Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm

Theo dõi VGT trên

Dù có được trang bị radar tối tân nhất, người ta cũng không thể phát hiện được dấu hiệu của loại vũ khí ghê gớm này.

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 1

Một binh sĩ bị bỏng khí mù tạt.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều loại vũ khí trong loạt bài sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại. Chúng có sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.

Một buổi tối mùa xuân tại thành phố Ypres nước Bỉ, đại úy Alfred Oliver được giao nhiệm vụ canh giữ một chốt chặn quan trọng, đề phòng quân Đức tràn sang. Gió mát thổi nhẹ, Alfred mắt díu lại, thầm nghĩ một đêm buồn tẻ nữa lại trôi qua.

Ở phía bên kia chiến tuyến, một tốp lính Đức hơn trăm tên đang lúi húi chuẩn bị thứ gì đó. Chúng châm lửa đốt và mảng khói đặc màu vàng bay vào không khí, lan nhanh nhờ gió thổi. Luồng gió mang theo khí lạ nhằm thẳng hướng Alfred và đồng đội đang canh gác. Alfred không biết chuyện gì xảy ra vì chẳng hề nghe thấy bất kì tiếng động nào. Không gian như ngừng trôi.

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 2

Binh sĩ Bỉ đeo khẩu trang đề phòng khí độc.

Ánh trăng sáng tỏ trên cao soi rõ cảnh vật tĩnh mịch dưới đất. Alfred vẫn thấy rõ từng thân cây, ngọn cỏ, từng chuyển động nhỏ dưới ánh sáng ngày rằm. Đột nhiên, ông thấy mắt nhòe đi khủng khiếp và nước mắt tuôn như mưa. Ông không hề nhớ nhà nhưng sao lại đổ lệ nhiều tới vậy?

Alfred thấy khó thở, ông chạy nhanh vào hào trú ẩn. Những người lính chiến đấu của ông ôm ngực, chạy nhanh xuống hầm. Họ thở khò khè. Có người nằm vật ra đất, mắt nhắm nghiền. Họ không nói được gì, chỉ biết kêu than đau đớn. Một số người tắt thở tại chỗ. Số khác quằn quại, kêu la. Alfred không hiểu chuyện gì diễn ra.

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 3

Mặt nạ phòng độc của binh sĩ thời thế chiến 1.

Sự kiện lạ xảy ra vào tháng 4.1915 này được Alfred miêu tả lại trong cuốn “Kí ức của một người lính thế chiến”: “Hàng trăm bạn bè chiến đấu của tôi thiệt mạng. Họ nghiến chặt môi, nôn mửa và ngất xỉu. Có người không chết nhưng chịu đau đớn quá lâu cũng qua đời vì kiệt sức. Không khí sặc mùi hăng nồng. Mắt ai cũng cay xè. Miệng tôi đắng nghét, đầy mùi kim loại”.

Sát thủ vô hình” đã cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của nó ngay từ Thế chiến 1.

Lần đầu sử dụng

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 4

Đội pháo binh đeo mặt nạ phòng độc.

Tháng 8.1914, chỉ hai tháng sau khi Thế chiến 1 diễn ra, quân Pháp đã mang ra chiến trường một loại vũ khí mới chưa từng xuất hiện. Mục tiêu sử dụng của loại vũ khí này chính là phát xít Đức, trong bối cảnh xung đột quân sự leo thang.

Video đang HOT

Loại vũ khí kì dị của quân Pháp khiến lính Đức khó thở, buồn nôn và ngất xỉu tại chỗ. Những người lính này ngã ra đất như ngả rạ và không thể chống cự. Từ thời điểm này, khí độc – một vũ khí hóa học với tính sát thương cao – lần đầu tiên được sử dụng trong lịch sử chiến tranh loài người.

Hít phải là chết

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 5

Quân Đức đốt khí độc trong Thế chiến 1.

