Vụ kiện con trâu đi ‘thẩm mỹ viện’ hy hữu
Dù con trâu của lão nông miệng vẫn lành lặn nhưng vị trưởng công an xã đi cùng cứ một mực bảo rằng “con trâu này đã được dắt đi thẩm mỹ viện”.
Vụ kiện con trâu sứt miệng gây nhiều tranh cãi
Hai con trâu trị giá 4 cây vàng là tất cả vốn liếng sau bao năm trời phơi lưng ngoài ruộng của lão nông dân nghèo. Bỗng một ngày, tai họa trên trời rơi xuống khi có người đến tận chuồng cho rằng là trâu của mình. Dù con trâu của lão nông miệng vẫn lành lặn nhưng vị trưởng công an xã đi cùng cứ một mực bảo rằng “con trâu này đã được dắt đi thẩm mỹ viện”. Câu chuyện hi hữu xảy ra đã hơn 16 năm, nhưng hậu quả thì còn đến bây giờ.
Bỗng dưng bị nghi mua trâu trộm
Hơn 16 năm trước, ông Lê Thanh Hùng (SN 1964, ngụ xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) vẫn còn là một thanh niên khỏe mạng. Vốn xuất thân là một nông dân với hơn 10 công ruộng trong tay, cuộc sống gia đình này tương đối đầy đủ, êm ấm. Để cải thiện kinh tế gia đình, ông còn sắm thêm một chiếc máy tuốt lúa để tranh thủ kiếm thêm thu nhập.
Sau vài năm làm ăn, nhận thấy kinh tế gia đình vẫn chưa như mình mong đợi. Lại thêm phần suy nghĩ cho tương lai của những đứa con sau này, người đàn ông này tính thêm chuyện đầu tư làm ăn lâu dài. Sau khi khảo sát, tham khảo nhiều ý kiến của người thân. Ông Hùng quyết định gom góp vốn liếng đầu tư tậu 2 con trâu để làm ăn. “Thời đó, gia đình nào làm nông mà có được con trâu là như bây giờ có được chiếc xe hơi. Trâu có giá vì giúp được nhiều cho nhà nông, khi cày bừa, khi kéo lúa. Thời buổi ấy đâu có nhiều máy móc như bây giờ”, ông bùi ngùi nhớ lại.
Ông Hùng được một người bạn thân có kinh nghiệm nuôi trâu ở xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận giới thiệu một cặp trâu “chiến”. “Cặp trâu này là hai con đực, con 6 tuổi, con 3 tuổi. Giá cặp trâu này là 4 cây vàng. Nhìn chúng khỏe mạnh và đẹp mã, tôi nhìn là ưng liền nên đồng ý mua ngay”, ông Hùng thuật lại. Rước cặp trâu về nhà, ông Hùng chăm sóc như “trứng mỏng”. Để trâu được khỏe mạnh, ông thuê hẳn một người có kinh nghiệm. Sau gần 2 năm trời cho trâu “nghỉ dưỡng” thật khỏe mạnh, ông Hùng mới vững tâm dắt trâu đi làm thuê.
“Tôi chuẩn bị mọi thứ chu toàn là thế. Những tưởng hai con trâu sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập. Có ngờ đâu, ngay lần đầu tiên dắt trâu đi làm ăn xa lại bị người ta nói tôi mua phải trâu bị ăn trộm. Đến giờ nghĩ lại vẫn con đau lắm”, ông ngậm ngùi. Năm ấy, sau khi vụ lúa đông xuân ở xã mình đã thu hoạch xong, hai con trâu của ông Hùng được mang sang xã Vĩnh Bình Nam để tiếp tục kéo lúa. Tuy nhiên, chỉ mới ngày đầu tiên qua xã bạn, ông Hùng đã gặp phải sự cố: “Lúc tôi mang trâu qua xã Vĩnh Bình Nam thì trời cũng đã tối. Tôi xin ở nhà tại nhà của người bạn ngày xưa giới thiệu trâu cho mình. Tôi tính cho trâu nghỉ ngơi vài hôm, phần nữa còn phải đi kiếm người thuê thì mới làm việc được. Đêm đó, tôi sai đứa cháu đi cùng buộc trâu ngoài chuồng còn mình thì ngồi lai rai với bạn. Đến quá nửa đêm, đang ngủ tự nhiên nghe tiếng chó sủa lớn ngoài chuồng trâu. Tôi và bạn lật đật đốt đuốc chạy ra xem sự tình, thấy một nhóm khoảng 5 người cầm đuốc, đang chỉ trỏ vào cặp trâu của tôi”.
