Vụ khủng bố gây thương vong kỷ lục cho lính Mỹ
Hai vụ đánh bom tự sát trong một ngày tại thủ đô Beirut, Lebanon cách đây 33 năm khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 241 lính Mỹ.
Công tác cứu hộ sau vụ nổ tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Humanitiestexas.org.
Cách đây 33 năm, ngày 23/10/1983, Thủy quân lục chiến Mỹ hứng chịu thảm kịch gây thương vong nhiều nhất sau Thế chiến II, trong cuộc đánh bom tự sát nhắm vào lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia (MNF) tại thủ đô Beirut của Lebanon, theo History.
Sáng hôm đó, một xe tải chở bom phát nổ bên ngoài tòa nhà đóng quân của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 8 Thủy quân lục chiến, khiến 220 lính thủy đánh bộ, 18 thủy thủ và 3 lính bộ binh Mỹ cùng hai thường dân Lebanon thiệt mạng. Lượng thuốc nổ được sử dụng trong vụ đánh bom tương đương với 9,5 tấn TNT.
Chưa tới 10 phút sau, một xe bom khác cũng được kích nổ bên ngoài tòa nhà của Trung đoàn lính dù số 1 của Pháp. Lính Pháp đã nổ súng và tiêu diệt kẻ đánh bom tự sát trước khi chiếc xe kịp áp sát tòa nhà, tuy nhiên quả bom vẫn được kích hoạt từ xa, khiến 58 lính Pháp và 5 thường dân thiệt mạng.
Công tác cứu hộ nạn nhân được triển khai chỉ ba phút sau vụ tấn công. Những người sống sót và lực lượng công binh bắt đầu đào bới đống gạch vụn để tìm kiếm binh sĩ mắc kẹt bên trong. Nhiều tàu chiến của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cũng được huy động để cứu chữa người bị thương.
Phần còn lại của tòa nhà nơi lính Pháp đóng quân. Ảnh: Whale.to.
Video đang HOT
Tới trưa cùng ngày, người sống sót cuối cùng được kéo ra khỏi đống đổ nát là thiếu úy Danny G. Wheeler. Tới ngày 26/10, phần lớn thi thể được tìm thấy và công tác tìm kiếm kết thúc sau đó hai ngày.
Khám nghiệm hiện trường của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho thấy vụ nổ đã nhấc bổng tòa nhà 4 tầng khỏi phần móng bê tông, sau đó các tầng nhà sập xuống và đè lên những người ở bên trong. Kẻ đánh bom được xác định là Ismail Ascari, một công dân Iran.
Quả bom được cho là một dạng bom nhiệt áp (fuel-air explosive) với thành phần gồm khí butane nén và chất Pentaerythritol Tetranitrate (PETN), hỗn hợp có thể tạo ra vụ nổ có khả năng sát thương rất mạnh. Quả bom còn được đặt trên một lớp bê tông và đá hoa cương để tập trung sức công phá về phía tòa nhà.
Chính phủ Iran bị tình nghi là chủ mưu của cuộc tấn công thông qua các mạng lưới tình báo quân sự ở Damascus (Syria) và Beirut. Tuy nhiên, cả Iran và Syria đều phủ nhận mọi mối liên hệ tới vụ tấn công.
Ủy ban điều tra của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng thiệt hại trong vụ đánh bom có thể sẽ thấp hơn nếu những người lính gác được mang súng có đạn và hàng rào bảo vệ bên ngoài tòa nhà vững chắc hơn. Sau vụ khủng bố, toàn bộ các cơ quan của Mỹ ở nước ngoài đều được bảo vệ bằng các loại rào chắn được gia cố để chống xe đâm. Vụ khủng bố cũng dẫn tới việc rút toàn bộ lực lượng MNF ra khỏi Lebanon.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Thompson M1A1 - khẩu tiểu liên 'Kẻ hủy diệt' của lính Mỹ
Tiểu liên Thompson M1A1 rất được lính Mỹ ưa chuộng bởi độ ổn định, khả năng bắn liên thanh và diệt địch hữu hiệu trong chiến hào.
Tiểu liên Thomson của quân đội Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Ngày 29/1/1945, thượng sĩ Leonard Funk, Jr và đồng đội trong đơn vị lính dù thuộc sư đoàn đổ bộ đường không số 82 Mỹ với những khẩu tiểu liên M1A1 đã đột kích vào 15 tòa nhà bị quân Đức chiếm đóng ở Holzheim, Bỉ, tiêu diệt 21 lính Đức và làm bị thương hơn 24 tên, giải thoát thành công hơn 30 tù binh, theo WarIsboring.
Dù Thompson M1A1 không phải là khẩu tiểu liên ra đời đầu tiên, nhiều binh sĩ và đặc nhiệm Mỹ cho rằng đây là khẩu tiểu liên tốt nhất thế giới.