Loại khí độc đầu tiên được dùng là “khí độc hơi cay”, khiến đối phương hít phải sẽ đổ nước mắt liên tục. Khí hơi cay sẽ khiến miệng, phổi và họng người tiếp xúc bỏng rát và rất khó thở. Tiếp xúc lâu với loại khí này sẽ gây ra hội chứng mù tạm thời và phải mất 30 phút nạn nhân mới có thể bình phục. Trong thực tế, lần đầu tiên sử dụng khí độc hơi cay không có được hiệu quả như mong muốn.

Loại khí độc mạnh hơn được quân Đức dùng là khí clo, sử dụng trên phạm vi lớn tại thành phố Ypres (Bỉ) tháng 4.1915. Khí clo đậm đặc hơn không khí 2,5 lần, có màu xanh nhạt và mùi như thuốc tẩy. Nhiều binh sĩ mô tả nó “như mùi dứa và hạt tiêu trộn lại”. Khi phản ứng với nước trong phổi, khí clo tạo ra axit hydrochloric và khiến nạn nhân chết nhanh chóng. Ở hàm lượng thấp, khí clo gây ho, nôn mửa và bỏng mắt.

Ngay trong lần đầu tiên sử dụng, khí clo đã gây chết người. Những binh sĩ của Bỉ không sử dụng mặt nạ hơi cay đã bị giết chết ngay lập tức. Ít nhất 5.000 lính tử nạn trong lần đầu tiên khí clo được sử dụng. Quân Đức không lường trước khả năng của khí độc clo nên không dồn quân vào chiếm thành phố khi lượng lớn binh sĩ Bỉ tử nạn.

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 6

Khí độc thường được trộn nhiều loại khác nhau để tăng độc tính.

Vấn đề lớn nhất với khí clo là nó rất dễ bị phát hiện do có mùi đặc trưng và màu xanh khi bay trong không khí. Do khí clo hút nước nên binh sĩ có thể chống lại chất độc này bằng cách sử dụng tấm giẻ tẩm nước để trước mũi.

Quân Anh từng tìm cách sử dụng khí clo ở thành phố Loos tại Pháp. Tuy nhiên, khí clo bay ra đổi hướng do gió thổi ngược và khiến quân Anh tổn thất không nhỏ sinh lực.

Loại khí làm phổi ngập nước

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 7

Chó đeo mặt nạ phòng độc.

Khí độc phosgene là loại tiếp theo được sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Lần đầu tiên nó được sử dụng là vào tháng 12.1915. Quân Đức chọn loại khí độc này vì nó không màu và có mùi cỏ khô.

Để phát hiện được mùi của khí phosgene, nồng độ của khí này phải đạt mức cao. Phosgene phản ứng với protein trong các túi phổi và khiến máu không thể lưu thông dẫn đến chết ngạt. Khí độc này mạnh hơn clo và các triệu chứng mất khoảng 48 tiếng để kết thúc. Tác động ngay lập tức của nó là ho, ngứa mắt và khó thở. Phosgene khiến phổi ứ nước và làm nạn nhân tử vong.

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 8

Không chỉ người mà cả lừa cũng đeo mặt nạ phòng độc.

Theo đánh giá của tờ BI, hơn 85% trong tổng số 91.000 ca chết vì khí độc hồi Thế chiến 1 là do khí độc phosgene gây ra. Con số chính xác chưa thể đưa ra vì quân đội các nước thường trộn phosgene cùng khí clo để gây hiệu quả mạnh hơn một đơn chất.

Lí do trộn các hợp chất là bởi sau một thời gian chiến tranh, nhiều binh sĩ tự trang bị cho mình mặt nạ chống độc. Để buộc đối phương tháo mặt nạ phòng độc, trong khí độc phải chứa chất clo khiến họ hắt hơi, sổ mũi hoặc ngứa mắt. Khi tháo mặt nạ ra dụi mắt, khí phosgene sẽ phát huy tác dụng giết nạn nhân.

