Vũ khí tầm bắn 151km có thể gây tác động thế nào ở Ukraine?
Mỹ sẽ đáp ứng đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc cung cấp loại vũ khí tầm xa để tấn công sâu hơn nữa nhằm vào mục tiêu phía sau tiền tuyến của Nga.
Điều này đặt ra các thách thức mới mà quân đội Nga cần thích ứng hoặc đối mặt với tổn thất, Reuters nhận định.
GLSDB thực chất là bom dẫn đường được gắn động cơ rocket.
Vũ khí mới mang tên bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), vừa có thể được gọi là đạn rocket, vừa được coi là bom, giúp quân đội Ukraine tấn công mục tiêu với tầm bắn gấp đôi đạn tên lửa HIMARS hiện nay.
Hôm 1/2, Reuters là hãng truyền thông phương Tây đầu tiên dẫn nguồn tin quan chức Mỹ giấu tên, cho biết Washington sẽ đưa vũ khí mới này vào gói hỗ trợ quân sự sắp tới.
Đạn rocket GLSDB có tầm bắn 151km, đưa toàn bộ hậu phương của Nga vào tầm ngắm, bao gồm cả các mục tiêu quân sự ở bán đảo Crimea, Reuters cho biết.
Tùy vào số lượng đạn rocket GLSDB mà Mỹ cung cấp, Nga sẽ phải đưa lực lượng hậu cần lùi xa hơn khỏi tầm bắn của loại vũ khí này.
Điều này khiến các lực lượng chiến đấu Nga ở tiền tuyến gặp khó khăn hơn vì thiếu sự hỗ trợ hậu cần, cũng như làm phức tạp hơn các kế hoạch tiến công mới của Nga, Reuters đánh giá.
“Vũ khí mới có thể khiến các đợt tiến công của Nga chậm lại đáng kể”, Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói trên Reuters. “HIMARS đã tạo ra sự khác biệt nhưng loại đạn rocket này còn có thể tạo ra sự khác biệt lớn hơn”.
GLSDB thực chất là bom dẫn đường bằng GPS được gắn động cơ rocket. Khi đạt đến độ cao và tốc độ nhất định, đôi cánh sẽ được bung ra để đưa quả đạn liệng tới mục tiêu.
GLSDB do hãng Boeing của Mỹ hợp tác sản xuất cùng tập đoàn SAAB của Thụy Điển. GLSDB là sự kết hợp giữa bom GBU-39 và động cơ rocket M26, vốn có thể dễ dàng được tìm thấy trong kho vũ khí Mỹ.
Video đang HOT
Tầm bắn của đạn rocket GLSDB so với đạn HIMARS tiêu chuẩn ở Ukraine.
Theo Reuters, vì một số lý do, đạn GLSDB mà Mỹ sắp cung cấp cho Ukraine sẽ không tương thích với xe phóng HIMARS hiện có ở Ukraine. Nguyên nhân có thể là do Mỹ đã chỉnh sửa các xe phóng HIMARS trước khi gửi tới Ukraine, khiến các hệ thống này không thể khai hỏa vũ khí có tầm bắn xa hơn 80km.
Mỹ sẽ cung cấp xe phóng mới để quân đội Ukraine sử dụng với đạn GLSDB, Reuters dẫn nguồn tin cho biết. GLSDB có thể được chuyển cho Ukraine trong mùa xuân năm nay, theo tài liệu mà Reuters thu thập được.
Khi Mỹ cùng cấp cho Ukraine xe phóng HIMARS và đạn rocket tầm bắn 80km vào tháng 6/2022, quân đội Ukraine đã tạo ra sự khác biệt, phá hủy nhiều kho đạn và kho hậu cần của Nga.
Với GLSDB, Nga có thể sẽ phải dời kho đạn và kho hậu cần ra xa hơn phạm vi 80km. “Chúng tôi hiện không thể tấn công các mục tiệu hậu cần của Nga vì bị giới hạn ở khoảng cách 80km”, Oleksandr Musiyenko, một chuyên gia quân sự Ukraine, nói. “Nếu chúng tôi sở hữu vũ khí với tầm bắn vươn đến sát biên giới Nga, năng lực tấn công của Nga sẽ giảm đáng kể”.
“Với GLSDB, chúng tôi có thể làm gián đoạn mạng lưới hậu cần của Nga ở bán đảo Crimea”, ông Musiyenko, nói.
Đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, quyết định sắp tới gửi đạn rocket GLSDB cho Ukraine là giải pháp phù hợp khi chưa thể cung cấp cho Ukraine các tên lửa đạn đạo tầm bắn 300km.
GLSDB chỉ có sức công phá của một quả bom nặng 129kg, yếu hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo ATACMS nặng 1,6 tấn, nhưng vẫn đủ để gây khó khăn cho Nga, Reuters nhận định.
Trong tương lai, Mỹ vẫn có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm bắn xa hơn. Nhưng hiện tại, ưu tiên hàng đầu là đạn rocket GLSDB được chuyển tới Ukranie càng sớm càng tốt, ông Zagorodnyuk nói.
“Nếu được cung cấp sớm, loại vũ khí này có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường”, ông Zagorodnyuk nhận định.
Ukraine nghiên cứu chế tạo 'sát thủ' tiêu diệt xe tăng
Một đơn vị Ukraine đang mày mò với băng keo, cân, máy in 3D và những thứ khác nhằm biến những bộ phận của lựu đạn thành một sát thủ xe tăng.
