Vũ khí quân sự Trung Quốc “khủng” nhưng nhiều lỗi

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc là cường quốc quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, đang phát triển vũ khí theo chiến lược “ngăn chặn tiếp cận”. Nhưng sức mạnh vũ khí Bắc Kinh đang bị nghi ngờ.

Vũ khí quân sự Trung Quốc khủng nhưng nhiều lỗi - Hình 1

Tên lửa Đông Phong 21-D, sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh: Wired

Trong vòng 10 năm qua, quân đội Trung Quốc liên tục đầu tư mua sắm và sản xuất khí tài để phục vụ chiến lược mà giới chuyên gia quân sự phương Tây mô tả là “anti-access/area denial – A2/AD” (ngăn chặn tiếp cận).

Mục tiêu là hạn chế tầm hoạt động của lực lượng Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, qua đó giành vị thế bá chủ quân sự khu vực.

Do đó, các loại vũ khí A2/AD của quân đội Trung Quốc có thiết kế đặc thù để đối phó với tàu sân bay, tên lửa hành trình và máy bay ném bom của Mỹ.

Tuy nhiên giới quan sát nhận định năng lực A2/AD của quân đội Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Tên lửa đạo đạn chống hạm DF-21D của Trung Quốc vẫn mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, các máy bay tàng hình bị xem là hàng nhái, tàu sân bay Liêu Ninh là hàng cũ kém chất lượng….

Là một cường quốc, Mỹ sở hữu quân đội hùng mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương (TBD) là nơi Mỹ triển khai lực lượng khí tài vô cùng hùng hậu.

Sát thủ tàu sân bay

Theo tạp chí National Interest, loại vũ khí Trung Quốc đáng gờm nhất đối với Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong – 21D (DF-21D), được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.

DF-21D là tên lửa đạn đạo đất đối hạm tầm trung được thiết kế đặc biệt để đánh hạ các tàu sân bay của Mỹ. DF-21D chiếm ưu thế vượt trội hơn cả so với các vũ khí chống tàu sân bay khác Trung Quốc đang sở hữu.

Tên lửa này có thể tấn công những nhóm tàu sân bay ở khoảng cách lớn hơn nhiều so với mọi thế hệ tên lửa hành trình hiện nay. DF-21D là hệ thống tên lửa đất đối hạm, có tầm bắn 1.500-2.000 km.

Khi được phóng đi, tên lửa này sẽ tách thiết bị trợ đẩy và bay với tốc độ cực cao. Tốc độ và động năng sản sinh trong quá trình trên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng khi bổ xuống đầu các tàu sân bay.

Nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc đưa DF-21D vào thử nghiệm từ đầu năm 2013 khi hai hố bom lớn xuất hiện tại sa mạc Gobi. Dù chưa có bằng chứng khẳng định sức công phá của DF-21D, nhưng các chuyên gia dự đoán nhiều quả tên lửa dạng này có thể làm tê liệt hoặc thậm chí nhấn chìm một chiếc tàu sân bay.

Nếu hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc vận hành theo đúng thiết kế, nó sẽ trở thành mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với các tàu sân bay và chiến hạm Mỹ.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc cho biết DF-21D là loại tên lửa đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển.

Tên lửa DF-21D chỉ có tầm bắn từ 1.500-2.000 km, không thể vươn tới đảo Guam, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự, nhưng cũng sẽ là đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương, Biển Đông và biển Hoa Đông.

Video đang HOT

Dù vậy, giới chuyên gia nhận định tên lửa DF-21D của Trung Quốc có khuyết điểm lớn. “Gót chân Asin” của DF-21D là có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tên lửa này, trong đó bao gồm phần cảm biến, đài tiếp âm và trung tâm chỉ huy.

Chính vì vậy, khi một khâu trong quy trình phóng thất bại, toàn bộ quy trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nắm được điểm yếu trên, hải quân Mỹ đang đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển công nghệ tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên các tàu thuyền.

Ngoài ra, Mỹ còn có thể đối phó với tên lửa DF-21D bằng cách tấn công trực tiếp vào bãi phóng tên lửa với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình khi Trung Quốc còn chưa kịp phóng tên lửa.