Cứ phồng rộp da là chết

Vũ khí vô hình, bị cấm trong chiến tranh vì quá nguy hiểm - Hình 9

Khí độc không mùi và khiến nạn nhân tổn thương nhanh chóng mắt, hệ hô hấp và da.

Một trong những loại khí phổ biến nhất trong chiến tranh hiện đại là khí mù tạt sulphur. Khí mù tạt gồm nhiều loại chất khác nhau, thường là không màu nhưng có mùi tỏi hoặc hơi hăng. Khí độc này khiến da phồng rộp và bỏng nếu tiếp xúc. Điểm đặc trưng là những chỗ phồng rộp có chất dịch màu vàng bên trong.

Khí mù tạt nguy hiểm chính vì không có triệu chứng cụ thể. Ở thời điểm da bắt đầu mẩn ngứa và phồng rộp, đó là lúc nạn nhân biết mình sắp chết. Khí mù tạt có hiệu quả rất lớn vì khi binh sĩ tiếp xúc khí này, họ sẽ mất khả năng quay lại chiến trường đánh nhau. Những người còn sống cũng dễ mắc ung thư hơn sau khi về già.

______

Một loại vũ khí khi nổ sẽ tạo ra các mảnh vỡ rất khó nhìn thấy và khiến bác sĩ rất vất vả để gắp mảnh vỡ ra ngoài. Đón đọc kì 2 xuất bản lúc 0h30 ngày 15.7.

Theo Danviet

Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler

Cuộc tấn công tổng lực vào Liên Xô khiến hàng chục triệu người thiệt mạng năm 1941 của phát xít Đức được xem là cuộc xâm lược ác liệt nhất trong lịch sử.

Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler - Hình 1

Trận Stalingrad đánh dấu sự thất bại của quân Đức ở mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia.

Sau khi đánh chiếm Pháp và nhận thấy việc tấn công Anh không hề dễ dàng, phát xít Đức chuyển sự chú ý trở lại mặt trận phía Đông với tham vọng thôn tính Liên Xô vào mùa xuân năm 1941. Đây được đánh giá là chiến dịch đẫm máu nhất trong lịch sử và cũng là nguyên nhân đẩy phát xít Đức vào tình cảnh diệt vong, theo National Interest.

Cuộc chiến trên bộ

Ngày 22/6/1941, lục quân và không quân Đức tràn vào biên giới Liên Xô. Cùng ngày, quân đội Romania cũng tấn công khu vực Bessarabia do Liên Xô kiểm soát. Phần Lan tham chiến sau đó một tuần, trong khi máy bay và bộ binh Hungary mãi tới đầu tháng 7 mới tham gia.

Ở thời điểm đó, lượng lớn quân Italy đang trên đường tới mặt trận phía Đông. Một sư đoàn quân tình nguyện Tây Ban Nha cũng tham gia chiến đấu.

Trong 5 tháng đầu cuộc chiến, Đức chiếm thế áp đảo, trước khi vấp phải mùa đông khắc nghiệt cùng sự chống cự kiên cường của Hồng quân Liên Xô ở ngoại ô Moscow, khiến quân Đức sa lầy và chịu thất bại nặng nề ở Stalingrad.

Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler - Hình 2

Kursh là trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử. Ảnh: Wikipedia.

Trận Kursk năm 1943 đặt dấu chấm hết cho tham vọng tấn công Liên Xô của Đức. Giai đoạn 1943-1945 chứng kiến đà phản công từ Liên Xô với những trận đánh phi thường khiến Đức choáng váng. Đức và Liên Xô rơi vào cuộc chiến tiêu hao sinh lực, trong đó cả hai bên đều tổn thất về vũ khí trang bị và con người. Liên Xô nhận được sự hỗ trợ của phương Tây trong khi Đức dựa vào nguồn lực ở khu vực châu Âu bị chiếm đóng.

