Vũ khí sát thương tích hợp AI, “con dao hai lưỡi” trong các cuộc chiến tương lai
Vấn đề tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào các hệ thống vũ khí sát thương hàng loạt đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên thế giới, điều này đã được khẳng định tại Diễn đàn Quân sự Hương Sơn vừa qua ở Trung Quốc.
Từ ngày 20-22/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 9 tại Bắc Kinh. Tại Diễn đàn, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai chiến tranh tiếp tục trở thành một trong những vấn đề được cả thế giới thảo luận sâu rộng, vấn đề này mới được đưa vào chương trình thảo luận của Diễn đàn từ năm 2018 nhưng nhận được sự quan tâm sâu sắc của các bên tham gia.
Hiện, AI đã trở thành kỹ thuật quân sự quan trọng mang tầm ảnh hưởng chiến lược đối với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Ngoài ra, trong bối cảnh các nước lớn đang cạnh tranh phát triển AI hóa quân sự, các quy tắc quốc tế có liên quan đang ngày càng thiếu tính phù hợp, đây là vấn đề mà các quốc gia tham dự đều cảm thấy quan ngại.
Công nghệ AI được quan tâm sâu rộng tại Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 9 ở Bắc Kinh. Nguồn: Xinhua
Đối mặt với những thách thức mang tính không xác định mà công nghệ AI mang lại, việc kiểm soát ứng dụng AI trong lĩnh vực quân sự đã trở thành sự đồng thuận chung của giới chuyên gia và các bên tham dự. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, bản chất của việc chế định các quy tắc quốc tế có liên quan là nhằm dẫn dắt sự phát triển của vấn đề ứng dụng công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự, phải thận trọng trong việc ứng dụng công nghệ này, một khi mất khống chế sẽ tạo thành cuộc chiến tranh “khủng khiếp” nhất trong lịch sử loài người.
Các bên tham gia Diễn đàn Hương Sơn bày tỏ quan ngại sâu sắc với các loại vũ khí được tích hợp công nghệ AI. Nguồn: Xinhua
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI, các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ được quyết định bởi bên nào áp dụng công nghệ này nhiều hơn trên chiến trường, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường an ninh tạo ra nhiều bất lợi cho binh lính tham chiến, việc vận dụng AI tiến hành thăm dò, thực hiện chiến tranh là một chiến thuật mới đang được nhiều quốc gia hướng đến.
“Trí tuệ nhân tạo cũng có thể cho phép các quốc gia tăng khả năng đàm phán trong khu vực và quốc tế. Nói cách khác, nếu một quốc gia có thể thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, thì sẽ có thêm cơ hội quật khởi, cũng có nghĩa là càng phát huy được ưu thế lực lượng trên “võ đài” quốc tế”, ông nói.
Trong lĩnh vực quân sự, phát triển AI đã trở thành vấn đề nóng trong những năm gần đây. Xét trên phương diện toàn cầu, trước đây đối với mỗi công ước của từng loại vũ khí đặc biệt, một vài quốc gia thể hiện sự quan tâm, tuy nhiên đến nay do sự phát triển của công nghệ AI, làm cho những loại vũ khí này càng gia tăng tính sát thương và các công ước liên quan đã không còn phù hợp. Đặc biệt, khi chế tạo thành công các loại hệ thống vũ khí có năng lực tự chủ tấn công thì lúc đó đã không có các quy tắc ràng buộc, do đó cần phải đánh giá đúng về việc sử dụng các hệ thống vũ khí này trong khu vực và quốc tế.
Đại diện Quỹ trí tuệ của Đề xướng Nhật Bản và Châu Á-Thái Bình Dương, Kato Yoichi cho rằng, hiện nay các hệ thống vũ khí mới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, quốc tế cần đưa ra các khung quy định để quản lý hiệu quả việc phát triển các hệ thống vũ khí mới. Trước mắt cần nhanh chóng đưa ra một bộ quy tắc quốc tế trong việc chế tạo những vũ khí có khả năng tự chủ tấn công, nhưng vẫn phải giữ được những nhân tố tích cực mà công nghệ AI mang lại.
