Vũ khí siêu vượt âm của Mỹ khiến Nga lo sợ
Nga lo ngại rằng chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm liên lục địa của Mỹ có thể mang lại cho Washington khả năng “vô hiệu hóa” Moscow mà không cần tấn công hạt nhân phủ đầu.
Vũ khí siêu vượt âm của Mỹ khiến Nga lo sợ
Để đối phó, Nga cũng đang phát triển các loại vũ khí siêu vượt âm chiến lược nhằm bảo toàn năng lực răn đe hạt nhân.
Mối đe dọa từ vũ khí siêu vượt âm
“Chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm liên lục địa (hay &’Tấn công thần tốc toàn cầu’, theo cách gọi của Lầu Năm Góc) đặc biệt đáng báo động” – Vladimir Dvorkin, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận định trong một bản báo cáo mới đây.
Theo ông Dvorkin, nhiều quan chức và chuyên gia Nga tin rằng các loại vũ khí siêu vượt âm do Mỹ phát triển sẽ làm gia tăng đáng kể mức độ hiệu quả của chương trình tấn công toàn cầu và mang lại cho Washington khả năng vô hiệu hóa “Lực lượng hạt nhân chiến lược” của Nga, mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân.
Phương tiện bay siêu vượt âm X-51 Waverider
Đây không phải lần đầu tiên Moscow lo ngại về việc Washington đang tìm cách chiếm ưu thế hạt nhận trước Nga. Liên Xô trước đây cũng vậy.
Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh đã có thể kết thúc nhanh chóng hơn nhiều, nếu cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không phản đối Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Ngoại trừ điểm mấu chốt của SDI thì 2 nhà lãnh đạo đã tiến rất gần đến thỏa thuận cùng loại bỏ vũ khí hạt nhân trong cuộc họp thượng đỉnh tại Iceland vào tháng 10/1986.
Ông Gorbachev không tin rằng Mỹ sẽ chia sẻ công nghệ SDI với Liên Xô như ông Reagan đã đề xuất.
Trong cuốn “Reagan and Gorbachev: How the Cold War Ended”, ông Jack Matlock, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đồng thời từng là Đại sứ Mỹ tại Liên Xô đã thuật lại cuộc trao đổi giữa 2 nhà lãnh đạo:
Video đang HOT
“Xin lỗi ngài Tổng thống nhưng tôi không thể xem ý định chia sẻ SDI của ngài là nghiêm túc”, ông Gorbachev nói với ông Reagan, “Thiết bị giếng dầu, thiết bị máy móc kỹ thuật số hay thậm chí đến máy vắt sữa các ngài còn chưa sẵn lòng chia sẻ với chúng tôi. Việc chia sẻ SDI sẽ kích động cuộc Cách mạng Mỹ lần thứ 2! Chúng ta hãy thực tế”.
Theo phân tích của chuyên gia Dvorkin, do chương trình SDI của Tổng thống Reagan nên Liên Xô đã bắt đầu phát triển mạnh các loại vũ khí siêu vượt âm vào năm 1983, mặc dù cần lưu ý rằng, theo những nguồn tin mà ông Matlock dẫn lại thì cơ quan quốc phòng của Liên Xô không cho rằng SDI là một ý tưởng khả thi về mặt kỹ thuật.
“Liên Xô đáp trả chương trình SDI bằng một loạt biện pháp đối xứng và phi đối xứng”, Dvorkin viết, “Hệ thống tên lửa Albatross (sau này được đề cập là Project 4202) là một trong số đó”.
Theo nghiên cứu của Dvorkin, chương trình Albatross không bị hủy bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ mà vẫn tiếp tục cho tới nay.
Trên lý thuyết, thiết kế của tổ hợp này khá đơn giản: Ở giai đoạn phóng, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) UR-100N UTTKh (SS-19) sẽ đẩy một phương tiện bay siêu vượt âm (HGV) lên độ cao 80-90km, sau đó, HGV sẽ bay vòng trở lại bề mặt Trái Đất và tăng tốc theo quỹ đạo đi xuống. Nó có thể đạt tới vận gốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh.
Các vụ phóng thử đầu tiên của hệ thống Albatross được tiến hành trong giai đoạn 1991-1992 và các cuộc thử nghiệm bổ sung diễn ra trong hai năm 2001, 2004.
