Vũ khí Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường như thế nào?
Truyền thông Nga đăng tải bức ảnh chỉ ra rằng máy bay chiến đấu không người lái CH-4B của Trung Quốc đã xuất hiện tại một căn cứ quân sự của Iraq
Trung Quốc bán UAV cho Iraq?
Theo Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Moscow (Nga), một bức ảnh đăng tải trên mạng đã chỉ ra rằng UAV CH-4 đã xuất hiện ở một căn cứ quan sự của quốc gia Trung Đông này.
Đây là mẫu UAV được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và công nghệ hàng không Trung Quốc (CASC), phiên bản dành cho xuất khẩu. Các phiên bản UAV CH-4 được thiết kế sao chép từ mẫu MQ-1 Reaper của General Atomics (Mỹ) và đã phục vụ trong không quân Trung Quốc từ năm 2013.
CH-4 có sải cánh dài 18m và trọng lượng cất cánh tối đa 1.350kg. Trung Quốc có 2 phiên bản của mẫu UAV này là CH-4A làm nhiệm vụ do thám và CH-4B làm cả nhiệm vụ do thám lẫn tấn công. CH-4A có thể hoạt động liên tục trong vòng 30 giờ hay phạm vi 5.000km. Nó có thể vươn tới độ cao 5.000 đến 7.000m và tốc độ tối đa 150 – 170km/h.
CH-4B có thể mang theo tổng cộng 6 loại vũ khí có trọng lượng lên tới 250 đến 350kg, trong đó có một tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laze AR-1, có thể phóng từ độ cao 5.000 mét và một vài bom dẫn đường bằng vệ tinh, trọng lượng 100kg. Nếu được trang bị đầy đủ vũ khí và chất đầy tải trọng, nó có thể hoạt động được trong vòng 14 giờ.
Hình ảnh được cho là CH-4B tại căn cứ quân sự của Iraq
CH-4 sử dụng chung động cơ với phiên bản cũ CH-3/3A, tuy nhiên sự cải thiện về khả năng khí động học đã khiến mức tiêu thụ nhiên liệu giảm đi 15% và giúp chiếc máy bay có thể bay được xa và lâu hơn.
Chiếc UAV được trang bị 2 hệ thống do thám, khung gầm quang điện 4 trong 1 và một radar góc mở tổng hợp. Ngoài ra, CH-4 cũng có một chút khả năng tình hình, khi 80% thân máy bay được bằng vật liệu tổng hợp, khiến chiếc UAV khó bị phát hiện bởi radar kẻ địch. Động cơ pít-tông cũng hoạt động tương đối yên lặng.
Video đang HOT
Theo bức ảnh vừa xuất hiện trên mạng thì Iraq đã nhận được UAV CH-4B chứ không phải CH-4A.
Vào năm 2014, đã có những thông tin cho rằng CH-4 đang được bay thử tại Algeria. CH-4 được cho là hiện đại hơn CAIG Wing Loong, vốn đã được xuất khẩu ra một vài nước. Nó cũng được cho là ít tốn chi phí hơn việc vận hành một xe tăng chủ lực, cũng như có giá bán thích hợp cho những nước đang phát triển.
Vũ khí Trung Quốc đang phổ biến tại mọi điểm nóng
Việc UAV của Trung Quốc được bán cho Iraq sẽ đánh dấu một dấu mốc quan trọng cho nền công nghiệp quốc phòng của cường quốc châu Á này.
Iraq đang là một đất nước có chiến tranh, là một trong những điểm nóng nhất toàn cầu khi bộ binh của họ phải đối mặt với tổ chức khủng bố IS, còn trên bầu trời là các cuộc không kích dồn dập nhằm vào IS mà Mỹ và đồng minh phát động.
Tuy nhiên, Iraq cũng là một quốc gia phức tạp trong việc sử dụng vũ khí. Họ được Mỹ viện trợ nhiều loại khí tài hiện đại từ không quân đến lục quân. Tuy nhiên họ vẫn có thói quen sử dụng vũ khí Nga. Bằng chứng là Iraq đã đặt hàng hơn 50 trực thăng Mi-28 – mệnh danh “thợ săn đêm” của Nga.
Việc Trung Quốc tự phát triển UAV, dù bị cho là đánh cắp công nghệ của Mỹ và bán cho Iraq đã đánh dấu quốc gia này bắt đầu chen chân vào cạnh tranh trực tiếp với hai ông lớn là Mỹ và Nga.
Và cách mà Trung Quốc tự tin cạnh tranh đó là đem cho các quốc gia đang phát triển cơ hội được sử dụng vũ khí với chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với vũ khí “chính hãng.”
UAV CH-4B của Trung Quốc trong một cuộc triển lãm
“Hàng nhái” của Trung Quốc đang là một thách thức thực sự với nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ và Nga. Chất lượng Mỹ, Nga đang bị thách thức và nguy cơ không thể chiếm được thị trường với các nước đang phát triển khi Trung Quốc tự tin với các sản phẩm đa dạng, giá rẻ.
Năm 2014 cũng đánh dấu việc Trung Quốc vươn lên vị trí xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, sau Mỹ, Nga và trên Pháp, Đức. Và điểm lại các điểm nóng trên toàn cầu, có thể thấy rằng quân đội chính phủ Iraq, Syria đều có vũ khí của Trung Quốc trong biên chế như pháo hạng nặng, pháo phản lực, và nay là UAV.