Khi thảo luận về việc chế định quy tắc phát triển công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự, nhiều chuyên gia đã so sánh những hạn chế và phát triển của vũ khí hạt nhân, đồng thời chỉ ra, sau một thời gian dài nỗ lực, quốc tế đã hình thành nhiều hệ thống quy tắc ràng buộc, trong đó có Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, từ đó mang lại vai trò thực sự của vũ khí hạt nhân.
Nhanh chóng có những quy tắc chung kiểm soát vũ khí tích hợp AI là nhận thức chung của các bên tham gia Diễn đàn lần này. Nguồn: Xinhua
Chủ nhiệm Văn phòng Thư ký Diễn đàn Hương Sơn Triệu Tiểu Trác cho biết, công nghệ AI tạo ra những tác động tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào các quy tắc kiểm soát, khống chế công nghệ này. Giống như vũ khí hạt nhân, nếu phổ biến hạt nhât sẽ dẫn tới mối đe dọa lớn, mặc dù Điều ước không phổ biến hạt nhân chưa thực sự hoàn hảo nhưng nó vẫn có vai trò nhất định trong việc hạn chế hạt nhân.
“Vẫn chỉ có một số ít người ngay từ lúc sơ khai đã nhận ra bản chất tiêu cực của công nghệ này. Do đó, tôi hy vọng thông qua các cuộc thảo luận rộng rãi, chúng ta có thể đạt được sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế, dần dần kiểm soát mặt tiêu cực của trí tuệ nhân tạo và phát triển mặt tích cực”, ông nói.
Đối với các quy tắc quốc tế cần tập trung thảo luận và phân tích sâu rộng, chế định các quy tắc có liên quan nên tập trung vào những lĩnh vực quan trọng của việc ứng dụng AI vào quân sự, nếu như thay thế con người hoặc hệ thống vũ khí do con người điều khiển bằng một vũ khí thông minh “lạnh giá”, điều này sẽ dẫn đến rất nhiều vi phạm đạo đức và sát thương hàng loạt, đây cũng là những nguy cơ chính của việc phát triển AI trong lĩnh vực quân sự.
Cố vấn cao cấp của Diễn đàn Hương Sơn, Thiếu tướng nghỉ hưu Diêu Vân Trúc chỉ ra, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quyền đưa ra quyết sách cuối cùng phải nằm trong tay con người, đừng để các câu chuyện hủy diệt con người trong các bộ phim Hollywood trở thành sự thật, nên dựa trên các giá trị chung và sự thừa nhận đạo đức chung của nhân loại để thiết lập các quy tắc.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet
Điều gì chờ đợi hoàng quý phi Thái sau cú sốc phế truất?
Việc Vua Vajiralongkorn phế truất Hoàng quý phi Sineenat chỉ sau 3 tháng nói lên nhiều điều về cách cai trị của tân vương và cuộc tranh giành quyền lực của hoàng gia Thái Lan.
Hồi tháng 7, Sineenat Wongvajirapakdi được vua Thái ban tước là "hoàng quý phi" bên cạnh hoàng hậu mới - ân sủng lần đầu có trong gần một thế kỷ. Tuy nhiên, mới đây, cung điện cho biết bà đã bị trừng phạt vì cố gắng nâng mình lên "cùng địa vị với hoàng hậu".
Theo BBC, đối với một số nhà quan sát, sự sụp đổ của bà nói lên nhiều điều về hướng đi của chế độ quân chủ Thái Lan cũng như về tội lỗi mà bà bị cáo buộc phạm phải.
Chỉ vài tháng trước, Sineenat Wongvajirapakdi còn được ca ngợi trong tiểu sử chính thức của hoàng gia. Ảnh: Reuters.
