‘Vũ khí’ then chốt để Ukraine phục hồi lưới điện
Quy mô của cuộc tấn công vào lưới điện là “chưa từng thấy trước đây trong thế giới hiện đại và do đó chúng tôi phải nghĩ ra các giải pháp”, một lãnh đạo ngành năng lượng Ukraine nói.
Các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào Ukraine đang gây tác động ít hơn so với đánh giá, nhờ vào sự chuẩn bị và tài ứng biến của Ukraine.
Theo tờ Politico, tuần vừa qua, quân đội Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào lưới điện của Ukraine, bắn loạt tên lửa hành trình đắt tiền vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, nhưng kết quả cuối cùng chỉ là gây mất điện trong một ngày.
Ông Volodymyr Kudrytskyi, Chủ tịch Ukrenergo, công ty điện lực nhà nước của Ukraine, nói với Polititco trong một cuộc phỏng vấn độc quyền: “Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chúng tôi nghĩ ra mọi cách để phối hợp sau các cuộc tấn công tên lửa”.
Các kỹ sư lập kế hoạch cho các tình huống có thể xảy ra để sẵn sàng với kế hoạch “định tuyến lại”, nhằm bù đắp cho việc mất một trạm truyền tải hoặc thậm chí tệ hơn là thiệt hại với cả một trạm phát điện. “Vì vậy, ngay cả với thiệt hại thảm khốc, ngay cả trong những thời điểm khó khăn này, chúng tôi vẫn có thể kết nối lại và cung cấp năng lượng. Tất nhiên, chúng tôi phải cắt giảm mức tiêu thụ để duy trì sự ổn định của hệ thống,” ông Kudrytskyi nói thêm.
Vị quan chức ngành năng lượng Ukraine cho biết: “80 đến 90% người Ukraine có thể bật đèn trong vòng một ngày sau cuộc tấn công – mặc dù bạn phải hiểu rằng điều đó không phải lúc nào cũng chính xác vì phần lớn phụ thuộc vào thiệt hại. Phải mất vài ngày nữa sau khi khôi phục phân phối điện cơ bản để ổn định hoàn toàn hệ thống.”
Tuy nhiên theo ông thành quả đó là đáng chú ý khi Ukraine đã mất khoảng 50% công suất điện do các cuộc tấn công của Nga.
Video đang HOT
“Theo quan điểm khiêm tốn của tôi, chúng tôi đang làm khá tốt. Kiểu tấn công này diễn ra với quy mô chưa từng thấy trước đây trong thế giới hiện đại, và do đó chúng tôi phải nghĩ ra các giải pháp. Chúng tôi không có ai khác để tham khảo ý kiến vì đơn giản là chưa có ai từng trải qua bất cứ điều gì gần như thế này trước đây”, ông Kudrytskyi nói.
Người Ukraine bây giờ nói đùa rằng các dịch vụ công có tiếng là trì trệ của đất nước đã được cải thiện kể từ khi cuộc xung đột bùng phát. Thay vì chờ đợi hàng tuần để sửa chữa điện hoặc nước, mọi thứ sẽ được sửa chữa chỉ trong vài giờ! Và trong khi cuộc tấn công bằng tên lửa đang khiến người dân thêm tức giận, họ cũng thấy an ủi phần nào và tự hào về sự khéo léo, tài tình đằng sau nỗ lực khôi phục điện và nối lại nguồn cung cấp nước, sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.
Thị trưởng của Lviv, Andriy Sadovyi, nói với Politico rằng khả năng ứng biến là một phần bí mật đằng sau những ánh đèn sáng trở lại. “Hệ thống năng lượng vốn không được xây dựng với ý tưởng rằng nó sẽ phải chống lại sự tấn công”, ông Sadovyi nói, “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng tôi được lập trình để trở nên khéo léo, ứng biến, đưa ra các giải pháp, sử dụng những gì sẵn có và những gì trong tầm tay”.
Tuần trước, cũng giống như các cuộc tấn công trước đây của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đặc biệt là kể từ ngày 10/10, các kỹ sư điện của nước này đã nhanh chóng hành động để lập trình lại các hệ thống máy tính nhằm định tuyến lại nguồn điện từ các trạm truyền tải không bị hư hại. Các bản vá đột xuất cần có thời gian, và việc sửa chữa thiệt hại vật chất thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.
Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại quốc gia này cũng nêu bật khả năng ứng biến của Ukraine, và không chỉ trong lĩnh vực năng lượng.
“Ở đâu có ý chí, ở đó có giải pháp. Họ đang làm nên những điều tuyệt vời”, ông Terry Taylor, một chuyên gia người Anh, đã từ bỏ thời gian nghỉ hưu thoải mái ở Oxford để mang kinh nghiệm làm việc hàng chục năm tại Châu Á và Châu Phi đến Ukraine, cho biết.
Với lưới điện, người Ukraine cũng đã chuẩn bị sẵn sàng ngay cả trước cuộc xung đột. Họ đã tích trữ nhiều phụ tùng thay thế, thiết bị chuyển mạch và dây cáp. Ông Kudrytskyi, lãnh đạo tập đoàn năng lượng Ukrenergo, cho biết: “Chúng tôi đã tích lũy được một kho vật liệu và thiết bị đáng kể, có lẽ là một trong những kho lớn nhất trên thế giới”.
