Vụ khinh khí cầu đáp xuống nghĩa trang tại Huế: Có 2 hành khách khi khinh khí cầu đáp xuống nghĩa địa
Sự việc khinh khí cầu đáp xuống nghĩa trang xảy ra vào ngày 14-4, chứ không phải vào sáng 18-4 như thông tin ban đầu mà ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp cho báo chí vào trưa 19-4.
Bà Nguyễn Thảo Vân, đại diện Công ty CP Truyền thông Hexa Media thừa nhận, khinh khí cầu đáp xuống khu nghĩa trang bên ngoài Kinh thành Huế là hình ảnh thật
Chiều 19-4, liên quan đến hình ảnh một khinh khí cầu tham gia lễ hội khinh khí cầu quốc tế chủ đề “Huế – Nét đẹp Cố đô” (do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty CP Truyền thông Hexa Media tổ chức từ ngày 13 đến hết ngày 20-4) đáp xuống khu nghĩa trang bên ngoài Kinh thành Huế đang lan truyền trên mạng xã hội gây hoài nghi đến sự an toàn.
Bà Nguyễn Thảo Vân, đại diện Công ty CP Truyền thông Hexa Media thừa nhận, khinh khí cầu đáp xuống khu nghĩa trang bên ngoài Kinh thành Huế nói trên là hình ảnh thật.
Sự việc xảy ra vào ngày 14-4 chứ không phải vào sáng 18-4 như thông tin ban đầu mà ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp cho báo chí vào trưa 19-4.
Bà Nguyễn Thảo Vân (bên trái), đại diện Công ty CP Truyền thông Hexa Media trả lời báo chí vào chiều 19-4 về việc khinh khí cầu đáp xuống khu nghĩa trang bên ngoài Kinh thành Huế
“Đây không phải khinh khí cầu bay thử nghiệm mà trên khinh khí cầu thời điểm đáp xuống nghĩa trang đang có một phi công điều khiển và 2 hành khách đi cùng. Sau khi xảy ra sự việc, ban tổ chức sử dụng ôtô chở khinh khí cầu và phi công, hành khách về lại điểm xuất phát là sân Hàm Nghi (đường 23-8, TP Huế). Sự việc không gây thiệt hại về người và tài sản”, bà Vân nói.
Bà Nguyễn Thảo Vân, đại diện Công ty CP Truyền thông Hexa Media thừa nhận, khinh khí cầu đáp xuống khu nghĩa địa bên ngoài Kinh thành Huế là hình ảnh thật
Nguyên nhân xảy ra sự việc theo bà Vân là do nguyên lý hoạt động của khinh khí cầu là bay tự do phụ thuộc vào hướng và tốc độ gió. Căn cứ thông các số máy móc và kinh nghiệm thực tế 10 năm bay, phi công nhận thấy không thể bay tiếp nên quyết định chọn vị trí để đáp xuống. Đây không phải là sự cố hoặc là tình huống bất khả kháng buộc phi công phải cho khinh khí cầu đáp xuống khu nghĩa trang.
“Phi công là người nước ngoài khi quan sát địa hình an toàn bên ngoài khu dân cư nên đã chọn vị trí đáp bằng phẳng, chứ họ không biết đó là nghĩa trang.”, bà Vân nói.
Người phụ nữ làm nghề ít ai dám làm: "Giúp việc cho người đã khuất"
Khi nhận công việc này, chị My rất sợ vì làm việc ở nơi hẻo lánh, lại nhiều âm khí nhưng vì cần tiền lo cho con cái nên chị vẫn quyết bám trụ.
Video đang HOT
Công việc chính của chị My là làm bảo vệ ca đêm trong nghĩa trang.
Gần 10 năm "giúp việc cho người đã khuất" ở nghĩa trang
Gần 10 năm, tại khu nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Kỳ Sơn, Hoà Bình, không biết có bao nhiêu người qua lại, nhưng ít ai để ý đến một người phụ nữ làm bảo vệ ở nơi đây.
Với dáng người nhỏ nhắn, gầy guộc, hằng ngày làm việc ở nghĩa trang, đó là chị Trần Thị My (45 tuổi, ở Hoà Bình). Công việc chính của chị My là làm bảo vệ ca đêm trong nghĩa trang (từ 17h30 chiều hôm trước đến 6h30 sáng hôm sau). Bên cạnh đó, chị My còn nhận làm thêm công việc đón dịch vụ mộ để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống.
Chị My bắt đầu công việc từ 17h30 chiều hôm trước đến 6h30 sáng hôm sau.
Cách nhà khoảng 3km, dù nửa đêm, mưa bão hay gió lạnh chị My vẫn một mình đi xe vào khuôn viên nghĩa trang để đi tuần hoặc chuẩn bị công tác hậu cần nếu có lịch đón mộ.
Khi có người mất đưa vào nghĩa trang, chị My một tay cầm khăn lau, một tay xách theo xô nước và cây chổi ra phần mộ đã được định sẵn, lau dọn thật tỉ mỉ. Ca nào cũng vậy, chị là người đến sớm nhất và ra về sau cùng khi công việc hoàn tất.
"Ngày nào nhiều ca tôi chỉ ngủ có 4 đến 5 tiếng, dù vất vả nhưng so với công việc tay chân khác, như đi phụ hồ thì làm việc tâm linh này tôi thấy phù hợp", chị My bộc bạch.
Theo chị My, người Việt có quan niệm "trần sao, âm vậy" khi sống mong muốn được ở trong một ngôi nhà, khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ thì khi rời sang thế giới bên kia, ai cũng mong được an táng ở nơi tương tự. Bởi vậy, khi chọn công việc này, lúc nào chị My cũng làm với mong muốn giúp các gia chủ làm tròn đạo hiếu.