Cuộc chiến trên không

Cuộc chiến không cho phép sử dụng lực lượng ném bom chiến lược ở cả hai phía. Liên Xô phát động không kích vào các thành phố Đức trong những ngày đầu của cuộc chiến và hứng chịu tổn thất nặng nề. Ngược lại, không quân Đức tập trung cho nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh. Đức cũng phát động tập kích đường không quy mô lớn vào các thành phố Liên Xô, nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược.

Liên Xô có bước phát triển trong chiến tranh nhưng sự hiệu quả, đặc biệt trong chiến đấu cơ, vẫn không thể bằng Đức. Điều này diễn ra ngay cả khi ngành công nghiệp hàng không Liên Xô vượt xa Đức, cũng như các đợt ném bom hiệp đồng của quân Đồng minh kéo sự chú ý của không quân Đức về mặt trận phía Tây.

Cuộc chiến trên biển

Chiến tranh trên biển hiếm xảy ra ở mặt trận phía Đông. Tuy nhiên, Liên Xô và phe Trục vẫn giao tranh ở khu vực Bắc Cực, biển Baltic và Biển Đen trong suốt cuộc chiến.

Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler - Hình 3

Hải quân Liên Xô không có quá nhiều vai trò trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia.

Ở phía bắc, lực lượng không quân và hải quân Liên Xô hỗ trợ biên đội tàu hộ tống phe Đồng minh đến cảng Murmansk, quấy rối các căn cứ Đức ở Na Uy. Ở Biển Đen, tàu chiến Đức và Romania giao tranh với Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, giành được những thắng lợi quan trọng cho đến khi cục diện trên bộ đảo chiều.

Ở biển Baltic, tàu ngầm Nga và xuồng nhỏ phát động chiến tranh du kích chống Đức và Phần Lan trong ba năm đầu, dù Đức giành ưu thế hải quân mặt nước để hỗ trợ các cuộc lui binh trong năm cuối chiến tranh.

Cái giá phải trả

Thống kê sơ bộ cho thấy Liên Xô có khoảng 7 triệu quân nhân thiệt mạng trong chiến đấu, 3,6 triệu người khác chết trong trại tù binh Đức. Phía Đức mất 4 triệu quân và 370.000 tù binh thiệt mạng. Khoảng 600.000 binh sĩ từ các nước Đông Âu cũng bỏ mạng trong chiến dịch xâm lược Liên Xô của Hitler. Con số này chưa tính đến những người thiệt mạng trong cuộc chiến Đức - Ba Lan hay Nga - Phần Lan.

Người dân mắc kẹt trong vùng chiến sự bị ảnh hưởng nặng nề do chính sách chiếm đóng đáng sợ của Đức. Khoảng 15 triệu người dân Liên Xô được cho đã bị sát hại, 3 triệu người Ba Lan chết và khoảng 3 triệu người Do Thái ở Ba Lan cũng chung số phận. Phía Đức chịu thiệt hại khoảng 500.000 đến 2 triệu cư dân sau chiến tranh.

Dù còn nhiều tranh cãi về tổn thất trong cuộc chiến, rõ ràng mặt trận phía Đông vẫn là cuộc xung đột ác liệt nhất trong lịch sử loài người, đồng thời là đòn quyết định của Liên Xô nhằm vào Đức, khiến quân Đức hứng chịu thương vong nặng nhất trong Thế chiến II, chuyên gia quân sự Robert Farley nhận định.

Duy Sơn

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
22:58:27 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
23:43:14 23/02/2025
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chứcTổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức
08:29:07 24/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
22:49:11 23/02/2025
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
22:31:05 23/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấuÔng Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu
21:08:30 23/02/2025