Với thế mạnh về chiến tranh điện tử, Mỹ còn có thể dùng các thiết bị công nghệ để gây rối khả năng định vị của DF-21 khiến tên lửa này đi chệch hướng. Trên lý thuyết, nếu hoạt động theo đúng thiết kế, DF-21D của Trung Quốc có thể là đối thủ đáng gờm của các tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc còn phải mất nhiều năm để khiến cả một hệ thống đồ sộ các thiết bị bổ trợ cho DF-21D hoạt động trơn tru.

Tên lửa chống vệ tinh

Trong nhiều thập kỷ qua, vệ tinh quân sự đã đem lại cho lực lượng Mỹ một lợi thế đáng kể, đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Do đó, không có gì khó hiểu khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các hệ thống đánh chặn vệ tinh. Cho đến hiện nay, Trung Quốc có ít nhất một hệ thống tên lửa chống vệ tinh mang tên SC-19, mô phỏng thiết kế của tên lửa đạo đạn DF-21.

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc cần thêm rất nhiều chiến đấu cơ để hoàn thiện Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ.

Tên lửa SC-19 được trang bị KT-2 (thiết bị sát thương động lực). Khi được phóng vào không gian, KT-2 sẽ dẫn đường đến các mục tiêu thông qua hệ thống cảm biến hồng ngoại. KT-2 không được trang bị đầu nổ nhưng có thể phá hủy các mục tiêu của đối phương khi va chạm với mục tiêu.

Ngày 11/1/2007, Trung Quốc dùng SC-19 phá hủy thành công vệ tinh thời tiết FY-1C không còn hoạt động của nước này. Tiếp đến tháng 5/2014, giới chức Mỹ đồn đoán Trung Quốc tiếp tục thực hiện một cuộc thử nghiệm tên lửa SC-19/KT-2.

Giới quan sát cho rằng việc thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh SC-19 đang tạo ra mối nguy khôn lường cho hệ thống định vị GPS của Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẽ đặt SC-19 trên các bệ phóng có bánh xe. Điều này khiến việc định vị và phá hủy các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có gì đảm bảo tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc có thể hoạt động đúng như trên lý thuyết.

Các chiến đấu cơ nhái?

Mặc dù không ngừng tung ra các loại máy bay tân tiến, Trung Quốc vẫn không tránh được những điều tiếng xung quanh việc copy thiết kế các nước khác.

Vũ khí quân sự Trung Quốc khủng nhưng nhiều lỗi - Hình 2

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc bị chê là hàng nhái. Ảnh: Avioners

Theo báo mạng Tân Lãng, Chengdu J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ năm do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất. Nó được chế tạo để ứng phó với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ và T-50 của Nga. Với tầm bay xa, J-20 có thể được sử dụng để đánh chặn máy bay tiêm kích và ném bom của Mỹ như F/A-18 hay B-1 và B-2. J-20 cũng có thể tuần tra ở các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đòi chủ quyền một cách vô lý.

Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể triển khai máy bay J-20 để tấn công máy bay hỗ trợ của Mỹ trong trường hợp xung đột nổ ra. Máy bay này cũng đủ sức bắn phá tàu và căn cứ Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế của máy bay Nga Mikoyan 1.44 và F-117 Nighthawk của Mỹ để sản xuất J-20. Vấn đề là J-20 cồng kềnh và nặng hơn chiếc Sukhoi T-50 của Nga hay F-22 của Mỹ. J-20 còn có tốc độ siêu thanh thấp hơn và không linh hoạt bằng hai đối thủ trên.

Theo giới phân tích, Trung Quốc còn thua xa Mỹ và Nga trong công nghệ máy bay tàng hình do động cơ máy bay của Trung Quốc không đáng tin cậy. Hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao như động cơ máy bay, vật liệu composite, bộ phận cảm biến… Máy bay chiến đấu xuất khẩu thế hệ thứ năm J-31 của Trung Quốc cũng bay bằng động cơ RD-93 của Nga.

Tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc có màn trình diễn với động cơ xả khói đen ngùm tại China Airshow 2014, khiến chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tàng hình của máy bay.

Tàu đổ bộ và tàu sân bay

Một thứ vũ khí của Trung Quốc mà các nước châu Á, đặc biệt là Nhật và các nước Đông Nam Á, phải đề phòng là tàu đổ bộ Type 071.

Trung Quốc hiện có ba tàu đổ bộ Type 071 là Kunlunshan, Jinggangshan và Changbaishan và đang sản xuất thêm ba chiếc nữa. Mỗi tàu có thể chở tối đa 800 lính và 18 xe quân sự.