Một binh sĩ Ukraine thử UAV tại Bakhmut . REUTERS
Tại một gian xưởng chật chội ở miền đông Ukraine, các binh sĩ nước này đang thử thách chế tạo một loại lựu đạn có thể thả từ máy bay không người lái (UAV) và diệt những xe tăng Nga nặng đến 40 tấn.
Trong tay họ chỉ có băng dính hai mặt, găng tay, vít lục giác, mỏ hàn, nhựa in 3D, vòng bi, cân kỹ thuật số và một quả lựu đạn phân mảnh DM51 của Đức. Đó là tất cả những thứ cần thiết để giải bài toán: làm thế nào để tạo một quả lựu đạn nhỏ bé nhưng có thể diệt xe tăng Nga.
"Chiến tranh là kinh tế và tiền bạc. Nếu bạn có một UAV 3.000 USD và một quả lựu đạn 200 USD mà có thể tiêu diệt một xe tăng 3 triệu USD thì rất thú vị", theo tờ The New York Times mới đây dẫn lời sĩ quan Graf phụ trách đội ngũ UAV của đơn vị.
"Quả lựu đạn hoàn hảo"
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine gần một năm trước, những tiến bộ công nghệ trên chiến trường chủ yếu là việc 2 bên tăng cường sử dụng UAV điều khiển từ xa.
Tầm quan trọng của UAV ngày càng tăng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc chiến, bao gồm cả do thám, điều hướng hỏa lực pháo binh và tấn công tự sát.
Một thành viên Lục quân Ukraine gắn lựu đạn vào UAV trước khi sử dụng ở tiền tuyến tại Pokrovske . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE NEW YORK TIMES
Giờ đây, Graf và nhóm của mình đang cố gắng nâng cao hiệu quả của UAV lên một tầm cao mới, sử dụng chúng để ném "quả lựu đạn hoàn hảo". Thách thức là chế tạo thành công quả lựu đạn đó.
"Đó là mục tiêu chính của chúng tôi," Graf cho biết tại trụ sở chính của đơn vị ở thành phố Sloviansk. Theo sĩ quan này, quả lựu đạn không được nặng hơn 500 gram, trọng lượng tối đa mà một máy bay không người lái DJI Mavic 3 có thể mang theo mà không làm gián đoạn chuyến bay.
Để tạo quả lựu đạn nhẹ hơn, nhóm đã sử dụng máy in 3D tạo một lớp vỏ nhẹ, chứa lượng chất nổ cần thiết để xuyên thủng lớp giáp của xe tăng, điều mà một quả lựu đạn nặng khoảng 450 gram không thể làm được.
Hiện tại, lựu đạn tốt nhất của họ là DM51 do Đức cung cấp, nhưng lựu đạn này không dành để chống tăng.
Chạy đua với Nga
Theo chuyên gia Samuel Bendett tại CNA, tổ chức nghiên cứu và phân tích ở Arlington (Mỹ), nỗ lực của máy bay không người lái của Ukraine được sắp xếp hợp lý hơn và làm việc trực tiếp với quân đội.
Điều đó có nghĩa là những phát minh của sĩ quan Graf và đồng đội có thể nhanh chóng được chia sẻ với các đơn vị UAV khác, trước khi được sử dụng trên thực địa mà không cần phải giám sát.
Báo Mỹ: UAV Nga rẻ hơn nhiều so với hệ thống phòng không Ukraine
Trong khi đó, Nga có cách tiếp cận mang tính công nghiệp hơn đối với cuộc chạy đua vũ trang bằng UAV, ưu tiên các loại đạn được sản xuất hàng loạt, mặc dù một số nhóm tình nguyện của Nga đạt tiến triển trong thử nghiệm và đưa UAV ra tiền tuyến. Theo ông Bendett, hạn chế duy nhất đối với Nga là bộ máy hành chính rườm rà trước khi có thể đưa thiết bị phù hợp vào tay binh lính của họ.
Sĩ quan Graf đưa bằng chứng về nỗ lực của Moscow nhằm cạnh tranh với Kyiv là OFSB, một loại lựu đạn nhỏ của Nga được thiết kế để thả bởi UAV Orlan-10. Quả lựu đạn ghi thời gian sản xuất là tháng 3.2022.
Sĩ quan này cho biết không có ai trong đội của anh thiệt mạng khi chế tạo lựu đạn, nhưng lực lượng ở tiền tuyến gặp nguy hiểm nhiều hơn và có người đã thiệt mạng vì không hiểu cách thức hoạt động của vũ khí mới.
Bất chấp rủi ro, Graf và nhóm của mình tiếp tục mày mò trong xưởng chế tạo đầy ắp các loại chất nổ khác nhau, tiến gần hơn đến loại lựu đạn diệt tăng khó nắm bắt. Hiện tại, họ có một loại lựu đạn mà họ nói có thể xuyên thủng áo giáp xe tăng Nga, nhưng nó vẫn quá nặng.
"Chúng tôi làm lựu đạn từ rác. Nhưng nếu bạn có thể phá hủy một chiếc xe tăng từ UAV Mavic, thì bạn là người giỏi nhất trong cuộc chiến này," anh nói đùa.
Nga có cách lách lệnh trừng phạt của phương Tây và Mỹ không thể làm gì được Lệnh trừng phạt của phương Tây không thể ngăn Nga tiếp cận sản phẩm điện tử công nghệ cao. Nga tiếp tục mua chất bán dẫn và vi mạch điện tử ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, bất chấp những hạn chế của phương Tây. Mặc dù Mỹ và các đồng minh của họ biết rõ thực trạng trên những...