Và ngược lại, phe ly khai ở Syria, phe ly khai ở Ukraine… cũng sở hữu các vũ khí chống tăng, radar, vũ khí phòng không của Trung Quốc. Chưa kể đến những nghi vấn về lực lượng Hồi giáo IS cũng có vũ khí phòng không của Trung Quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia phát triển, thành viên quan trọng của NATO vừa qua cũng mua vũ khí của Trung Quốc với hệ thống tên lửa phòng không HQ-9. Những dấu hiệu này cho thấy Trung Quốc có định hướng riêng cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình và họ bắt đầu có thành công.
Theo Đất Việt
Báo Nga xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu: số lượng tàu chiến TQ đứng đầu
Trung Quốc có chi tiêu quân sự 126 tỷ USD, có thể huy động 750 triệu người, 9.150 xe tăng, 2.788 máy bay, 250 đầu đạn hạt nhân, 520 tàu chiến...
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu số hiệu 596 Type 056 biên chế ngày 1 tháng 7 năm 2013 cho Lực lượng Quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông. Loại tàu này Trung Quốc đang chế tạo rất nhanh, chỉ trong mấy năm nay đã hạ thủy 25 chiếc, dùng cho chiến tranh ở các vùng biển gần như biển Hoa Đông, Biển Đông nhằm chiếm đoạt đảo đá
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 23 tháng 3 dẫn tờ "Quan điểm" Nga ngày 21 tháng 3 đăng bài viết "Sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, Trung Quốc đứng thứ ba".
Theo bài báo, căn cứ vào xếp hạng sức mạnh quân sự mới nhất thế giới do trang mạng xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới Global Firepower công bố, Quân đội Nga đưng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ trong bảng xếp hạng các đội quân mạnh nhất thế giới. Quân đội Mỹ vẫn đứng đầu bảng, là đội quân mạnh nhất thế giới, còn Trung Quốc đứng thứ ba, sau đó lần lượt là Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 10.
Việc xếp hạng này không tính tới sức mạnh hạt nhân, chỉ xét tới năng lực của các quân đội trong điều kiện lục, hải, không quân sử dụng vũ khí thông thường. Việc xếp hạng này đã cân nhắc hơn 50 nhân tố, bao gồm các nhân tố như nguồn lực kinh tế, vị trí địa lý quan trọng của các nước có liên quan. Lần này đã tiến hành xếp hạng đối với quân đội của 106 quốc gia. Nhà phân tích của trang mạng này chỉ ra, chi tiêu quân sự của Mỹ vượt tất cả các nước lớn khác, đạt 612 tỷ USD, trang bị 8.300 xe tăng, 25.700 xe bọc thép, 1.700 khẩu pháo và 1.300 hệ thống phóng rocket.
Trong khi đó chi tiêu quân sự của Nga là 76 tỷ USD, những phương diện Nga vượt Mỹ gồm có: 15.500 xe tăng, 27.000 xe bọc thép, 4.600 khẩu hỏa pháo và 3.800 hệ thống phóng rocket. Đồng thời, tiềm lực huy động của Nga cũng vượt Mỹ. Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc là 126 tỷ USD, Trung Quốc đứng đầu về số lượng tàu chiến, đạt 520 chiếc.
Tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn Type 072 của Hải quân Trung Quốc. Đây là loại tàu có số lượng tương đối nhiều.
Theo bài báo, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc bước vào top 3 bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu. Trước đó, trang mạng "Business Insider" Mỹ từng thông qua hình thức biểu đồ để trình bày về sức mạnh quân sự của top 35 quốc gia trên thế giới.
Việc xếp hạng của "Business Insider" được tiến hành căn cứ vào 7 chỉ tiêu như xe tăng, vũ khí hạt nhân, máy bay, tàu sân bay, tàu ngầm, số lượng người có thể huy động và chi tiêu quân sự. Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng top 3.
Mỹ đứng đầu có 5 trong số 7 chỉ tiêu vượt Nga như máy bay, tàu sân bay và chi tiêu quân sự. Trong khi đó, Nga vượt Mỹ, đứng đầu về số lượng xe tăng và đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc đứng đầu về quân số.
Chi tiêu quân sự của Mỹ là 612,5 tỷ USD, có thể huy động hơn 145,2 triệu người, 8.325 xe tăng, 7.506 đầu đạn hạt nhân, 13.683 máy bay, 10 tàu sân bay, 72 tàu ngầm. Còn Nga có chi tiêu quân sự là 76,6 tỷ USD, có thể huy động khoảng 69,12 triệu người, 15.000 xe tăng, 3.082 máy bay, 1 tàu sân bay, 63 tàu ngầm.
Trung Quốc chi tiêu quân sự khoảng 126 tỷ USD, có thể huy động khoảng 750 triệu người, 9.150 xe tăng, 2.788 máy bay, 250 đầu đạn hạt nhân, 1 tàu sân bay, 69 tàu ngầm.
Tàu quét mìn Thường Thục Type 081 khởi công chế tạo vào tháng 12 năm 2009, hạ thủy vào tháng 5 năm 2012, biên chế cho đại đội 10, Hạm đội Nam Hải vào ngày 13 tháng 5 năm 2013
Theo Giáo Dục
Foreign Policy cảnh báo: Hiểm họa vũ khí giá rẻ Trung Quốc ngập thị trường Sự tăng cường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể sẽ gây ra mất ổn định trên thế giới và làm cho Mỹ khó khăn hơn nhiều khi can thiệp vào các quốc gia khác. Tạp chí Foreign Policy cảnh báo, sự tăng cường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể sẽ gây ra sự mất ổn định trên...