tại, tòa án vẫn đang tiếp tục điều tra để quy kết trách nhiệm cho người có liên quan.
Video đang HOT
Angela Helleur, một chuyên gia nữ hộ sinh và giám đốc điều dưỡng cho Lewisham và Greenwich NHS Trust, nói: “Chúng ta không có lời khuyên thống nhất rằng mẹ nên cho con bú ở đâu mới là đúng nhưng có một lời khuyên quan trọng cần đưa ra là nếu các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ thì tốt nhất là đặt con nằm trong cũi hoặc có người khác chăm sóc”.
Đây không phải lần đầu tiên có trường hợp đáng tiếc như vậy xảy ra. Vào năm 2016, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về một vụ việc đau lòng ở thành phố Hàng Châu. Vào lúc 5h30 phút buổi sáng 7/11, một em bé sơ sinh được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng chân tay lạnh toát, không có dấu hiệu tim phổi hoạt động. Sau một giờ nỗ lực cứu chữa, các bác sĩ không thể cứu được tính mạng em bé.
Bà mẹ ở Trung Quốc cũng gặp phải tình huống tương tự.
Người mẹ này thường thức giấc giữa đêm để cho con bú. Hôm đó, vì quá mệt mỏi và buồn ngủ, người mẹ đã không ngồi dậy bế con cho bú mà vẫn nằm để cho bé bú trực tiếp ngay bên cạnh. Sau đó, bà mẹ trẻ này ngủ thiếp đi mà không biết gì. Đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau, cô giật mình tỉnh giấc và sợ hãi khi phát hiện ra con mình nằm bất động từ bao giờ không hay.
Theo bác sĩ Chen, người trực tiếp cấp cứu ca bệnh này chia sẻ: “Sữa tiết ra không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến khí quản, gây nghẹt thở và có thể là nguyên nhân gây tử vong cho em bé”.
Lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú
Những đứa trẻ sơ sinh với cơ thể nhỏ bé và vô cùng yếu ớt nên chỉ cần một sơ suất nhỏ của người lớn cũng có thể gây nguy hiểm, cướp đi tính mạng của con trẻ. Việc cho con bú tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến trẻ bị sặc sữa, ngạt thở và tử vong. Vậy nên để đảm bảo an toàn, các mẹ nên chú ý những điều sau khi cho con bú:
- Cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau sẽ giúp bà mẹ thoải mái hơn, không bị mỏi và đau lưng sau khi sinh. Thế nhưng các mẹ vẫn phải chú ý tư thế của cả mẹ và con để em bé có thể bú được nhiều sữa nhất mà không bị ngạt hoặc sặc sữa.
- Mẹ nên để con hướng mặt vào bầu sữa mẹ nhưng đứng áp sát quá khiến phần mũi con bị ép chặt vào ngực mẹ gây ngạt thở. Một tay đỡ đầu của con.
- Nếu có cho con bú vào ban đêm thì tốt nhất là nên ngồi để tránh tình trạng mẹ ngủ gật, ngủ quên rồi đè vào người con. Bên cạnh đó, việc cho con ăn buổi đêm tuy rất mệt mỏi những cũng không được nôn nóng, thúc giục trẻ bú nhanh.
- Cởi bớt quần áo của bé khi cho con bú vì khi đó trẻ rất dễ bị nóng, ra nhiều mồ hôi.
- Vừa cho con bú mẹ có thể nhẹ nhàng xoa, vuốt lưng để con tránh bị sặc.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhận biết và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh có tắc nghẽn đường thở kéo dài không hồi phục hoàn toàn khiến người bị COPD sẽ mang bệnh suốt đời.
Khói thuốc lá, thuốc lào là tác nhân hàng đầu gây COPD - NGUYÊN MI
Tuy nhiên, các chuyên gia hô hấp cho biết về có thể tránh mắc bệnh, những người đã mắc bệnh khi được tư vấn và điều trị đầy đủ sẽ có cuộc sống tốt hơn, bệnh tiến triển chậm hơn.