Sineenat, 34 tuổi, là hoàng quý phi đầu tiên ở Thái Lan trong gần một thế kỷ. Khi được trao danh hiệu vào tháng 7, bà đã trở thành bạn đời chính thức nhưng không phải hoàng hậu của nhà vua ngay sau khi ông kết hôn với người vợ thứ tư, Hoàng hậu Suthida.
Quá khứ bí ẩn
Trong lịch sử, chế độ đa thê và việc nạp thiếp được các hoàng gia Thái Lan sử dụng để đảm bảo sự trung thành của các gia đình quyền lực trên khắp các tỉnh của vương quốc lớn.
Các vị vua Thái trong suốt nhiều thế kỷ đã lấy nhiều vợ hoặc thê thiếp. Lần gần nhất một vị vua Thái Lan có hoàng quý phi là vào những năm 1920 và danh hiệu này đã không được sử dụng kể từ khi nước này theo chế độ quân chủ lập hiến năm 1932.
Bà Sineenat được chính thức phong hiệu hoàng quý phi vào tháng 7. Thông tin trên lý lịch của bà còn sơ sài, chỉ có thông tin tiểu sử do hoàng gia công bố vào thời điểm đó.
"Chúng ta chỉ biết về quá khứ của bà ấy theo những gì mà hoàng gia muốn chúng ta biết", Pavin Chachavalpongasta, Phó giáo sư nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Kyoto, giải thích.
Sineenat tham gia lễ tang của cố quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Ảnh: Reuters.
Sinh năm 1985, bà đến từ miền Bắc Thái Lan và từng làm y tá. Từng có mối quan hệ với hoàng tử lúc bấy giờ là Vajiralongkorn, cuộc sống của bà trở nên gắn bó với bộ máy quân sự và an ninh hoàng gia.
Bà trở thành vệ sĩ, phi công, lính nhảy dù và gia nhập đội cận vệ hoàng gia. Đầu năm nay, bà được bổ nhiệm làm thiếu tướng.
Sau khi trở thành hoàng quý phi đầu tiên trong gần một thập kỷ, bà được hoàng gia phong tặng hàng loạt huy chương và tước hiệu.
Không lâu sau đó, bà gây chú ý với hình ảnh tạo dáng trong chiếc máy bay chiến đấu khi cung điện tung ra một loạt hình ảnh hoạt động của bà cùng tiểu sử chính thức. Tất cả đã được gỡ bỏ khỏi trang web chính thức.
Thất bại trong cuộc đấu hoàng gia
Theo thông báo chính thức trên công báo hoàng gia, Sineenat đã bị tước bỏ cấp bậc và danh hiệu vì "hành vi sai trái và không trung thành với quốc vương".
Tuyên bố nói rằng bà đã "tham vọng" và cố gắng "nâng mình lên cùng địa vị với hoàng hậu".
"Hành vi của hoàng quý phi bị coi là thiếu tôn trọng", thể hiện "sự bất tuân chống lại nhà vua và hoàng hậu" và lạm dụng quyền lực của mình để ra lệnh thay cho nhà vua.
Tuyên bố nói rằng nhà vua nhận thấy "bà cũng không biết ơn danh hiệu được ban cho mình, không cư xử phù hợp theo địa vị của mình".
Quốc vương Vajiralongkorn và Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi. Ảnh: Reuters.
Tamara Loos, giáo sư lịch sử và nghiên cứu Thái Lan tại Đại học Cornell, cho rằng sự thiếu minh bạch về những gì chính xác đã xảy ra là chìa khóa để hiểu vấn đề.
"Trong bất kỳ tình huống nào như vậy, bạn sẽ tìm thấy một hệ thống quyền lực ở hậu trường. Sineenat có thể là một phần của hệ thống đó và bà ấy có lẽ đã không hòa nhập được", bà nói, ý chỉ các phe phái của hoàng cung.