Cho đến tháng 10, khi Nga nhắm dữ dội vào cơ sở hạ tầng năng lượng, Ukraine thậm chí còn có thể xuất khẩu điện sang EU, nhưng hiện tại nước này đang cần điện nhập khẩu. Kadri Simson, ủy viên năng lượng của EU, đã đến thăm Kiev hôm 1/11 và bày tỏ EU sẵn sàng giúp bổ sung nguồn dự trữ, đối phó với các đợt tấn công mới.
Ông Kudrytskyi cho biết kho dự trữ thiết bị và vật liệu khổng lồ mà Ukraine đặt mua đang cạn kiệt nhanh chóng.
Thị trưởng Sadovyi của Lviv cũng thừa nhận rằng nếu các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn và mùa đông khắc nghiệt, khả năng ứng biến sẽ gặp giới hạn. Trong cuộc tấn công vào tuần trước, người Nga còm tìm cách gây thiệt hại cho kết nối nguồn điện của Ukraine với nước láng giềng Ba Lan.
“Hôm nay thông điệp của tôi phải mạnh mẽ. Chúng tôi phải sẵn sàng sống sót mà không có điện và sưởi ấm trong một, hai, có thể là ba tuần”.
Ông cho biết Lviv và Ukraine sẽ cần hàng chục nghìn máy phát điện chạy bằng dầu diesel và nhiệt điện.
Một trong những lo lắng lớn nhất của Thị trưởng Sadovyi là làm thế nào để duy trì hoạt động của bệnh viện chính của Lviv, nơi đã được mở rộng rất nhiều để phục hồi chức năng cho cả quân nhân và dân sự bị thương trong chiến tranh, cũng như sản xuất và lắp các bộ phận giả.
Nhưng khi tuyết đầu mùa rơi và nhiệt độ đã giảm xuống dưới 0 độ C, chắc chắn thành phố nơi ông đã làm thị trưởng trong 16 năm, có thể sớm rơi vào tình thế nguy hiểm – cũng giống như toàn bộ Ukraine.
“Chúng tôi đang chuẩn bị tốt nhất có thể để xây dựng khả năng phục hồi và chúng tôi phải sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất”, ông Kurdrytskyi nói, “T,hời gian mất điện có thể kéo dài hơn năm tiếng so với tiêu chuẩn hiện tại, nhưng chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để cố gắng ngăn chặn điều đó xảy ra.”
Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga
Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/11 công bố các hướng dẫn chi tiết mới về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga.
Tuy nhiên, Washington và các nước đồng minh thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chưa nhất trí về mức giá.
Một trạm bơm dầu gần Dyurtyuli, CH Bashkortostan, LB Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết bản hướng dẫn mới nhằm giúp các công ty và hãng bảo hiểm hàng hải hiểu rõ cách thức để tuân thủ mức giá trần. Văn bản này quy định khi nào áp giá trần, đồng thời nêu rõ giá trần có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trường. Theo đó, giá trần sẽ không áp dụng trong trường hợp hoạt động chế biến quan trọng được thực hiện bên ngoài Liên bang Nga, ví dụ "dầu thô được tinh chế hoặc trải qua một quá trình chuyển đổi quan trọng khác làm sản phẩm mất đi tính chất riêng và biến thành sản phẩm mới với tên gọi, đặc tính và công dụng mới".
Hãng Sputnik đưa tin theo bản hướng dẫn cập nhật, Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép thực hiện các giao dịch liên quan việc nhập khẩu dầu mỏ Nga vào Bulgaria, Croatia, cũng như bất cứ quốc gia thành viên nào của Liên minh châu Âu (EU) không giáp biển, phù hợp với quy định của EU đưa ra hồi tháng 6 vừa qua, trong đó áp dụng một số miễn trừ đối với các nước nêu trên.
Ngoài ra, hướng dẫn nêu rõ Mỹ chỉ cho phép các hoạt động liên quan đến việc bốc dỡ dầu mỏ Nga trong các tình huống khẩn cấp như các tình huống đe dọa tính mạng của thủy thủ đoàn và môi trường.
Dự kiến các quan chức EU nhóm họp trong ngày 23/11 để thảo luận và nhất trí về mức giá trần cuối cùng áp với dầu mỏ Nga. Theo tờ The Wall Street Journal, Mỹ và các đồng minh đang đưa ra mức giá trần 60-70 USD/thùng. Nếu các nước đạt thỏa thuận, mức giá cụ thể sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định ngay cả khi đạt thỏa thuận về mức giá trần, Mỹ cũng sẽ không nhập khẩu dầu của Nga, chiểu theo lệnh hành pháp EO 14066 về việc này.
Trước đó, tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7 - gồm Anh, Đức, Italy, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản) đã nhất trí áp mức giá trần đối với dầu mỏ Nga và sẽ xem xét thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó giúp tăng sự ổn định của thị trường. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12/2022 đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu.
Phản ứng về động thái trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì ra nước ngoài nếu điều đó đi ngược lại lợi ích của Nga.
G7 lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga Ngày 2/9, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Hệ thống đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính G7 nêu rõ các bên cam kết...