Vụ kiện 3 con gà qua nhà hàng xóm
Ba con gà nhà này qua nhà kia, nhà kia bắt treo trước nhà và báo trên Facebook gà của ai thì đến nhận. Do không ai nhận nên họ đem cho người khác. Vậy là người cho gà bị kiện.
TAND huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp vừa xét xử vụ án dân sự về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm giữa bà Na và bà Tú. Nội dung vụ kiện bắt đầu từ chuyện mất gà của nguyên đơn.
Biết hàng xóm giữ gà nhưng không qua nhận
Trong đơn khởi kiện, bà Na trình bày vào 24.4.2018, bà bị mất ba con gà, trong đó có hai con gà mái (một con nặng 3,3 kg, một con nặng 1,3 kg) và một con gà trống nặng 1,7 kg. Bà chỉ còn lại một con gà mái đang ấp trứng. Tất cả do bà nuôi và tự cân trọng lượng.
Theo bà Na, thông thường bà nhốt gà trong chuồng nhưng ngày 24.4.2018 do trời nắng nóng nên bà thả gà đi rong. Sau khi phát hiện bị mất ba con gà, bà nghe hàng xóm nói gà của bà bị bà Tú nhốt tại nhà bà. Bà không biết chúng có vào nhà bà Tú phá đồ đạc và phóng uế hay không. Mặc dù bà và bà Tú nhà gần nhau nhưng do hai bên có mâu thuẫn từ trước nên bà không đến nhận lại gà mà bà đi báo Công an xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự giải quyết.
Công an xã Bình Thạnh mời bà Tú để giải quyết vụ việc nhưng bà không đến, mãi đến ngày 2.7.2018 bà Tú mới đến. Theo biên bản làm việc tại Công an xã Bình Thạnh, bà thừa nhận có bắt ba con gà của bà Na với đặc điểm như trên, sau đó bà treo gà lên cây để “gà của ai thì người nấy đến nhận”. Trong thời gian một tháng, không thấy ai đến nhận thì bà… đem ba con gà này cho người khác.
Nay bà Na yêu cầu tòa án buộc bà Tú phải bồi thường thiệt hại cho bà giá trị ba con gà theo giá thị trường là 6,3 kg x 110.000 đồng/kg = 693.000 đồng.
Treo gà trước sân và “treo” trên Facebook
Phía bị đơn – bà Tú thì trình bày khoảng tháng 4.2018, bà có thấy ba con gà vào nhà bà phá đồ đạc và phóng uế bừa bãi. Bà có mời một số người đến làm chứng, sau đó bắt ba con gà treo trước cửa nhà bà và thông báo cho nhiều người xung quanh gà của ai thì đến nhận.
Bà Tú cho biết bà còn đăng Facebook để tìm chủ nhân ba con gà và buộc chủ khi đến nhận gà phải cam kết nhốt lại, không để gà đến phá đồ đạc, phóng uế trong nhà bà nữa. Tuy nhiên, do lâu quá mà không thấy ai đến nhận số gà này nên bà đã cho người khác.
Khi làm việc tại Công an xã Bình Thạnh, bà Tú thừa nhận có bắt ba con gà nhưng không rõ là gà của ai và trọng lượng bao nhiêu. Bà xác nhận trang Facebook tên “xxx K yyy” là của bà sử dụng lúc bà đang giữ ba con gà. Việc bà Na tự ý in hình ảnh từ trang Facebook cá nhân của bà là bà không đồng ý.
Tóm lại, bà Tú không đồng ý bồi thường cho bà Na vì cho rằng mình không trộm cắp gà.
Tòa xử buộc bà Tú phải bồi thường
Sau khi nghe hai bên trình bày và thẩm tra các chứng cứ liên quan, HĐXX TAND huyện Hồng Ngự nhận định xét yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu bà Tú bồi thường thiệt hại cho bà Na giá trị ba con gà 693.000 đồng. Bà Tú thừa nhận có bắt giữ ba con gà nhưng không biết gà của ai và trọng lượng bao nhiêu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo HĐXX, tại phiên tòa bà Tú thừa nhận vào tối hôm đó bà có bắt giữ ba con gà và bà đã biết ba con gà đó là của bà Na với đặc điểm hai con màu vàng và một con màu đen. Bà có đăng hình ba con gà trên trang Facebook cá nhân của bà. Sau thời gian thông báo mà không có ai đến nhận nên bà đã đem số gà này cho người khác, mỗi người một con. Qua xác minh thì những người được bà Tú cho gà đều thừa nhận là bà Tú có cho mỗi người một con gà nhưng không biết gà của ai và do đâu mà bà có.