Bà nói thêm rằng ngôn ngữ của tuyên bố tước danh hiệu hoàng quý phi "gợi nhớ về thời đại mà phụ nữ không thể có quyền lực chính trị trực tiếp và vì vậy cách bạn nói về phụ nữ với 'ảnh hưởng' là họ có tham vọng".
Đối với bà Loos, tuyên bố này phù hợp với những gì bà xác định là "sự trỗi dậy của chế độ quân chủ tuyệt đối hiện đại ở Thái Lan".
Thông điệp của nhà vua
Cho đến nay, hoàng quý phi bị phế truất chỉ bị tước danh hiệu và không rõ điều gì đang chờ đợi bà ở phía trước.
"Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà ấy", ông Pavin giải thích và nói thêm rằng các thủ tục tố tụng khó có thể minh bạch.
Giống như cách lý lịch của bà bị hoàng gia kiểm soát, điều tương tự có thể xảy ra với tương lai của bà.
Sự giáng chức bất ngờ của Sineenat lặp lại những gì đã xảy ra với hai người vợ cũ của vua Vajiralongkorn.
Năm 1996, ông bài bác người vợ thứ hai của mình, Sujarinee Vivacharawongse - người đã trốn sang Mỹ - và không nhận bốn người con trai của hai người.
Năm 2014, người vợ thứ ba của ông, Srirasmi Suwadee, bị tước bỏ mọi chức danh và bị trục xuất khỏi hoàng cung trong khi cha mẹ bà bị bắt và bỏ tù vì tội khi quân. Con trai của họ, hiện 14 tuổi, được nhà vua nuôi dưỡng.
Những người vợ trước của ông chưa bao giờ đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về hoàn cảnh cụ thể của họ.
Kể từ khi lên nắm quyền, vua Vajiralongkorn đã thực thi quyền lực trực tiếp hơn cha mình.
Đầu năm nay, hai đơn vị quân đội quan trọng nhất ở thủ đô Bangkok được đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của ông, cho thấy sự tập trung quyền lực quân sự trong tay hoàng gia chưa từng có ở Thái Lan hiện đại.
"Ngôn từ tàn nhẫn và lạnh lùng được hoàng gia sử dụng để tố cáo Sineenat là cách nhà vua muốn hợp pháp hóa hình phạt cho bà ấy", ông Pavin giải thích.
Bà Loos đồng ý rằng nhà vua đang gửi thông điệp vượt ra ngoài người tình bị chối bỏ của mình.
"Nhà vua đang gửi tín hiệu rằng không ai có thể động vào ông ấy và một khi không còn sự sủng ái của ông ấy, bạn sẽ không thể kiểm soát số phận của mình. Mỗi động thái của ông ấy, dù là kinh tế, quân sự hay gia đình, đều cho thấy chuyên quyền của ông ấy", bà nói.
Theo luật khi quân của đất nước, việc phế truất gây tranh cãi không thể được thảo luận công khai trong nước nhưng các nhà quan sát tin rằng sự sụp đổ kịch tính của hoàng quý phi là điều gây sốc nhất với nhiều người.
Hoàng quý phi Thái bị phế truất vì âm mưu lật đổ hoàng hậu
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã tước bỏ mọi chức vị và quân hàm của Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi, cung điện hoàng gia tuyên bố tối ngày 21/10.
Theo Zing.vn
Chuyên gia vũ khí: Không có thiết bị quân sự tương tự thay thế sản phẩm của Nga tại châu Phi Không có thiết bị tương tự có thể thay thế thiết bị quân sự của Nga đối với người mua từ các nước châu Phi về giá cả và chất lượng, ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm Phân tích Buôn bán vũ khí thế giới (TsAMTO) khẳng định. Tăng T-90. Trước đó, Đại sứ Cameroon tại Liên bang Nga Mahamat Paba Sale...