Tin đang nóng

Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con traiChia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai
16:53:46 24/02/2025
Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêmĐiếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm
19:05:23 24/02/2025
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạnLạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn
14:57:02 24/02/2025
Lí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặngLí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặng
16:19:15 24/02/2025
Rùng mình cảnh tượng bé gái hoảng loạn khóc lớn khi bị kẹt chân trong thang cuốn của Trung tâm thương mạiRùng mình cảnh tượng bé gái hoảng loạn khóc lớn khi bị kẹt chân trong thang cuốn của Trung tâm thương mại
14:54:23 24/02/2025
Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"
15:09:10 24/02/2025
Người đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộNgười đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộ
18:50:19 24/02/2025
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừngLộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng
18:22:24 24/02/2025

Tin mới nhất

Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

20:56:15 24/02/2025
Đại sứ Pháp tại Philippines Marie Fontanel nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, khi phát biểu trên boong tàu sân bay Charles de Gaulle đang thăm Philippines.
Ukraine tung hệ thống vận tải UAV giúp rút ngắn thời gian tiếp tế

Ukraine tung hệ thống vận tải UAV giúp rút ngắn thời gian tiếp tế

20:52:04 24/02/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết hệ thống mới được giới thiệu sẽ rút ngắn đáng kể thời gian chi viện nhiều loại UAV cho tiền tuyến.
Liên hợp quốc nỗ lực hết sức nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine

Liên hợp quốc nỗ lực hết sức nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine

20:24:32 24/02/2025
Các nghị quyết mà Đại hội đồng LHQ thông qua không mang tính ràng buộc, nhưng có sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc xung đột.
Trung Quốc tuyên án chung thân 4 nhân vật chủ chốt trong vụ gian lận viễn thông xuyên biên giới

Trung Quốc tuyên án chung thân 4 nhân vật chủ chốt trong vụ gian lận viễn thông xuyên biên giới

20:07:05 24/02/2025
Cùng với việc áp dụng các hình phạt khắc nghiệt, tòa còn ra lệnh cho các bị cáo phải hoàn trả số tiền gian lận mà có, đồng thời đảm bảo các nạn nhân bị lừa sẽ được nhận lại tiền một cách nhanh chóng.
Tại sao EU lại hướng tới Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này?

Tại sao EU lại hướng tới Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này?

19:59:44 24/02/2025
Thứ hai, tình hình an ninh châu Âu đang có nhiều thách thức. Điều này buộc EU phải tìm kiếm đối tác để tăng cường năng lực phòng thủ, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam.
Email châm ngòi mâu thuẫn giữa tỷ phú Musk và lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ

Email châm ngòi mâu thuẫn giữa tỷ phú Musk và lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ

19:58:24 24/02/2025
Trong thời gian qua, DOGE đã đi khắp các cơ quan chính phủ, nghiên cứu hệ thống máy tính, đào sâu vào ngân sách và tìm kiếm những dấu hiệu lãng phí, gian lận và lạm dụng.
Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

Nga cáo buộc vụ nổ ở lãnh sự quán tại Pháp có dấu hiệu tấn công khủng bố

18:32:49 24/02/2025
Bà Zakharova đồng thời nhấn mạnh rằng Nga sẽ đề nghị giới chức Pháp điều tra kỹ lưỡng về vụ việc đồng thời tăng cường an ninh tại các trụ sở cơ quan đại diện Nga tại Pháp.
Lãnh đạo nhiều quốc gia đi tàu đến thủ đô của Ukraine

Lãnh đạo nhiều quốc gia đi tàu đến thủ đô của Ukraine

18:29:42 24/02/2025
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cùng Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - ông Andrii Yermak - đã đón các vị khách tại ga tàu hỏa, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

15:29:13 24/02/2025
Tình trạng này thể hiện rõ qua việc nhiều nhà hàng chỉ mở cửa vào buổi tối, đóng cửa ban ngày trong tuần và mùa cao điểm cuối năm gần như biến mất.
Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

15:22:53 24/02/2025
Về phần mình, Đại úy Valery N. Zubarev, Tùy viên Quốc phòng của Nga tại Cuba, bày tỏ cảm kích trước tình cảm của nhân dân Cuba cùng nhân dân Nga lưu giữ ký ức về chiến công của Hồng quân cũng như đóng góp của Liên Xô cho hòa bình thế gi...
Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