Đồng thời tại phiên tòa, hai bà tự nguyện thống nhất ba con gà mà bà Tú bắt giữ của bà Na với trọng lượng và giá gà thịt theo giá thị trường là 110.000 đồng/kg. HĐXX thấy đây là sự tự nguyện của các đương sự nên công nhận sự tự nguyện này mà không cần phải thu thập thêm chứng cứ về giá gà thịt.
Việc bà Na biết bà Tú có bắt giữ ba con gà của bà mà bà không đến nhận là có lý do chính đáng vì tại phiên tòa bà Na và bà Tú đều thừa nhận giữa họ có mâu thuẫn với nhau rất trầm trọng từ trước. Hai bà đã từng đi đến chính quyền để giải quyết mâu thuẫn nên từ đó về sau mạnh ai nấy sống, không ai nói chuyện với ai. Do đó, việc bà Na không đến nhà bà Tú nhận lại gà là hợp lý.
Tòa cho rằng việc ba con gà vào nhà bà Tú, bà Tú không báo chính quyền địa phương mà tự ý bắt giữ trái phép. Mặc dù biết là gà của bà Na nhưng bà Tú tự ý đem cho ba người khác là xâm phạm đến quyền sở hữu đối với gia cầm của bà Na và gây thiệt hại trực tiếp đến tài sản của bà. Vì vậy, bà Tú phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bà Na. Từ những nhận định trên, HĐXX đã tuyên chấp nhận yêu cầu của bà Na, buộc bà Tú bồi thường 693.000 đồng cho bà Na.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Minh Khánh ( Pháp luật TP.HCM)
Chuyện 150 con bò bị bức tử và bản án oan huỷ hoại sự nghiệp của 'ông vua cao su Quảng Trị'
Từ một giám đốc doanh nghiệp với biệt danh "ông vua cao su Quảng Trị", mọi thứ bỗng chốc tan thành mây khói, sự nghiệp bị huỷ hoại, gia tài tiêu tán sau bản án oan mà các cơ quan tố tụng ở Quảng Trị dành cho ông Dương Văn Hoà.
Chiều 19/11, TAND tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số 12/2018/TLST-DS ngày 6/8/2018 về việc: "Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự" giữa bên nguyên đơn là ông Dương Văn Hoà (trú khu phố 3, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) và bên bị đơn là Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Trị.
Ông Dương Văn Hoà - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuận Thành (Quảng Trị) phải chịu hàm oan suốt hơn 10 năm qua. (Ảnh: Nguyễn Vương)
150 con bò bị bức tử
Năm 2007, ông Dương Văn Hoà đang là giám đốc Công ty TNHH Thuận Thành, chuyên cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cho khách hàng trong và ngoài tỉnh và cả nước bạn Lào.
Đây cũng là quãng thời gian công ty của ông Hoà làm ăn lên như diều gặp gió do là đơn vị cung ứng giống cây cao su hàng đầu tỉnh Quảng Trị và ông Hoà cũng được đặt biệt danh là "ông vua cao su Quảng Trị".
Tháng 5/2007, để thực hiện dự án giảm nghèo của tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH Thuận Thành nhập 150 con bò giống có nguồn gốc từ Xí nghiệp truyền giống gia súc Trung ương thuộc Bộ NN&PTNT đóng tại Bỉm Sơn (Thanh Hoá) về cung cấp cho một số huyện miền núi tỉnh Quảng Trị.
Tai hoạ ập đến khi vào thời điểm này, tại một số nơi có bò giống do dự án nói trên cung cấp xảy ra bệnh lở mồm long móng Tip ASIA 1. Toàn bộ 150 con bò giống (trong đó nhiều con đang trong giai đoạn mang thai) bị cơ quan chức năng tiêu huỷ mà không cần thông qua thủ tục giám định bệnh.
Những con bò giống của ông Hoà chưa được xét nghiệm đã bị bức tử và lôi xuống hồ tiêu huỷ. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Thời điểm đó, 835 con gia súc (phần lớn là bò, trâu) trên toàn tỉnh Quảng Trị bị tiêu hủy trong đại dịch lở mồm long móng với tổng chi phí khi ấy là hơn 6,768 tỷ đồng. Có lẽ vì áp lực dập dịch mà rất nhiều con gia súc bị đưa đi hạ sát không cần xét nghiệm.
Con gái vỡ giấc mộng công an vì bản án oan của bố
Tháng 7/2007, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can với ông Dương Văn Hoà về tội "Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật".
Thời điểm này ông Hoà bị Công an tỉnh Quảng Trị; Viện KSND tỉnh Quảng Trị và TAND tỉnh Quảng Trị cấm đi khỏi nơi cư trú và cuốn hộ chiếu của ông cũng bị gạch bỏ.