Khi ông Hùng hỏi nguyên cớ thì một trong nhóm người này xưng là công an xã và ấp đi kiểm tra trâu. Bất ngờ vì trâu mình tự dưng bị kiểm tra, ông Hùng gặng hỏi. Một thanh niên bước ra nói chuyện. Người thanh niên này tên Châu Văn Sum, chỉ vào con trâu 3 tuổi: “Con trâu này nhà con mất gần 2 năm về trước. Lúc mất không biết ai bắt trộm. Nay nhìn dáng trâu con nhận ra ngay là trâu nhà mình”. Sau vài phút bình tĩnh, ông gặng hỏi: “Anh lấy bằng chứng nào mà nói trâu này là trâu nhà anh?”. Người thanh niên đáp: “Trâu nhà con ngày xưa bị người ta chém tét miệng, vết chém rất sâu”.
Nghe đến đây, ông Hùng thở phào nhẹ nhõm vì con trâu của ông miệng bình thường, không có một vết sẹo nào. Đang phấn khởi soi đèn vào miệng trâu để giải thích thì ông như té ngửa khi nghe một người trong đoàn phán: “Đây đúng là trâu của nhà anh Sum bị mất. Anh đã đem trâu đi thẩm mỹ để vá môi”. Người phán câu nói “giật gân” này là ông Trương Thành Trung, Trưởng công an xã Vĩnh Bình Nam lúc bấy giờ.
Video đang HOT
Công an huyện đổ lỗi cho người lãnh đạo tiền nhiệm
Ông Hùng hết lời giải thích, thậm chí còn tính chuyện đi tìm người bán trâu năm xưa để làm cho ra lẽ. Vị trưởng công an kia vẫn gạt phăng đi, cương quyết lập biên bản giữ trâu cùng giấy tờ tùy thân của ông Hùng. Chưa dừng lại, vị công an này còn cho rằng ông Hùng tiêu thụ trâu ăn trộm nên cấm không cho rời khỏi địa phương. “Lúc đó, ông bạn của tôi cũng đứng ra làm chứng, lý giải đủ điều nhưng không ăn thua gì. Ông công an này đều gạt phăng hết. Cặp trâu của tôi vẫn bị dắt đi. Lúc này tôi lo lắm, nhưng vẫn vững tin vì trâu mình có nguồn gốc rõ ràng”, lời ông Hùng.
Qua ngày hôm sau, ông Hùng nhận được thông báo đôi trâu của mình sẽ bị “tạm giữ”. Còn ông bị cấm rời khỏi nhà của người bạn mình. Vụ án “trâu tét môi đi thẩm mỹ” sẽ được điều tra trong 7 ngày. Thời gian này, đôi trâu của ông Hùng sẽ nhờ bạn chăm sóc với tiền công là 30 ngàn đồng một ngày. Vị công an xã buộc ông Hùng phải giao kết ai thua trong vụ việc này sẽ trả tiền nuôi trâu. Sau 7 ngày điều tra mà không có kết quả, vụ việc tiếp tục được chuyển lên công an huyện giải quyết. Thời gian thẩm vấn kéo dài 81 ngày.
Sau bao ngày điều tra mà không có kết quả, công an không thể nào tìm được chứng cứ buộc tội ông Hùng tiêu thụ trâu gian. Cuối cùng, đôi trâu được trở về chủ cũ nhưng giấy tờ tùy thân của ông Hùng thì không trả. Ba tháng trời bỗng dưng không được làm việc, lại phải hứng chịu mọi điều tiếng xấu xa, ông phẫn chí đâm đơn kiện những người có chức quyền đã gây ra nỗi oan cho mình. Nhớ lại, ông Hùng vẫn chưa hết bức xúc: “Gia đình của anh Sum cũng biết lý lẽ, không đòi trâu nữa. Nhưng không hiểu vì sao, ông công an xã kia cứ một mực bảo tôi mua trâu gian. Tự dưng tôi bị giữ trâu trong suốt 3 tháng trời. Tôi thất thu biết bao nhiêu, lúc được trả trâu mà giấy chứng minh không được trả, tôi đâu thể đi làm ăn xa được. Cuối cùng họ không chứng minh được tôi phạm tội. Họ phải đền bù cho tôi mới phải”.