Được chế tạo cầu kỳ, mạnh mẽ, có thể khai hỏa hơn 800 viên đạn mỗi phút và hộp tiếp đạn có thể chứa đạn .45 ACP, tiểu liên M1A1 thực sự xứng với biệt danh ban đầu của nó là "Kẻ hủy diệt".
Tướng John Thompson, một nhà thiết kế vũ khí và là cựu giám đốc phòng quân khí quân đội Mỹ là người lên ý tưởng sản xuất Thomson M1A1, với ý định biên chế cho quân đội một vũ khí có thể diệt địch tốt trong chiến hào thời Thế chiến I.
"Những người lính bộ binh của chúng ta ở trong chiến hào cần một khẩu súng hạng nhẹ có thể bắn được 50-100 viên đạn. Vũ khí mới phải nhẹ đến mức bộ binh có thể mang theo dưới bụng khi lăn lê, bò trườn giữa các chiến hào và có thể xóa sổ toàn bộ một đại đội địch chỉ trong một lần bắn", Thompson viết trong yêu cầu gửi các hãng thiết kế.
Năm 1919, các chuyên gia thiết kế vũ khí Mỹ đã chế tạo ra một nguyên mẫu nhưng khi ấy Thế chiến I đã kết thúc. Tuy nhiên, Thompson vẫn yêu cầu công ty Colt sản xuất 15.000 tiểu liên M1921, phiên bản đầu tiên được sản xuất hàng loạt.
Thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua các khẩu tiểu liên Thompson và vũ khí này đã phát huy uy lực trong các cuộc xung đột ở Mỹ Latin trong thập niên 1920. Tuy nhiên, mức giá 200 USD thời kỳ đó (tương đương 2300 USD ngày nay) cho mỗi khẩu súng được cho là rất đắt đỏ.
Ban đầu, chính phủ Anh tỏ ra quan tâm đến khẩu Thompson nhưng sau đó từ chối mua. Nhưng đến năm 1939, tình thế đã chuyển biến rất nhanh khi Thế chiến II bùng phát. Do rất khát vũ khí tham chiến nên Bộ Chiến tranh của Anh đã nhanh chóng mua càng nhiều số vũ khí này càng tốt.
Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng khẩu tiểu liên M1 Thompson tấn công đảo Okinawa, Nhật Bản năm 1945. Ảnh: Wikipedia
Rất nhanh chóng, đặc nhiệm Anh tỏ ra rất chuộng vũ khí này bởi độ ổn định, tốc độ bắn ấn tượng và tính năng bắn liên thanh trong cận chiến của nó. Họ thậm chí còn khắc hình khẩu súng Tommy trên một chiếc mỏ neo và phía dưới là một con đại bàng lên huy hiệu của mình.
Rất nhiều lính Mỹ cũng ưa chuộng loại súng này. "Trước khi được sử dụng trong Thế chiến II, khẩu súng này đã là một vũ khí mang tính biểu tượng", Alan Archambault, cựu sĩ quan Mỹ, khẳng định.
Dù súng trường M-1 Garand là vũ khí tiêu chuẩn của lục quân Mỹ, các sĩ quan, chỉ huy tiểu đội, lính dù, thủy quân lục chiến hay bất kỳ lính Mỹ nào cũng đều cảm thấy may mắn khi sở hữu khẩu tiểu liên Thompson.
Những bộ binh và thủy quân lục chiến Mỹ tác chiến trong môi trường sa mạc, rừng núi hay băng tuyết đều mang theo khẩu súng này bởi độ tin cậy tuyệt đối của nó, đặc biệt là biến thể rẻ hơn nhưng vẫn giữ nguyên uy lực M1A1, khiến nó là loại vũ khí hoàn hảo cho các chiến trường khốc liệt nhất.
Khi cuộc Thế chiến II đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, tiểu liên Thompson bộc lộ nhược điểm là chi phí chế tạo tốn kém và thời gian xuất xưởng lâu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của các binh sĩ trên chiến trường. Vì vậy Mỹ đã phát triển tiểu liên M3, khẩu súng "giá rẻ như cho" được sản xuất với số lượng lớn để thay thế Thompson.
Nhưng đến thập niên 1960, tiểu liên Thompson vẫn là một vũ khí biểu tượng của lính Mỹ. Khi một người lính xuất ngũ trở về quê nhà, anh ta sẽ để lại khẩu súng này cho người thay thế để chiến đấu.
Duy Sơn
Theo VNE
8.000 lính Mỹ và Philippines tập trận chung Quân đội Mỹ và Philippines hôm qua bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung thường niên trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên Biển Đông. Quân đội Mỹ và Philippines trong lễ khai mạc cuộc tập trận hôm qua. Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong hai tuần tới, các nước đồng minh sẽ kiểm tra khả năng chỉ huy...