Tháng 6/2008, TAND tỉnh Quang Trị đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án "Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật", ông Dương Văn Hoà bị tuyên phạt 18 tháng tù giam.
Không cam chịu oan sai, bản thân ông Hòa kháng cáo và trải qua nhiều phiên xét xử khác nhau từ TAND Quảng Trị đến Tòa Cấp cao tại Đà Nẵng. Tháng 12/2009, Viện KSND tỉnh Quảng Trị ra quyết định đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Hòa.
Bản án oan đã huỷ hoại sự nghiệp, gia tài và làm đảo lộn cuộc sống của ông Dương Văn Hoà - người từng là một doanh nhân thành đạt và được mệnh danh là "ông vua cao su Quảng Trị". (Ảnh: Nguyễn Vương)
Để minh oan và lấy lại danh dự của bản thân và gia đình, ông Hòa tiếp tục gửi đơn khiếu nại, kêu cứu đến nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương.
Đến tháng 8/2017, Viện KSND Tối cao ra quyết định chấp nhận nội dung khiếu nại của ông, hủy quyết định đình chỉ vụ án của Viện KSND tỉnh Quảng Trị.
Tiếp đó, Viện KSND tỉnh này ký quyết định đình chỉ vụ án vì xét thấy hành vi của ông Hòa không cấu thành tội "Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật". Quyết định cũng yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan phục hồi quyền lợi hợp pháp cho ông Hòa.
Cũng vì bản án oan nói trên mà người con gái thứ 4 của ông Hoà cũng vỡ giấc mộng trở thành công an khi 2 lần thi vào Học viện Cảnh sát vào các năm 2013 và 2014 với số điểm cao (lần lượt là 25,5 và 23,5) nhưng đều không có giấy báo nhập học vì lý lịch của cha.
Sau đó, người con gái của ông Hoà phải làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 và học tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cơ sở tại Quảng Ninh.
Yêu cầu bồi thường hơn 17 tỷ đồng
Sau khi được minh oan, Viện KSND tỉnh Quảng Trị chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại tinh thần cho ông Dương Văn Hoà với số tiền hơn 217 triệu đồng mà không hề xem xét các khoản thiệt hại thực tế khác như thiệt hại về tài sản hư hỏng, các hợp đồng kinh tế dở dang và các chi phí có liên quan.
Chính vì lý do này, ngày 28/6/2018 ông Hoà đã có đơn khởi kiện Viện KSND tỉnh Quảng Trị về việc bồi thường oan sai. Trong đơn khởi kiện, ông Hoà yêu cầu Viện KSND tỉnh Quảng Trị bồi thường tổn thất tinh thần, tài sản bị thiệt hại và các chi phí khác với tổng số tiền lên tới hơn 17 tỷ đồng.
Liên quan đến việc này, trả lời báo chí, ông Nguyễn Trường - Trưởng phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự - người đại diện theo ủy quyền của Viện KSND tỉnh Quảng Trị cho biết, Viện KSND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức thương lượng, quyết định bồi thường thiệt hại cho ông Hòa với số tiền hơn 240 triệu đồng nhưng ông không đồng tình.
Mặc dù ông Hòa yêu cầu bồi thường nhiều khoản khác nhưng Viện KSND tỉnh nhận thấy không có cơ sở, vì vậy phải chờ phán quyết cuối cùng của tòa án.
Những tài sản bị xâm hại mà ông Dương Văn Hoà yêu cầu Viện KSND tỉnh Quảng Trị bồi thường với số tiền hơn 15 tỷ đồng:
- Thiệt hại do vườn cao su tại xã Tân Liên (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) bị hư hỏng: 1.653.700.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn cao su tại Xóm Mít xã Gio Phong (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) bị hư hỏng: 5.731.200.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn ghép cành Xóm Mít bị hư hỏng: 1.104.000.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn cao su tại xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) bị hư hỏng: 1.320.000.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn cao su tại huyện Mường Nòng (tỉnh Savannakhet, Lào) bị hư hỏng: 3.402.000.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn cao su tại Xóm Rú, xã Gio Châu (huyện Gio Linh) bị hư hỏng: 220.000.000 đồng.
- Thiệt hại do vườn tiêu tại các hộ dân ở xã Gio Phong và thị xã Gio Linh (huyện Gio Linh) bị hư hỏng: 1.800.000 đồng.
NGUYỄN VƯƠNG
Theo VTC
Tranh luận gay gắt tại phiên tòa Vinasun kiện Grab TAND TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun và bị đơn là công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam. Đại diện Grab đề nghị triệu tập đại...