Tại phiên sơ thẩm vào tháng 9/1999, TAND huyện Vĩnh Thuận phân tích đôi trâu này là của ông Hùng. Dù vậy, ở trước tòa, vị công an xã Trương Thành Trung vẫn một mực: “Trâu anh đi thẩm mỹ để vá môi”. Tòa tuyên bố ông Hùng thắng kiện. Ông Trung phải bồi thường những ngày công lao động của đôi trâu với giá 200 ngàn đồng/ngày và trả lại giấy tờ tùy thân. Dù tòa đã tuyên án, nhưng phải đến 1 năm sau, ông Trung mới chịu bồi thường 7 ngày công lao động. Ông Trung cũng bị cách chức trưởng công an xã vì những lời vu oan.
Dù sự việc xảy ra đã quá lâu, nhưng đến nay ông Hùng vẫn chưa hết bức xúc: “Còn 81 ngày công của cặp trâu tôi nữa. Đúng lý ra công an huyện Vĩnh Thuận phải bồi thường cho tôi. Vậy mà họ lấy lý do vị trưởng công an huyện năm đó đã chuyển đơn vị nên giờ muốn gì thì cứ đi tìm ông ấy. Tôi cũng đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi nhưng mười mấy năm qua vẫn không có kết quả”.
Sau vụ kiện hi hữu, gia cảnh ông Hùng lâm vào cảnh khó khăn. Đôi trâu được trả về, ông cũng không thể đi làm ở đâu xa vì không có giấy chứng minh. Ông chán nản bán luôn đôi trâu. Một năm trở lại đây, ông lên huyện Long Mỹ, Hậu Giang để làm nghề phụ hồ. Hết việc, ông lại cùng vợ khăn gói lên TP.HCM để làm thuê, cứ góp được ít tiền lại đi khắp nơi gõ cửa các cơ quan để đòi lại công bằng.”Nhiều người khuyên tôi nên bỏ qua để chú tâm làm ăn lại. Nhưng càng nghĩ tôi càng ấm ức nên càng quyết tâm theo đến cùng”, ông kiên quyết.
Theo Xahoi
Vụ thai nhi chết lưu: 'Xin lỗi, sự cố ngoài ý muốn'
Liên quan đến vụ việc bác sỹ chẩn đoán thai phụ bị rối loạn tiêu hóa buổi sáng, buổi chiều siêu âm phát hiện thai chết lưu, lãnh đạo Bệnh viện ĐK Cần Thơ đã mời gia đình lên làm việc và có lời xin lỗi chính thức.
Nạn nhân trọng vụ việc này là sản phụ Đoàn Thị Ca Cao (SN 1992), quê ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang.
Khoảng 14h ngày 4/3, sản phụ Cao nhập viện chờ sinh, nhưng bác sỹ tại Bệnh viện ĐK Cần Thơ ban đầu chẩn đoán bệnh nhân đau bụng là do: "Rối loạn tiêu hóa". Nhưng, đến 19h cùng ngày, sản phụ Cao được bác sỹ chẩn đoán thai nhi tim ngưng đập, buộc mổ cấp cứu sản phụ.
Bệnh viện xin lỗi gia đình
Chiều 6/3, trao đổi với PV TS, anh Võ Thanh Hoàng (chồng sản phụ Ca Cao), cho biết, lãnh đạo bệnh viện đã mời anh lên làm việc và giải thích nguyên nhân dẫn đến vợ chồng anh mất con trai 36 tuần tuổi.
Anh Võ Thanh Hoàng (chồng sản phụ Ca Cao) vẫn buồn bã, thất vọng về đội ngũ bác sỹ tách trách khiến con trai anh chết oan.
