Vụ kiểm lâm bắn chết lâm tặc: Cần xác định rõ hành vi các bên
Đó là ý kiến của luật sư Luật sư Tạ Quang Tòng, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk về vụ Truy bắt gỗ lậu, một lâm tặc chết, hai kiểm lâm bị thương mà báo Người Lao Động đã đưa tin.
Theo luật sư Tòng trước tiên phải xác định những người được cho là lâm tặc có chống người thi hành công vụ hay không, nếu có thì ở mức độ nào. Nếu những người này đông hơn và tấn công trực diện vào lực lượng kiểm lâm thì việc kiểm lâm sử dụng súng là có căn cứ.
Đoạn sông mơi xảy ra vụ việc1
Tiếp đến phải xác định xem sau khi bắn chỉ thiên thì hành động tấn công này đã dừng lại hay chưa? Nếu đã dừng lại rồi mà kiểm lâm tiếp tục nổ súng là sai. Còn nếu kiểm lâm đã nổ súng bắn chỉ thiên mà nhóm được cho là lâm tặc vẫn tiếp tục tấn công thì rõ ràng không còn con đường nào khác là phải nổ súng. Bên cạnh đó còn phải xem xét nhiều góc độ khác mới có thể đưa ra kết luận được.
“Khi sử dụng vũ khí bắn chỉ thiên, tức là mang tính đe dọa trước. Nếu sau khi bắn mà hành động chống đối vẫn tiếp tục tấn công thì người thi hành công vụ bắn thẳng cũng không có lỗi” – luật sư Tòng nói và nêu quan điểm trong nhiều năm qua lực lượng kiểm lâm thi hành nhiệm vụ cũng bị bắn, bị chém nhiều, nhưng chưa có giải pháp gì giúp lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong một diễn biến khác, tối ngày 4-6, gia đình kiểm lâm Đinh Việt Hồng (người nổ súng bắn) đã xuống nhà nạn nhân tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên để phúng viếng, thăm hỏi gia đình nạn nhân. Trước đó chính quyền huyện Krông Pa (Gia Lai), trong đó có lãnh đạo Hạt kiểm lâm Krông Pa đã xuống thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân. Tuy nhiên người nhà yêu cầu gia đình kiểm lâm Hồng phải có mặt.
Video đang HOT
Hiện lực lượng chức năng đang triển khai các biện pháp cần thiết đề phòng một số đối tượng lợi dụng tình hình gây mất an ninh trật tự.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, khoảng 16 giờ ngày 2-6, sau khi nhận tin báo có một số lâm tặc dùng thuyền chở gỗ lậu trên sông Krông Năng (chảy qua tỉnh Gia Lai và Phú Yên), lãnh đạo Hạt kiểm lâm Krông Pa đã cử tổ công tác đi xác minh.
Khi phát hiện các đối tượng, tổ công tác đã yêu cầu kiểm tra nhưng các đối tượng chống đối, hung hãn tấn công tổ công tác bằng nhiều loại hung khí. Trong lúc cấp bách, kiểm lâm viên Đinh Việt Hồng đã rút súng AK bắn vào thuyền nhằm làm thuyền hư hỏng để kiểm soát tình hình nhưng không may bắn trúng vào chân ông Nguyễn Sơn Đông. Trước đó kiểm lâm Hồng đã bắn chỉ thiên 5 phát súng.
Hoàng Thanh
Theo_Người lao động
Thoát án tử, kẻ đốt xác đồng nghiệp bỗng... "nhận tội"
Bảo và nạn nhân làm chung một công ty. Một ngày, cả hai xảy ra xô xát do Bảo lấy điện thoại của nạn nhân gọi điện thoại quấy rối số 113. Tức giận vì bị nạn nhân đánh, Bảo nhặt hung khí đánh nạn nhân đến bất tỉnh, rồi châm lửa đốt xác để phi tang. Bảo bị bắt và khi ra tòa, Bảo đã không thừa nhận tội lỗi này. Cho đến khi biết mình không bị tử hình, Bảo mới nhận tội.