Một khi được triển khai, vũ khí siêu vượt âm của Nga có thể được gắn trên các ICBM hạng nặng Sarmat hoặc ICBM di động cỡ nhỏ hơn Topol-M.
Tuy nhiên, do Albatross được phát triển để đánh bại công nghệ SDI trước đây nên trớ trêu thay, HGV của nó dễ bị hạ gục bởi các hệ thống vũ khí chống tên lửa đạn đạo, như Patriot PAC-3 hoặc THAAD.
“Hiện không rõ Albatross (hay Project 4202) và HGV sẽ được bảo vệ như thế nào trước các hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ, khi chúng tăng tốc trong giai đoạn bay cuối” – Dvorkin viết.
Song, các nhà thiết kế cũng có rất nhiều lựa chọn. Chẳng hạn, sau khi tách ra từ phương tiện phóng, HGV có thể tiếp tục bay ở độ cao hơi thấp một chút (40-60km) cho tới khi nó vươn tới mục tiêu.
Khi gần tới mục tiêu, HGV sẽ bắt đầu lao xuống theo chiều gần như thẳng đứng, điều này giúp làm giảm nguy cơ bị các hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ đánh chặn.
Nga đang “lo hão”?
Mặc dù đang phát triển vũ khí siêu vượt âm nhưng Moscow vẫn e sợ các loại vũ khí cùng loại của Mỹ và Trung Quốc (ở một mức độ thấp hơn), cũng như khả năng 2 nước này tiến hành các đợt tấn công vô hiệu hóa.
Song sự lo sợ của Moscow trước các loại vũ khí siêu vượt âm của Mỹ có lẽ chỉ là “lo hão”.
Chuyên gia Dvorkin, hay một vài quan chức Mỹ, đã mô tả rằng những vũ khí siêu vượt âm mà Lầu Năm Góc phát triển nhắm tới các mục tiêu giá trị cao, có tốc độ di chuyển nhanh.
Dường như Mỹ đang có ý định sử dụng vũ khí siêu vượt âm nhằm vào các mục tiêu đặc biệt nguy hiểm, có khả năng thay đổi vị trí nhanh chóng. Tuy nhiên, phương thức giải quyết vấn đề này không đòi hỏi triển khai vũ khí siêu vượt âm với quy mô lớn.
“Tình hình tương đối giống với các hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ và châu Âu, chúng có khả năng ngăn chặn các vụ phóng tên lửa đạn đạo đơn lẻ hoặc theo loạt nhưng không đe dọa năng lực răn đe hạt nhân của Nga” – ông Dvorkin viết.
Mỹ cũng không có ý định tiến hành một cuộc tấn công trừ khử nhằm vào Nga.
Trung tâm chỉ huy phòng thủ quốc gia của Nga.
“Trước tiên, cuộc tấn công như vậy sẽ vô hiệu hóa bộ máy chỉ huy trung tâm, khiến một số lượng khổng lồ các loại vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân bị mất kiểm soát. Tình hình đó sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường, có thể ảnh hưởng tới cả Mỹ.
Thứ hai, Lực lượng hạt nhân chiến lược của Liên Xô duy trì khả năng sống sót cao nên có thể tiến hành tấn công trả đũa bất cứ lúc nào” – ông Dvorkin nhận định.
“Cũng vì những lý do này mà Mỹ không có ý định dùng vũ khí siêu vượt âm tấn công các trung tâm chỉ huy tối cao của Nga. Bên cạnh đó, một số cơ sở (của Nga) được bảo vệ rất chặt chẽ trước các cuộc tấn công hạt nhân, huống chi là các loại vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao” – ông Dvorkin kết luận.
Theo Soha News
Những trang bị, vũ khí Mỹ để mất vào tay IS
Những vũ khí trang bị mà IS thu được của lính Mỹ khó có thể giúp phiến quân tăng cường năng lực tác chiến đáng kể trên chiến trường.
Các vũ khí, trang bị IS tuyên bố thu được của lính Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: Twitter
Hôm chủ nhật, trang truyền thông Amaq của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng tải các bức ảnh chụp nhiều vũ khí, trang bị của lính Mỹ cùng một chứng minh thư quân đội của một người tên là Ryan Larson.
Theo bình luận viên Thomas Gibbons-Neff của Washington Post, trong số vũ khí trang bị trong bức ảnh có một cặp kính nhìn đêm không đúng tiêu chuẩn của trung liên Mk.48 và súng trường SCAR. Súng trường SCAR được xem là súng trường tương lai vì có thể cải tiến và sản xuất thành nhiều biến thể để sử dụng trong cận chiến và tác chiến tầm xa.