Chị My đã có gần 10 năm gắn bó với nghề
Trước đây, khi nghĩ đến công việc trong khuôn viên nghĩa trang là nghĩ ngay đến những người lớn tuổi hay nam giới. Bởi chỉ họ mới đủ bản lĩnh "sống chung với người chết". Lúc đầu, khi nhận công việc này, chị My cũng e ngại vì làm việc ở nơi hẻo lánh, lại nhiều âm khí khiến chị cũng sợ hãi nhưng lâu dần thành quen.
"Nhiều người không dám gắn bó với công việc này đâu, có người xin vào làm ca đêm được mấy hôm xong sợ phải bỏ việc, có người đi làm vẫn mang theo tỏi đấy. Nhiều khi tôi nghĩ, may các cụ thương nên giữ lại đến giờ", chị My cười nói.
Gần 10 năm làm nghề, nhiều lúc chị My cũng tự phục bản thân mình vì dám lựa chọn công việc vốn dĩ của nam giới, ít người phụ nữ nào dám làm.
Vợ chồng ly thân, một mình gồng gánh nuôi 2 con thơ
"Làm ở đây, tôi chỉ thương các con vì ít có thời gian ở bên chăm sóc cho chúng", chị My kể.
Nhớ lại quãng thời gian đầy khó khăn, chị My tâm sự, chị và chồng kết hôn sinh được hai cô con gái. Những tưởng cuộc sống hạnh phúc, nhưng giữa chị My và gia đình chồng không hợp nhau nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Khi con gái út chị My tròn 3 tuổi là lúc chị xin vào làm công việc ở nghĩa trang Lạc Hồng Viên. Lúc này chồng và gia đình phản đối nhưng chị My vẫn nhất quyết bám trụ.
"Chồng tôi bệnh tật không làm được gì, bản thân tôi không học hành đến nơi đến chốn, không có bằng cấp khó xin việc. Khi vào đây tôi có được mức lương ổn định, có thể lo được cho các con nên tôi mới chọn công việc này", chị My kể.
Những lúc rảnh chị My lại tranh thủ gọi điện thoại về cho người thân, con cái.
Thời gian đầu, con gái út của chị hay ốm đau, bám mẹ vì bé còn quá nhỏ. Mỗi lúc như vậy, chị My lại nhờ người trực hộ, chạy về mua thuốc cho con uống.
"Tôi đi làm đêm không ở nhà chăm lo cho các con, gia đình không hài lòng, thêm nhiều mâu thuẫn khác, kéo theo tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Không tìm được tiếng nói chung, tôi xin phép gia đình chồng đưa hai con về ngoại ở. Kể từ đó đến nay, vợ chồng tôi ly thân được 5 năm, một mình tôi nuôi hai con", chị My bật khóc nói.
Nửa đêm, mưa bão hay gió lạnh chị My vẫn một mình đi xe vào các khuôn viên nghĩa trang để đi tuần hoặc chuẩn bị công tác hậu cần nếu có lịch đón mộ.
Tủi thân, buồn chán khi hôn nhân không trọn vẹn nhưng chị My vẫn gắng gượng đi làm chăm sóc các con, là chỗ dựa vững chắc cho hai con. Thời gian đầu, ông bà ngoại hỗ trợ chăm hai con cho chị My, còn chị vẫn đi làm đều đặn ở nghĩa trang.
"Nhiều đêm con khóc, gọi điện thoại bảo mẹ ơi về với con mà lòng tôi như đứt từng khúc ruột. Trên màn hình điện thoại, con gái nước mắt lã chã rơi với đôi mắt đỏ hoe gọi mẹ khiến tôi chỉ muốn từ bỏ công việc ngay, chạy thật nhanh về ôm con ngủ. Thế nhưng, nghĩ không có tiền tôi lại động viên con rồi gắng gượng, nén nỗi đau, nuốt những giọt nước mắt vào trong để tiếp tục công việc", chị My kể.
Chị My bật khóc khi kể về chồng và hai con nhỏ. Lúc này chị đang mặc trang phục đón mộ phần.
Hiện tại, con gái út của chị My năm nay học lớp 6, con gái lớn đã lập gia đình, có cuộc sống riêng. Chị My đã mua được căn nhà nhỏ cho mấy mẹ con ở.
Nữ bảo vệ cho biết, vào những dịp lễ, Tết hay 8/3, ngoài được các anh, em trong tổ bảo vệ tặng hoa thì chị cũng được hai cô con gái tặng quà. Niềm vui lớn nhất của chị đến giờ là có được hai người con hiểu chuyện, ngoan ngoãn, biết thương chị, đó là món quà giá trị nhất đối với chị.
Ngoài làm bảo vệ, chị My còn nhận làm thêm công việc đón dịch vụ mộ để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Chị My chuẩn bị công việc đón mộ phần.
Từ trà, nước và bàn ghế để gia chủ lên có thể sử dụng luôn.
Trước khi lau sạch những ngôi mộ chị My luôn thắp hương để xin phép.
Mới đầu về đây làm, chị My cũng thấy sợ, nhưng vì cuộc sống, vì các con, chị quyết tâm bám trụ.
"Người giúp việc" cho các nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 ngày giáp Tết: "Gia đình họ đang cười, như không có nỗi đau nào cả" Khi nói đến người giúp việc, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến những người làm việc tại các gia đình, hay giúp việc theo giờ... chứ ít ai nghĩ đến có những người hàng ngày đang cần mẫn làm giúp việc cho những người đã khuất. Ngôi mộ đặc biệt tại nghĩa trang ở lưng chừng đồi Dù đang là thời điểm mùa...