“Vũ khí thông minh” có thể ngăn chặn thảm kịch MH17
Sau thảm kịch MH17, bên cạnh câu hỏi ai là thủ phạm thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra là cách thức để ngăn chặn một thảm kịch tương tự trong tương lai.
Reuters cho hay, mọi máy bay dân sự đều trang bị bộ phát đáp để phát tín hiệu nhận dạng khi nhận được yêu cầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, tín hiệu này sử dụng chuẩn được gọi là Mode C, cung cấp mã nhận dạng và độ cao của máy bay. Mode C không được sử dụng trên các máy bay quân sự.
Những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như SA-11 Buk hay hệ thống trên tuần dương hạm USS Vincennes, bắn rơi chuyến bay Iran Air 655 năm 1988, không quan tâm đến chuẩn tín hiệu từ bộ phát đáp của máy bay mục tiêu. Khi người điều khiển chọn mục tiêu trên màn hình radar và khai hỏa, tên lửa sẽ chỉ truy tìm và tiêu diệt mục tiêu.
Đó là với những hệ thống cũ, ngày nay nhờ sự xuất hiện của các phần mềm điều khiển và bộ vi xử lý mới, khả năng tính toán và xử lý thông tin của những hệ thống phòng không đã cao hơn trước rất nhiều. Và chúng hoàn toàn có thể được lập trình để không nhắm bắn máy bay dân sự.
Một binh sĩ thuộc lực lượng ly khai thân Nga đứng trên mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 xấu số
Để làm được điều này sẽ cần có một hiệp ước quốc tế ràng buộc tất cả những nước sản xuất hoặc sử dụng các hệ thống phòng không tầm xa. Tất nhiên ngay cả khi có một hiệp ước như vậy thì nó vẫn cần được giám sát việc thực thi trên quy mô toàn cầu. Đó sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng các hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí hóa học, và giải trừ mìn sát thương đã được thực thi và giám sát khá tốt. Và cũng không có quá nhiều nước sản xuất hoặc sử dụng những hệ thống phòng không tầm xa. Vì vậy, đây là một việc có thể làm được.
Video đang HOT
Trong quá khứ, quân đội các nước từng có những thỏa thuận tương tự, như không bắn vào các phương tiện có dấu hiệu chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ, và họ đã thực hiện khá tốt. Hiển nhiên là sẽ có khả năng một bên nào đó lợi dụng hiệp ước này để gắn máy phát đáp dân sự lên máy bay quân sự. Nhưng trên thực tế có rất ít trường hợp phương tiện quân sự được cải trang bằng chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ. Và nếu được sử dụng thì nó cũng chỉ hiệu quả một lần.
Thi thể các nạn nhân vụ MH17 được đưa ra khỏi hiện trường
Người vận hành radar trên chiếc USS Vincennes khi nhìn thấy tín hiệu chiếc Airbus của Iran Air hướng thẳng về phía tàu của mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Người đã khai hỏa bắn hạ MH17 có lẽ cũng đã phạm một sai lầm tương tự. Tên lửa một khi đã được phóng đi thì không phân biệt mục tiêu đó là dân sự hay quân sự mà chỉ tuân theo sự điều khiển.
Công nghệ hiện nay có thể thay đổi điều đó. Tên lửa có thể được lập trình để không tấn công máy bay dân sự kể cả khi người điều khiển khai hỏa. Khi mà số lượng máy bay chở khách ngày càng tăng thì đây là một nhu cầu có thật.
Theo xu hướng hiện nay, vũ khí “thông minh” sẽ ngày càng phổ biến. Hy vọng một ngày nào đó sẽ xuất hiện những loại bom hay đạn pháo tự động không kích nổ khi được bắn vào các mục tiêu như bệnh viện, trại tị nạn…hay xe tăng không ngắm bắn vào trường học, dựa trên tọa độ GPS.
Còn hiện nay, bước đi đầu tiên có thể là một hiệp ước quốc tế để thiết kế các tên lửa phòng không tầm xa có khả năng tự phân biệt và không tấn công máy bay dân sự. Hiện ngành hàng không dân sự đang dần chuyển từ chuẩn Mode C sang Mode S, và nếu một hiệp ước nói trên ra đời thì nó cũng cần bao gồm chuẩn Mode S.
Kể từ khi các hệ thống phòng không tầm xa được đưa vào sử dụng, đã có nhiều vụ máy bay dân sự vô tình trở thành mục tiêu. Cả Nga và Mỹ nên hợp tác để thúc đẩy sự ra đời của một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Theo Tri Thức
Quan chức Nga: Tấn công Nga, tàu chiến NATO sẽ chìm sau 5 phút
Trước sự hiện diện của các tàu chiến NATO ở Biển Đen, các quan chức Nga cho hay Moscow không có gì phải lo ngại. Nếu nhằm vào Nga, các tàu NATO chỉ cầm cự được vài phút.