"Không phải con làm"
Bị cáo Vắn Cóng Bảo (SN 1993, quê Đồng Nai) đã không dưới chục lần khẳng định như vậy tại phiên tòa xét xử Bảo về tội Giết người. Bảo nói không phải Bảo đã giết người, việc bị bắt và bị truy tố là oan và có chết Bảo cũng không nhận. Vị chủ tọa hỏi: "Nếu không phải bị cáo giết thì ai giết?". Bảo trả lời: "Không biết là ai, nhưng có một người nữa, đó là một thanh niên người dân tộc Khơ-me". "Sao biết là người Khơ-me?", chủ tọa hỏi. Bảo đáp: "Vì người đó da đen, tóc xoăn". Phiên tòa diễn ra vào ngày cuối tháng Năm, nắng và nóng.
Gần một năm trước, Bảo gây ra một vụ án, cướp đi mạng sống của một đồng nghiệp cùng làm việc trong xưởng tại một công ty ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ngay sau khi giết người, Bảo đón xe ra Hà Nội trốn. Chủ tọa hỏi không giết người thì trốn ra Hà Nội làm gì? Bảo nói để tự tử. "Lúc đó trong đầu chỉ nghĩ đến cái chết thôi", Bảo nói. Nhưng sau đó, Bảo không tự tử như ý định ban đầu mà đến cơ quan công an đầu thú, khai nhận mình đã giết người. "Không giết người tại sao bị cáo nhận tội", chủ tọa hỏi. "Con muốn nhận hết tội với mong muốn được lãnh mức án cao nhất, chết cho nhẹ nhàng", Bảo trả lời.
Trước nhận hết tội để mong được chết, nhưng khi bị đưa ra tòa xét xử, Bảo khẳng định mình không hề giết người. "Sao giờ không nhận tội?", chủ tọa hỏi. Bảo nói vì bây giờ Bảo muốn sống, không muốn chết nữa nên khai thật. Bảo nói mình không giết đồng nghiệp, nhưng Bảo không giải thích được tại sao chiếc áo của Bảo lại dính máu nạn nhân tại hiện trường. "Kết quả giám định tâm thần thể hiện: Trước, trong và sau khi gây án cho đến hiện tại, bị cáo hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi... Vậy lúc đi tự thú có tỉnh táo không?", chủ tọa hỏi. Bảo nói lúc đó bị trầm cảm nặng. "Thế giờ có tỉnh không?", chủ tọa hỏi tiếp. "Con tỉnh, nhưng con không làm (không giết người - PV)", Bảo trả lời.
Bảo cũng khẳng định mình sẽ không bồi thường cho gia đình nạn nhân. "Con không có làm nên con không bồi thường", Bảo nói. "Không làm sao trong bản tự khai ban đầu lại mô tả đúng hành vi, lời khai phù hợp với hiện trường và khám nghiệm tử thi", vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa hỏi.
Cha của Bảo cho biết, Bảo là con út trong gia đình, trước đây Bảo có dấu hiệu bệnh tâm thần và đã được gia đình đưa đi khám. Thời điểm xảy ra vụ án, Bảo cũng đang uống thuốc trị bệnh. "Nhiều đêm đang nằm ngủ, Bảo giật mình ngồi dậy nói lảm nhảm một mình", cha của Bảo nói.
Bị cáo Bảo tại tòa.