Vũ khí quân sự Trung Quốc khủng nhưng nhiều lỗi - Hình 3

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nhỏ và cũ so với các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Japan Times

Trong khi đó chiếc tàu sân bay cũ kỹ Liêu Ninh, biểu tượng của sức mạnh hải quân Trung Quốc, đang ì ạch trên biển. Tháng 10/2014, trang tin Business Insider (Mỹ) dẫn bản tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết đã xảy ra vụ nổ nồi hơi trên tàu Liêu Ninh khiến hệ thống cung cấp điện của tàu Liêu Ninh bị ngưng tạm thời.

Dù người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân lên tiếng bác bỏ thông tin trên, giới quan sát vẫn không hết nghi ngờ về khả năng tác chiến thật sự của chiếc tàu cũ kỹ này. Thiết kế cất cánh máy bay bằng mũi tàu hếch lên gây nhiều khó khăn cho việc cất cánh và hạ cánh.

Vụ hai phi công Trung Quốc thiệt mạng khi tập bay trên tàu Liêu Ninh là minh chứng cụ thể cho các yếu điểm của tàu sân bay này.

Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, gặp trục trặc kỹ thuật trong chuyến thử nghiệm trên biển vào tuần trước, một trang tin của Mỹ cho hay.

Hai phi công Trung Quốc thiệt mạng trong quá trình thử nghiệm phi cơ chiến đấu trên Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Bắc Kinh.

Theo_Zing News

Mỹ chỉ trích Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea

Một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Nga là triển khai vũ khí trang bị mới nhất ở bán đảo Crimea.

Tờ Kommersant của Nga ngày 20-10-2014 cho biết, các nghị sĩ Hạ viện Mỹ đã cáo buộc Moscow đang chuẩn bị triển khai phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật trên bán đảo Crimea, đặc biệt là ý đồ bố trí máy bay ném bom chiến lược T-22M3 và hệ thống tên lửa chiến dịch chiến thuật Iskander, được mệnh danh "sát thủ điểm huyệt", phiên hiệu NATO là SS-X-26.

Mỹ chỉ trích Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea - Hình 1

Hệ thống tổ hợp Iskander

Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, việc này đã "ngang nhiên vi phạm" hiệp nghị giữa Nga và NATO, yêu cầu chấm dứt toàn bộ tất cả "tiếp xúc" giữa các thành viên NATO và quân đội Nga. Nhưng, Moscow không có ý định từ bỏ kế hoạch triển khai cụm chiến đấu ở Crimea.

Gần đây, Chủ tịch ủy ban các lực lượng vũ trang hạ viện Mỹ, Howard McKeon, Chủ tịch tiểu ban lực lượng chiến lược Mike Rogers, Chủ tịch tiểu ban lực lượng lục quân và không quân chiến thuật Michael Turner, cùng trình thư gửi tổng thống Obama, thông báo kế hoạch Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.

Các nghị sĩ Mỹ cho biết, đầu tháng 8, Moscow sớm đã quyết định điều động máy bay ném bom T-22M3 và hệ thống tên lửa "sát thủ điểm huyệt" Iskander đến Crimea, chúng có thể sử dụng tên lửa hành trình R-500 trong tương lai, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công chính xác mục tiêu.

Thành viên ủy ban các lực lượng vũ trang Mỹ James Inhofe cho biết, tên lửa Iskander của Nga đã vi phạm hiệp ước cấm tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà Liên Xô ký năm 1987. Theo hiêp ươc, Nga va My cam kêt không thư nghiêm, chê tao mơi va triên khai cac tô hơp tên lưa đan đao, hanh trinh co tâm băn tư 500 đến 5.500 km, mà "sát thủ điểm huyệt" này có tầm bắn tối đa 2.600km.

Moscow đã bác bỏ và cho rằng, chính Washington đã vi phạm đầu tiên các yêu cầu của hiệp ước, nghiên cứu tên lửa tầm trung hạng trung để thử nghiệm đánh chặn tên lửa.

Giơi chưc Nga cho răng, thoa thuân trên không con gia tri phap ly do tinh hinh thê giơi đa co nhiêu biên đôi. Hiên tai, rât nhiêu quôc gia trên thê giơi đa sơ hưu công nghê tên lưa tâm ngăn va tâm trung hiên đai như: Trung Quôc, CHDCND Triêu Tiên, Israel, Iran, Ân Đô va Pakistan... Nga cân co loai vu khi đôi trong đê đam bao an ninh chiên lươc.