Thứ hạng cao trong 10 bệnh thường gặp
COPD là bệnh thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh được xếp hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Dự báo đến năm 2020 bệnh sẽ đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. COPD đang đứng hàng thứ 6 trong 10 bệnh thường gặp nhất, tuy nhiên, trong thời gian tới, trong khi tất cả các nguyên nhân khác đều có tỷ lệ tử vong giảm dần thì COPD cùng với tai nạn giao thông và ung thư được dựa báo là 3 nguyên nhân có tỷ lệ tử vong gia tăng và đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do COPD đứng hàng thứ 3 trong tất cả các nguyên nhân gây tử vong.
Ở VN một số nghiên cứu từ những năm trước cho thấy tỷ lệ mắc COPD chung cho cả hai giới là 4,2%. Tỷ lệ mắc COPD trong dân cư thành phố Hà Nội khoảng 2%, ở Hải Phòng khoảng 5%. Trong một số đơn vị điều trị COPD cũng là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất tại các khoa bệnh phổi. Tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân mắc COPD chiếm khoảng số bệnh nhân điều trị.
Tổn thương phổi trong bệnh COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2 mm, và nhu mô phổi. Ở giai đoạn nặng, bệnh không chỉ gây tổn thương ở phổi và phế quản mà còn gây tổn thương trên tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể như ở tim, cơ, xương, tâm thần....
Những nguy cơ gây mắc COPD
Ai cũng có thể mắc bệnh COPD, tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tăng lên nhiều lần ở những người có các yếu tố tố từ môi trường: hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào (chiếm hơn 90% các trường hợp mắc. Khoảng 20 - 30% số người hút từ trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của bệnh COPD), khí thải, khí độc công nghiệp. Hoặc bản thân có các thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin.
Bệnh COPD do tiếp xúc bụi nghề nghiệp gặp ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân làm việc tại các xưởng đúc, xưởng luyện kim, công nhân xây dựng, thợ dệt, nông dân... là những người phơi nhiễm thường xuyên với các yếu tố kích thích phế quản (khí độc, xi măng, các sản phẩm của than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp) có nguy cơ cao bị mắc COPD.
Ô nhiễm đô thị và ô nhiễm trong nhà không phải là các nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh.
Phòng và kiểm soát COPD
COPD là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn và tiến triển nặng dần nhưng việc điều trị sẽ giúp làm chậm lại tốc độ tiến triển nặng lên thông qua việc dùng thuốc đúng cách và đầy đủ, tránh tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào, cần tránh cả hít phải khói thuốc do người khác hút rồi thải ra (hút thuốc thụ động).
Nếu bệnh nhân COPD vẫn tiếp tục hút thuốc, vẫn hít phải khói thuốc, tiếp tục hít phải khói bếp than... sẽ khiến niêm mạc đường thở thường xuyên bị kích thích, bị viêm, phù nề ngày càng nhiều, dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều, cơ trơn phế quản bị co thắt thường xuyên khiến bệnh ngày càng nặng thêm, thường xuyên ho cơn, khó thở... lâu ngày, lồng ngực bị ứ khí thường xuyên và trở nên căng phồng.
Yếu tố và triệu chứng mắc COPD:
- Người trên 40 tuổi hút thuốc lá, thuốc lào> 10 năm;
- Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm;
- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp;
- Khó thở nặng dần theo thời gian;
- Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm;
- Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng.
Theo thanhnien.vn
Hạt chôm chôm - Lại thêm 1 hung thần khiến bé trai 7 tuổi hóc nghẹn và mất mạng Thêm một trường hợp trẻ nhỏ tử vong vì hóc nghẹn hạt chôm chôm khiến các bậc cha mẹ phải cẩn thận hơn nữa vì sự an toàn của con em mình. Có lẽ mùa hè bây giờ lại trở thành mùa lo lắng của các bậc cha mẹ, bởi đây là mùa mà các loại hoa quả, trái cây phát triển và...