Không bị tử hình nên nhận tội
Dù bị cáo không nhận tội, nhưng từ những chứng cứ cụ thể, vị đại diện VKS vẫn đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Bảo từ 18 - 20 năm tù. Nghe mức án đề nghị, nét mặt Bảo giãn ra. Khi được cho bổ sung lời bào chữa, Bảo khóc và nhận hết tội lỗi về mình. "Con biết tội con rồi, con không chối nữa, con nhận hết, chính con là kẻ giết người", Bảo nói. "Sao lúc nãy nói mình không có tội, giờ lại nhận tội?", chủ tọa hỏi. Bảo đáp: "Vì khi trong trại, nghe nhiều phạm nhân nói với tội lỗi của con sẽ bị tử hình. Con sợ quá nên không dám nhận tội, giờ biết không bị tử hình nên con nhận hết". "Viện mới đề nghị thôi, tòa đã tuyên đâu, lỡ tòa tuyên án cao hơn thì sao?", chủ tọa hỏi. Bảo cúi đầu xuống sàn phòng xử, khóc nức nở.
Được nói lời sau cùng, Bảo xin lỗi cha mẹ vì đã khiến họ đau khổ. Bảo nói: "Con đã gây ra tội lớn, nên đêm nào con cũng cầu nguyện cho anh L. (người bị Bảo giết - PV). Con là kẻ độc ác, hành vi của con ác như súc vật. Con xin lỗi gia đình anh L., chỉ vì tội lỗi của con mà gia đình mất đi người thân. Con mong được gia đình nạn nhân tha thứ". Nói xong, Bảo quỳ xuống đất, ngay trước mặt cha bị hại dập đầu lạy cha bị hại xin tha thứ.
Chia sẻ với PV trong giờ HĐXX nghị án, cha nạn nhân cho biết ông không ngờ lại xảy ra sự việc đau lòng. Ông nói, Bảo và con trai ông làm chung và rất thương nhau. Con chết khiến ông rất đau đớn, nỗi đau đó vẫn chưa hề nguôi ngoai. Tại tòa, ông không xin tòa giảm tội cho Bảo, bởi theo ông, mức án nào dành cho Bảo cứ để pháp luật định đoạt. Ông cũng thương cha của Bảo, nhưng ông nói đó là việc người lớn, sau phiên tòa sẽ hạ hồi phân giải.
Sau giờ nghị án, HĐXX cho rằng Bảo có chủ ý khi giết nạn nhân khi sử dụng hung khí nguy hiểm, thực hiện hành vi phạm tội với quyết tâm cao, thực hiện tội ác đến cùng. Sau khi đánh nạn nhân, Bảo còn đổ dầu đốt xác để phi tang. Hành vi của Bảo là cực kỳ nguy hiểm cho xã hội nên cần tuyên mức án cao nhất. Tuy nhiên, xét thấy Bảo nhận ra tội lỗi, ăn năn, ra đầu thú, gia đình đã bồi thường một phần thiệt hại. Đặc biệt, Bảo bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi... nên xét giảm cho Bảo một phần hình phạt. Sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt theo quy định pháp luật, HĐXX tuyên phạt Bảo 20 năm tù về tội Giết người.
Tội ác Theo nội dung vụ án, Bảo và Trương Bá L. cùng làm công nhân tại công ty bao bì nhựa Tài Vạn Phú (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ngày 19/6/2015, khi đang làm việc tại kho xưởng, Bảo lấy điện thoại của L. gọi số 113 nên L. và Bảo xảy ra cự cãi. Khoảng 10h cùng ngày, Bảo tiếp tục lấy điện thoại của L. đùa nghịch dẫn đến L. và Bảo xô xát với nhau. Trong lúc tức giận, Bảo đóng cửa kho lại lấy một ống kim loại, đi vòng ra sau lưng L. rồi đánh vào đầu khiến L. té xuống đất. Sau đó, Bảo kéo L. vào nhà bếp rồi lấy dầu hỏa đốt L.. Sau khi gây án, Bảo về phòng thay quần áo rồi bắt xe ra Hà Nội bỏ trốn. Đến ngày 21/6/2015, Bảo đến Công an quận Hoàn Kiếm TP.Hà Nội đầu thú. Tại đây, Bảo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và xin được lĩnh án tử hình.
CÔNG THƯ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chính phủ lập tổ công tác đặc biệt để giải ngân vốn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng. Quyết định trên được đưa ra tại buổi làm việc ngày 30/5 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính,...