Tờ Pravda (Nga) cho hay số lượng tàu chiến của NATO trên Biển Đen hiện nay lớn hơn so với thời Liên Xô. Thậm chí trong cuộc chiến tranh với Gruzia năm 2008, NATO và Mỹ cũng không điều nhiều tuần dương hạm, khinh hạm, tàu tuần tra và các tàu trinh sát đến Biển Đen như vậy. Hiện có tổng cộng 9 tàu chiến các loại của NATO ở Biển Đen. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Nga cho biết Moscow không có gì phải lo ngại về điều này bởi trong trường hợp có những hành động khiêu khích nhằm vào Nga, các tàu chiến của NATO chỉ có thể cầm cự trong vòng vài phút.
"Trong khu vực Biển Đen có tuần dương hạm Vella Gulf của Hải quân Mỹ, khinh hạm Surcouf của Pháp, hai tàu trinh sát của Pháp và Ý, tàu trinh sát Elettra của Hải quân Ý" một nguồn tin cho hay. Bên cạnh đó còn có một tàu tuần tra của Ý, các tàu quét mìn của Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, một tàu chống mìn của Anh tham gia các cuộc tập trận của NATO.
Tuần dương hạm Vella Gulf của Mỹ tiến vào Biển Đen.
Theo Công ước Montreux ký kết từ năm 1936, tàu chiến từ các quốc gia không giáp Biển Đen chỉ có thể ở trong vùng biển này tối đa 21 ngày. Tuy nhiên trong suốt thời gian cuộc biểu tình Maidan ở Kiev (Ukraine) và sau khi kết thúc Olympics 2014 ở Sochi, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự đã để mắt thấy rằng cả Mỹ và NATO đều vi phạm công nước trên, về thời gian hiện diện cũng như kích cỡ các tàu chiến trong vùng Biển Đen.
Hạm đội Biển Đen của Nga cũng đã hoàn tất việc triển khai các tàu chiến ở khu vực này để tham gia vào các cuộc tập trận Hải quân. Có thông tin cho rằng các cuộc tập trận này sẽ diễn ra trong toàn bộ khu vực Biển Đen, trong đó các tàu chiến sẽ phóng tên lửa, các máy bay oanh tạc mục tiêu, các đơn vị tên lửa bờ và pháo binh thực hành tiêu diệt hạm đội tàu của địch và lực lượng đổ bộ. Các quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho hay mục tiêu của các cuộc tập trận này là nhằm "bảo vệ tuyến liên lạc đường biển và các khu vực triển khai".
Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow gần đây đã nói rằng do cuộc khủng hoảng Ukrane, liên minh quân sự này giờ đây buộc phải coi Nga là "kẻ thù hơn là đối tác". Trong khi đó Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen gần đây thừa nhận rằng Nga "tác chiến thông minh hơn và nhanh hơn NATO". Ông này nói thêm rằng thậm chí trong trường hợp lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc Nga can thiệp vào Ukraine, NATO sẽ không chiến đấu với Nga.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga phát biểu với trang politonline.ru rằng "NATO không đặt ra một mối đe dọa thực sự nào. Đây chỉ là hình thức tạo áp lực đối với Nga, nhằm ủng hộ Ukraine và làm yên lòng các đối tác của NATO. Các tàu chiến đang có mặt ở Biển Đen sẽ không thể gây ra thiệt hại đáng kể nào cho Hạm đội Biển Đen hoặc với lãnh thổ Nga, thậm chí ngay cả khi họ chủ định như vậy. Trong trường hợp tấn công Nga, chúng chỉ có thể sống sót trong vòng 5-10 phút mà không cần phải có một cuộc tấn công hạt nhân nào sau đó".
Tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ
Quan chức này cũng đề cập lại sự kiện máy bay ném bom Su-24 Nga liên tục bay lượn ở độ cao thấp, cự ly gần với tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở Biển Đen hồi tháng 4 năm nay. Các phương tiện truyền thông Nga khi đó dẫn "một số nguồn tin nước ngoài" cho hay 27 thủy thủ trên tàu khu trục USS Donald Cook viết đơn xin từ chức vì không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình.
Sau đó, có thông tin cho rằng Nga sẽ nối lại các chuyến bay huấn luyện trên vùng biển trung lập ở Biển Đen để giám sát hoạt động của các tàu chiến NATO.
Theo Tri Thức
400 xe chở nhiên liệu của quân đội NATO bốc cháy thành biển lửa Hơn 400 chiếc xe bồn chở nhiên liệu của quân đội NATO bị các tay súng Taliban đốt cháy ở bãi đậu xe nằm tại phía tây thủ đô Kabul, Afghanistan. Hashmatullah Stanekzai, phát ngôn viên cảnh sát Afghanistan sáng nay cho biết, Taliban tấn công đoàn xe lúc rạng sáng 5/7 theo giờ địa phương. Những chiếc xe chở nhiên liệu bốc...