“Vũ khí” xâm nhập vào con người biến đổi, SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn?
Những biến đổi trong protein gai liệu có khiến SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn và làm nỗ lực điều chế vaccine trên thế giới hiện nay “xôi hỏng bỏng không”?
Khi virus SARS-CoV-2 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều người lo ngại rằng virus này sẽ biến chủng sang một dạng dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn và khiến cho cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay thêm tồi tệ.
Ảnh minh họa: David Cheskin/PA
Tất cả virus đều biến chủng và virus SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ. Các biến chủng xảy ra tình cờ theo thời gian. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được bằng chứng cho thấy các biến chủng của một số chủng virus SARS-CoV-2 đang dần thích nghi sau khi lây nhiễm từ dơi sang con người.
Phân tích trên hơn 5.300 mẫu gen virus SARS-CoV-2 từ 62 quốc gia đã cho thấy mặc dù virus SARS-CoV-2 biến chủng khá ổn định song một vài chủng virus này đã xảy ra sự biến đổi protein gai mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào con người.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London nhấn mạnh, hiện chưa rõ các biến chủng có ảnh hưởng như thế nào đến virus nhưng bởi vì những thay đổi này tăng lên độc lập ở các quốc gia khác nhau nên chúng có thể đã giúp virus lây lan dễ dàng hơn.
Các biến chủng gai vẫn hiếm gặp ở thời điểm này nhưng theo Martin Hibberd, giáo sư về bệnh truyền nhiễm và là một trong các tác giả của nghiên cứu trên nhận định, sự xuất hiện của các thay đổi này đã nhấn mạnh đến yêu cầu quan trọng của việc giám sát sự biến đổi của virus trên toàn cầu khi ngày càng có những thay đổi gây lo ngại diễn ra nhanh hơn.
“Đây chính xác là những điều chúng ta cần xem xét. Mọi người đang tạo ra vaccine và phát triển các phác đồ điều trị chống lại protein gai này bởi nó dường như là một mục tiêu rất hiệu quả. Chúng ta cần để mắt đến nó và đảm bảo rằng các biến chủng sẽ không phá hủy bất kỳ hướng tiếp cận nào”, chuyên gia Hibberd cho biết.
Các nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 trước đó đã tiết lộ rằng hình dạng protein gai của SARS-CoV-2 cho phép virus này gắn vào các tế bào của con người dễ dàng hơn so với virus gây SARS.
Các nhà nghiên cứu cũng lo ngại về việc liệu có bất kỳ biến chủng mở rộng nào trong protein gai tăng lên hay không, không chỉ bởi vì chúng có thể biến đổi cách thức hoạt động của virus, mà còn bởi protein gai là mục tiêu chính của các nghiên cứu về vaccine ngừa Covid-19 hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nếu nó thay đổi quá nhiều, những vaccine này có lẽ sẽ không còn hiệu quả nữa. Các liệu pháp khác, chẳng hạn như kháng thể tổng hợp cũng có thể sẽ ít hiệu quả hơn.
Theo giáo sư Hibberd: “Đây là một lời cảnh báo sớm. Thậm chí nếu các biến chủng này không quan trọng trong nỗ lực điều chế vaccine thì những biến chủng khác có lẽ sẽ có vai trò và chúng ta cần duy trì giám sát chúng để không bị rơi vào trường hợp phát triển ra một loại vaccine chỉ có tác dụng với một số chủng của SARS-CoV-2″.
Các nhà khoa học đã phân tích 5.349 mẫu gen của virus SARS-CoV-2 được tập hợp trong 2 cơ sở dữ liệu gen quan trọng từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Qua việc nghiên cứu cấu tạo gen của virus, các nhà khoa học có thể tìm ra được virus đã đa dạng hóa thành các biến chủng khác nhau như thế nào và xem xét các dấu hiệu cho thấy nó đang thích nghi trên vật chủ là con người.
Trong một nghiên cứu chưa được các nhà khoa học khác xem xét, các nhà nghiên cứu đã xác định được 2 nhóm virus SARS-CoV-2 đang lan rộng trên toàn cầu. Trong 2 biến chủng gai này, một biến chủng được phát hiện trên 788 trường hợp virus SARS-CoV-2 trên thế giới và biến chủng còn lại được chỉ xuất hiện trong 32 trường hợp.
Hầu hết các xét nghiệm gần đây đều có thể phát hiện ra tất cả các loại virus SARS-CoV-2.
Tháng trước, đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng các phân tích về gen để chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi chứ không phải được tạo ra từ phòng thí nghiệm như một số thuyết âm mưu đưa ra.
G20 nêu sáng kiến cho công cụ y tế chống dịch Covid-19
Nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 26/4 đã phát động một sáng kiến quốc tế nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận các công cụ y tế cần thiết trong cuộc chiến với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Một cuộc biểu tình của các y, bác sĩ tại New York (Mỹ) kêu gọi Chính phủ hành động quyết liệt hơn để đầy lùi dịch bệnh. (Nguồn: AFP)
Ông Mohammed al-Jadaan, Bộ trưởng tài chính Saudi Arabia, nước đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên G20, cho biết, nhóm vẫn đang hợp tác nhằm huy động nguồn quỹ trị giá khoảng 8 tỷ USD để chống đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi lễ phát động sáng kiến "Đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận công cụ chống Covid-19" (ACT) ông al-Jadaan nêu rõ: "Nhóm G20 sẽ tiếp tục thực thi hợp tác toàn cầu trên mọi mặt trận, và quan trọng nhất là nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về tài chính cho y tế".
Ông nói thêm rằng "cộng đồng quốc tế vẫn đang đối mặt với tình trạng vô cùng bất ổn đối với thời gian và mức độ của cuộc khủng hoảng y tế này".
Tối 19/4, các Bộ trưởng Y tế G20 đã họp trực tuyến để thảo luận về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu và phối hợp hành động chung tay đẩy lùi đại dịch.
Tại cuộc họp trực tuyến qua video lần này, đại diện của cả 5 châu lục gồm châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dương đã thể hiện quyết tâm cần phải phối hợp hành động, đặc biệt trong việc đẩy nhanh nghiên cứu vaccine, chia sẻ các biện pháp thực hành hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Cao Ứng
Thế 'lưỡng nan' của Tổng thống Mỹ Donald Trump Hơn 3 tháng qua, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ra những tác động khủng khiếp đối với nước Mỹ, không chỉ làm tê liệt nền kinh tế số một thế giới mà còn đánh một dấu mốc "đáng buồn" và "nghiệt ngã" khó có thể quên trong cuộc khủng hoảng y tế lịch sử này. Tính tới hết ngày...