"Buổi làm việc khoảng 15 phút, có một phó giám đốc, bác sỹ Nhựt (Trưởng Khoa sản); bác sỹ Hồng Quốc Thích người thăm khám cho vợ tôi lần đầu", anh Hoàng nói.
Anh Hoàng thuật lại lời ông phó giám đốc là: "Chúng tôi xin lỗi gia đình. Đây là sự cố ngoài ý muốn của bệnh viện. Do bệnh lý phát triển quá nhanh, dẫn tới thai nhi nhau bong non và đứa bé chết trong bụng mẹ...".
Cũng theo anh Hoàng, bác sỹ Thích có giải thích lại quy trình thăm khám cho vợ mình rằng, thời điểm thăm khám chưa phát hiện sản phụ có dấu hiệu sinh, nên chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, kê đơn thuốc về uống và hẹn ngày tái khám.
Sau cùng, lãnh đạo bệnh viện hỏi anh Hoàng có ý kiến và nguyện vọng gì không? Anh kiến nghị: "Đề nghị lo toàn bộ chi phí cho vợ tôi từ ngày nhập viện đến lúc ra viện. Ngoài ra đề nghị hỗ trợ một phần kinh phí để gia đình hỏa táng, gửi tro cốt lên nhà chùa".
Đại diện bệnh viện làm việc với gia đình cho biết, qua những ý kiến từ gia đình sẽ ghi nhận và bàn bạc với Ban giám đốc của bệnh viện để có hướng giải quyết.
Thai nhi chưa có dấu hiệu sanh thì... chết lưu
Trao đổi với báo chí, BS Nguyễn Minh Vũ - Trưởng Phòng Kế hoạch và Tổng hợp, Bệnh viện ĐK Trung ương Cần Thơ cho biết, sản phụ Đoàn Thị Ca Cao vào đăng ký khám lúc 11h45 phút và ra viện 13h55 phút ngày 4/3.
BS.CKII. Hồng Quốc Thích, chẩn đoán, thai lần 2, vết mổ cũ, rối loạn tiêu hóa.
A2. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nơi xảy ra vụ việc. Lãnh đạo bệnh viện làm việc với gia đình nạn nhân thì có lời xin lỗi, nhưng trả lời báo chí thì mặc nhiên không thừa nhận sai sót.
Thời điểm khám sản phụ chưa có dấu chuyển dạ, âm đạo không ra huyết, chưa có cơn co tử cung.
&'Siêu âm: Thai sống, cử động thai và tim thai, dự sanh 4/4.
Sau đó, BS Thích đã cấp toa thuốc cho sản phụ điều trị ngoại trú.
Nhưng đến 19h30 phút cùng ngày, sản phụ lại nhập viện trong tình trạng: bệnh tỉnh, da niêm hồng nhạt, tim đều, phổi trong, bụng tăng trương lực, ra huyết âm đạo. Siêu âm: thai chết. Máu tụ sau nhau, thai 36 tuần.
Các bác sỹ phẫu thuật lúc 20h10 phút, với chẩn đoán nhau bong, thai chết, vết mổ cũ và rối loạn đông máu.
Trong một diễn biến khác, trước đó sản phụ Cao có vào trạm Y tế xã Xà Phiên thì ở đây cho biết có dấu hiệu chuyển dạ sinh, nhưng vào khám ở Bệnh viện ĐK Trung ương Cần Thơ lại không phát hiện có dấu hiệu sinh.
Về vấn đề này, trả lời báo chí qua e-mail, ông Vũ viết: "Lần tái khám thứ nhất, bác sỹ khám ghi nhận không ra huyết, cổ tử cung khép, không có cơn gò. Siêu âm thai sống, cử động và tim thai bình thường. Do đó kết luận chưa có dấu sinh".
Quốc Huy
Theo_VietNamNet
Một thai nhi chết lưu sau khi thai phụ đến khám ở bệnh viện Ngày 5.3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương (ĐKT.Ư) Cần Thơ cho biết bệnh viện này đang làm rõ vụ việc một thai nhi chết lưu sau khi người mẹ đến khám tại khoa Sản. Sản phụ Đoàn Thị Ca Cao đang được điều trị ở khu hậu phẫu Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Trang (ngụ ấp 7,...