Các nghị sĩ Mỹ trong thư đã chỉ ra, Nga chưa được sự đồng ý của nước khác mà đã bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ nước đó, là quyết định vô cùng nguy hiểm. Điều này sẽ khiến cho quân Nga từng bước tiến vào căn cứ của NATO, giành ưu thế quân sự trong khu vực.

"Hành động bất hợp pháp" của nhà lãnh đạo Nga "vi phạm trắng trợn" hiệp nghị ký kết giữa NATO và Nga từ năm 1997 đã thỏa thuận rằng NATO không được đặt lực lượng lâu dài tại Đông Âu. Hiệp ước đã chính thức kết thúc sự thù địch giữa Nga và NATO. Với thỏa thuận đó, Mátxcơva khẳng định rằng phương Tây đã cam kết không thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào tại các quốc gia thuộc khối Đông Âu, vốn gia nhập NATO sau khi Liên Xô sụp đổ.

Các nghị sĩ Mỹ yêu cầu tổng thống Obama thông báo các biện pháp trả đũa mà Washington có thể áp dụng đối với Moscow. Họ cho rằng, biện pháp trả đũa đầu tiên có thể áp dụng là cắt đứt hoàn toàn mọi liên lạc giữa Moscow và các thành viên NATO, trục xuất các nhân viên quân sự Nga ra khỏi địa bàn NATO, đồng thời kiến nghị cấm Nga tiến hành bay quan sát trong khuôn khổ "hiệp ước bầu trời mở" quốc tế.

Mỹ chỉ trích Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea - Hình 2

"Sát thủ tàu sân bay" T-22M3

Hiệp ước Bầu trời mở, được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24-3-1992 tại Helsinki (Phần Lan), đến nay đã có 34 nước thành viên. Mục đích của Hiệp ước này là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy.

Một quan chức Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết, một trong những ưu tiên của quân đội Nga là triển khai vũ khí trang bị mới nhất ở bán đảo Crimea. Nga đã thông qua quyết định bố trí trung đoàn máy bay ném bom tên lửa chiến lược T-22M3 ở Gvardeysk, nhưng tiến trình triển khai cụ thể phải đến năm 2016 mới có kết quả cuối cùng. Trước mắt, Nga cần phải cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng mặt đất các căn cứ không quân. Vị quan chức này không đưa ra bình luận về kế hoạch bố trí tên lửa Iskander.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trước đó đã từng nói, quân đội Nga có thể bố trí hệ thống vũ khí loại này ở bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ nước Nga, ý định đặt ở đâu sẽ đặt ở đó.

Tại hội nghị Bộ quốc phòng Nga tổ chức vào tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Shoigu đã phát biểu, phải bố trí cụm chiến đấu đúng yêu cầu, đủ mạnh trên hướng Crimea. NATO cho rằng, Nga mở rộng hiện diện quân sự ở Crimea sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng với châu Âu, nhưng cũng không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với kế hoạch triển khai vũ khí của quân đội Nga.

Theo An ninh thủ đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
05:20:44 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024

Tin mới nhất

Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

22:18:30 23/12/2024
Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước cơn địa chấn chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.
IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

22:12:03 23/12/2024
Kịch bản chính giả định xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn dự đoán cuộc chiến tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2026, ảnh hưởng đáng kể đến ổn định kinh tế.
Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

22:09:06 23/12/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry S. Truman và bắn hạ máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ ở Biển Đỏ cuối tuần qua.
Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

22:05:39 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đã đề nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tính đến lệnh ngừng bắn với Nga.
Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

21:57:18 23/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng người đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga) hôm 21/12 sẽ phải đối mặt với màn đáp trả hủy diệt.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

21:52:33 23/12/2024
Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

21:30:00 23/12/2024
Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

21:12:24 23/12/2024
Năm 2023 ghi nhận 148 vụ phạm tội liên quan đến loại súng giả này, phần lớn là các vụ cướp. Vấn đề này tiếp tục trầm trọng sang năm 2024, với 36 vụ được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 11.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

21:10:18 23/12/2024
Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.
Cuộc đấu không người thắng