15:13:32 24/02/2025
Trước đó, vào tháng 1 năm nay, Đại sứ Israel tại Mỹ Yechiel Leiter đã cáo buộc Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sissi vi phạm thỏa thuận hòa bình năm 1978 giữa Israel và Ai Cập, do Mỹ làm trung gian.
Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

14:49:02 24/02/2025
Các cuộc đàm phán hiện vẫn đang tiếp tục. Một câu hỏi được đặt ra là Ukraine sẽ đối mặt với sức ép như thế nào nếu có một thỏa thuận. Câu hỏi còn lại là Tổng thống Trump sẽ trừng phạt Kiev ra sao nếu nước này từ chối ký vào thỏa thuận.

Có thể bạn quan tâm

Demi Moore giành giải Nữ chính xuất sắc tại SAG

Demi Moore giành giải Nữ chính xuất sắc tại SAG

Hậu trường phim

20:55:10 24/02/2025
Demi Moore vừa có bài phát biểu xúc động khi giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại lễ trao giải SAG 2025 cho vai diễn trong phim kinh dị The Substance .
Mẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trình

Mẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trình

Sao việt

20:39:33 24/02/2025
Chiều 23/2, ca sĩ Quang Dũng thông báo tin buồn khi mẹ anh - bà Nguyễn Thị Bê - qua đời sau thời gian mắc bạo bệnh, hưởng thọ 84 tuổi.
"Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah lâm nguy ngay sau khi tuyên bố từ mặt bố mẹ

"Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah lâm nguy ngay sau khi tuyên bố từ mặt bố mẹ

Sao châu á

20:35:09 24/02/2025
Nhất cử nhất động của Lee Ji Ah trong những ngày vừa qua đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng vì vụ tranh chấp hơn 600 tỷ.
Kanye West không muốn cuộc hôn nhân kết thúc

Kanye West không muốn cuộc hôn nhân kết thúc

Sao âu mỹ

20:32:33 24/02/2025
Theo nguồn tin từ New York Post, Kanye West đang cố gắng hết sức để gìn giữ cuộc hôn nhân với Bianca Censori trước những tin đồn về rạn nứt tình cảm.
Ngôi sao 62 tuổi gây chú ý tại "Đạp gió" bản Trung 2025

Ngôi sao 62 tuổi gây chú ý tại "Đạp gió" bản Trung 2025

Tv show

20:29:33 24/02/2025
Mùa thứ 6 của chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng Đạp gió đang ghi hình. Nhiều ca sĩ tham gia đã bắt đầu lộ diện.
Vụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộc

Vụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộc

Netizen

20:28:34 24/02/2025
Cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt về việc Tiktoker Phạm Thoại có cần sao kê hơn 16,7 tỉ đồng quyên góp cho bé Bắp.
Chu Thanh Huyền lườm cháy mắt Quang Hải ngay trên "tóp tóp", nguyên nhân rất khó tin

Chu Thanh Huyền lườm cháy mắt Quang Hải ngay trên "tóp tóp", nguyên nhân rất khó tin

Sao thể thao

19:34:59 24/02/2025
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải nổi tiếng nghiêm túc, lì lợm trên sân cỏ nhưng khi về nhà với Chu Thanh Huyền thì tính cách khác hẳn. Ngoài làm việc nhà, chăm sóc con, Quang Hải còn chăm cùng vợ làm content để đăng tải lên mạng xã hội.
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Sức khỏe

18:19:00 24/02/2025
Beta-glucan thường khuyên dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các chất hóa học ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Tin nổi bật

18:07:56 24/02/2025
Người dân đi dạo thì phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thủ Đức, chân người này có hình xăm mặt quỷ.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Ẩm thực

16:59:33 24/02/2025
Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng. Bữa tối vừa ngon lại có sự trải nghiệm hương vị mới mẻ thế này chắc chắn cả nhà sẽ thích.