Vũ khí “siêu mật” Mỹ thất bại trước Triều Tiên ra sao?
Ngày 29.5, hãng tin Reuters đưa tin Mỹ đã từng tìm cách triển khai một loại vũ khí “siêu bí mật” để tấn công chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cách đây 5 năm nhưng đã “bó tay” và chịu thất bại trước Bình Nhưỡng.
Reuters dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết trong giai đoạn 2009-2010, Mỹ và Israel đã phối hợp phát triển một loại sâu máy tính tuyệt mật tên là Stuxnet có sức lây lan và phá hoại cực cao để đánh sập hệ thống chương trình vũ khí hạt nhân của Iran và Triều Tiên.
Theo đó, loại sâu máy tính này sẽ được bí mật kích hoạt khi người dùng sử dụng chức năng tiếng Hàn của nó trên máy tính bị nhiễm, và nó sẽ lây lan cho toàn bộ máy tính trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên, phá hủy các dữ liệu của chúng cũng như các máy ly tâm.
Tuy nhiên một cựu quan chức tình báo cấp cao Mỹ cho hay các điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ đã không tài nào tiếp cận được với các máy tính chủ chốt trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến các điệp viên Mỹ thất bại là do độ bảo mật cực cao cũng như cơ chế hoạt động quá độc lập của các hệ thống thông tin liên lạc ở Triều Tiên.
Triều Tiên hiện đang sở hữu một số mạng lưới thông tin liên lạc được xếp vào diện cổ điển và tách biệt nhất thế giới. Ở đất nước này, việc sở hữu máy tính cần phải có giấy phép của cơ quan an ninh, và mạng Internet chỉ được dành cho một số ít nhân vật tinh hoa. Triều Tiên hiện vẫn duy trì đường kết nối Internet duy nhất thông qua Trung Quốc.
Trong khi đó, người dân Iran lại sử dụng Internet rất rộng rãi và có nhiều mối liên hệ với các công ty nước ngoài nên rất dễ hứng chịu hậu quả từ các cuộc tấn công của những sâu máy tính như Stuxnet.
Từ lậu Washington đã bày tỏ quan ngại đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng mà họ cho là vi phạm các thỏa thuận quốc tế. Mặc dù phải hứng chịu nhiều lệnh cấm vận của phương Tây, song Triều Tiên vẫn quyết tâm không từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình.
Theo Trí Dũng (Reuters / Danviet.vn)
CIA dự đoán trật lất về xu thế toàn cầu 2015
Mặc dù sở hữu nền kinh tế phát triển ấn tượng nhưng tình báo nước Mỹ CIA lại dự đoán trật lất xu thế toàn cầu 2015.
Mặc dù sở hữu nền kinh tế phát triển ấn tượng nhưng tình báo nước Mỹ CIA lại không hề có kĩ năng về dự đoán tương lai.
Chuyên gia chính trị người Pháp Thomas Flichy de La Neuville chế giễu nước Mỹ mặc dù sở hữu nền kinh tế phát triển ấn tượng nhưng lại không hề có kĩ năng về dự đoán tương lai, ám chỉ việc CIA dự đoán "sai bét" về sự trỗi dậy của nước Nga trong năm 2015.
Theo lời ông Neuville, Hội đồng Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ (NIC) đã thất bại trong việc dự đoán sự trỗi dậy của nước Nga và những đe dọa từ Hồi giáo cực đoan vào năm 2015 trong báo cáo " Xu thế toàn cầu 2015: Cuộc đối thoại với các chuyên gia phi chính phủ" năm 2000. Sau này thực tế đã chứng minh rất nhiều ý tưởng trong báo cáo trên đều khác xa với sự thật, chuyên gia phân tích khẳng định.
Báo cáo "Xu thế toàn cầu 2015: Cuộc đối thoại với các chuyên gia phi chính phủ" năm 2000 của NIC.
Báo cáo Xu thế toàn cầu 2015 của NIC đưa ra dự báo vào năm 2015, Nga sẽ phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về sức mạnh địa chính trị. Hơn thế nữa, NIC còn gợi ý rằng Nga sẽ duy trì tình trạng yếu ớt và không thể thiết lập một liên minh đủ mạnh để đối chọi với nước Mỹ. Các nhà phân tích CIA không thể tưởng tượng rằng vào năm 2015, Nga lại thiết lập quan hệ đối tác với Trung Quốc và Iran, tạo ra một đòn nặng nề giáng vào các chính sách chiến lược của Mỹ ở cả hai châu lục Âu, Á.
Các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ cũng tính toán "trật lất" về năng lực của Quân đội Nga trong năm 2015. Theo báo cáo của NIC, Nga sẽ không thể duy trì lực lượng phổ thông chứ chưa kể đến việc xây dựng sức mạnh quân sự dựa trên lực lượng phổ thông, và Nga phải dựa chủ yếu vào kho vũ khí hạt nhân hết thời để bảo vệ mình khỏi các nước láng giềng. Một lần nữa thực tế đã chứng minh dự đoán này "sai bét".
Tuy nhiên, điều tệ hại hơn là các chuyên gia CIA cũng đã thất bại trong việc dự đoán nguy cơ từ Hồi giáo cực đoan. Miêu tả về viễn cảnh Trung Đông 2015, báo cáo của NIC viết về "những động lực xã hội mới" không bị ảnh hưởng bởi xu hướng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Dù các dấu hiệu về Hồi giáo cực đoan đã xuất hiện từ năm 2000 nhưng trong báo cáo của mình, CIA không hề nhắc tới vấn đề này trong tài liệu 100 trang.
Bất chấp sự thật là "Xu thế toàn cầu 2015" của NIC chẳng có ý tưởng nào đúng nhưng báo cáo "Xu thế toàn cầu 2030" đã được đề xướng và được bán cho các độc giả Châu Âu, những người chờ đợi "lời tiên tri" của các nhà thông thái Mỹ trong tương lai. "Thế giới năm 2030 dưới cái nhìn của CIA" đã được bán như "Kinh thánh của các chuyên gia", chuyên gia Neuville châm biếm.
Hải Yến (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
GĐ cơ quan tình báo Mỹ "bật mí" về chuyến thăm Triều Tiên Ông James Clapper, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ lần đầu công bố nhiều chi tiết liên quan đến chuyến thăm bí mật tới Triều Tiên, quốc gia bí ẩn nhất thế giới cuối năm ngoái để đàm phán trả tự do cho 2 công dân nước này là Matthew Miller và Kenneth Bae. Giám đốc Cơ quan Tình báo...