Cuộc đấu không người thắng

20:53:43 23/12/2024
Việc áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kéo theo những hệ lụy khó lường, cả ở góc độ đối nội và đối ngoại, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên ở Hàn Quốc
Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024

20:50:25 23/12/2024
Dù vậy, động lực từ chính quyền mới đã tạo ra một làn sóng lạc quan lớn trong lĩnh vực tiền điện tử, đánh dấu sự dịch chuyển quan trọng trong cách tiếp cận chính sách đối với loại tài sản số này.
Hàn Quốc: Hoàn tất thủ tục tống đạt hồ sơ xét xử luận tội Tổng thống

Hàn Quốc: Hoàn tất thủ tục tống đạt hồ sơ xét xử luận tội Tổng thống

20:48:09 23/12/2024
Trong một diễn biến khác, ngày 23/12, Cơ quan Điều tra quan chức cấp cao về tham nhũng, cơ quan tiến hành điều tra riêng biệt, cho biết giấy triệu tập lần hai gửi Tổng thống đã bị trả lại với lý do không rõ người nhận và từ chối nhận .

Có thể bạn quan tâm

BTC Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long nói gì về màn đăng quang gây tranh cãi?

BTC Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long nói gì về màn đăng quang gây tranh cãi?

Sao việt

22:19:08 23/12/2024
Theo chia sẻ từ phía Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long, sau chung kết, ban tổ chức cùng với Hoa hậu Kim Thơ và Á hậu Hải Lam vẫn trò chuyện vui vẻ.
Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

Netizen

22:15:45 23/12/2024
Trong lúc bố mẹ ra ngoài mua thuốc, anh trai phát hiện em gái 3 tuổi rưỡi bị hóc dị vật, liền vỗ lưng rồi nhấc em lên, từ đằng sau đè ép mạnh vào bụng để đẩy món đồ chơi bay ra ngoài.
Jang Nara: Ngoại hình trẻ trung, sự nghiệp rực rỡ, hôn nhân viên mãn

Jang Nara: Ngoại hình trẻ trung, sự nghiệp rực rỡ, hôn nhân viên mãn

Sao châu á

22:13:13 23/12/2024
Cô gái thông minh Jang Nara được xem là hình mẫu trong làng giải trí xứ Hàn khi sở hữu sự nghiệp rực rỡ, có cuộc sống hôn nhân viên mãn và đóng góp thầm lặng cho các hoạt động từ thiện.
Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Sao âu mỹ

22:00:39 23/12/2024
Sau 6 năm hẹn hò, tỷ phú Jeff Bezos được cho là làm đám cưới với MC Lauren Sánchez tại Colorado (Mỹ) vào ngày 28/12.
Thanh niên chế tạo pháo trong khu nhà ở xã hội ở Bình Dương

Thanh niên chế tạo pháo trong khu nhà ở xã hội ở Bình Dương

Pháp luật

21:59:45 23/12/2024
Ngày 22/12, Công an TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Anh Khôi (SN 2004, quê Sóc Trăng) để điều tra hành vi Tàng trữ, chế tạo vật liệu nổ.
Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Tin nổi bật

21:50:33 23/12/2024
21 năm từ ngày vụ cuồng ghen bằng bom thư, mất đi đôi mắt và khả năng nghe, cuộc sống của Nguyễn Văn Thơ giờ chỉ còn một mảng tăm tối.
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

21:39:42 23/12/2024
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Đây là là món ăn hoàn hảo cho những ngày se lạnh.
Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Sao thể thao

21:20:50 23/12/2024
Ngôi sao Mohamed Salah hé lộ thông tin, có thể anh sẽ không còn người của Liverpool trong tương lai gần. Ngôi sao người Ai Cập khẳng định vẫn sẽ hạnh phúc dù kết thúc sự nghiệp ở đâu sau chiến thắng 6-3 trước Tottenham.
Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

21:19:29 23/12/2024
Nhìn lại hơn 4 tháng gắn bó với chương trình, Mỹ Linh cho biết đó là trải nghiệm đẹp đẽ, khó quên, là hành trình chữa lành không chỉ đối với giọng ca Hương Ngọc Lan mà còn với các nữ nghệ sĩ khác.
"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

Phim châu á

20:55:33 23/12/2024
Bộ phim Cửu trọng tử đã khép lại với kết thúc viên mãn cho cặp đôi chính. Phim cũng đạt nhiều thành tích lượt xem hơn kỳ vọng.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Sức khỏe

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.