Loại súng này được trang bị cho nhiều đơn vị đặc nhiệm và là vũ khí ưa thích của trung đoàn đặc nhiệm Ranger số 75, đơn vị đôi khi cũng hoạt động ở tỉnh Nangahar. Năm ngoái, hai binh sĩ trung đoàn này được thưởng huân chương Sao bạc vì thành tích chiến đấu tại Nangahar.
Trong bức ảnh còn cho thấy bộ đàm PRC-148 MBITR. Thiết bị nhỏ màu đen này được trang bị cho lính bộ binh và thường dùng để liên lạc giữa các thành viên trong tổ đội chiến đấu và khi được trang bị ăng ten phù hợp có thể liên lạc được với máy bay cảnh giới phía trên.
Giống các thiết bị liên lạc radio Mỹ khác, thiết bị này cũng được mã hóa liên lạc, và nhiều khả năng các lực lượng Mỹ trong khu vực phải thay đổi mật mã để ngăn chặn IS nghe lén khi bộ đàm trên rơi vào tay chúng.
Ngoài ra, IS còn thu giữ được một ống phóng tên lửa chống tăng M72 LAW 66 mm, đạn phóng lựu 40 mm, đạn trung liên, nhiều ba lô, hai gói bộc phá nhỏ, một bao cát, một radio cầm tay, pháo sáng, miếng lót đầu gối, một túi đựng đồ, một nòng súng máy phụ, nhiều băng đạn súng trường, các quyển sổ nhật ký, trang bị vật tư y tế.
Tuy nhiên, IS dường như không thu được bất kỳ khẩu súng trường nào của quân đội Mỹ. Dù các gói bộc phá nhiều khả năng sẽ được đem bán ra chợ địa phương hoặc trở thành các thiết bị nổ tự chế, việc đăng ảnh các vũ khí trang bị Mỹ thu giữ được chỉ nhằm mục đích phô trương thanh thế chứ không hề tăng cường bất kỳ năng lực tác chiến nào cho IS trên thực tế.
Chứng minh thư của binh sĩ Ryan Larson bị phiến quân thu giữ. Ảnh: Twitter
Theo Gibbons-Neff, số vũ khí, trang bị và tài liệu này cho thấy một căn cứ của quân đội Mỹ có thể đã bị tập kích, hoặc một xe tuần tra rơi vào ổ phục kích của IS, khiến lính Mỹ phải rút lui mà không kịp mang theo toàn bộ quân bị. Vụ việc này nhiều khả năng có liên quan tới những binh sĩ Mỹ bị thương khi làm nhiệm vụ ở Nangahar, Gibbons-Neff nhận định.
Hồi tháng trước, tướng John W. Nicholson, chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ ở Afghanistan, cho biết 5 đặc nhiệm Mỹ bị thương do trúng đạn khi cùng lực lượng Afghanistan tham gia các chiến dịch truy quét các phần tử IS ở tỉnh Nangahar.
Tuy nhiên, cũng có thể số vũ khí trang bị này được IS gom nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, và tập hợp lại để chụp ảnh phục vụ mục đích tuyên truyền.
Hồi tháng một, Tổng thống Obama đã trao thêm quyền cho lính Mỹ ở Afghanistan để tiêu diệt phiến quân IS và các nhóm khủng bố khác. Thời điểm Mỹ bắt đầu tiến hành không kích, ước tính có khoảng 3.000 phiến quân IS kiểm soát một số ngôi làng ở tỉnh Nangahar. Trong 6 tháng qua, số phiến quân tại đây chỉ còn một nửa và chúng đang bị mất lãnh thổ, theo tướng Nicholson.
Duy Sơn
Theo VNE
IS tung ảnh 'đồ nghề' cá nhân của lính Mỹ lên mạng Hình ảnh các thiết bị và vũ khí cá nhân của lính Mỹ đã bị IS đưa lên mạng, trong đó có thiết bị liên lạc, ống phóng tên lửa vác vai, lựu đạn, máy vô tuyến... Bức ảnh "đồ nghề của lính Mỹ" do IS tung lên mạng - Twitter Trong các bức ảnh do thành viên tổ chức Nhà nước Hồi...