Vũ khí Quân đội Mỹ dùng nhiều linh kiện giả Trung Quốc
Vũ khí trang bị Mỹ ngày càng lệ thuộc vào nguồn linh kiện của nước ngoài, có nguy cơ nhập hàng giả cao và dễ gây tai nạn chết người.
Năm 2014, Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B đã sử dụng bộ linh kiện từ tính do Trung Quốc chế tạo
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 3 tháng 4 dẫn trang mạng “Strategy Page” Mỹ ngày 28 tháng 3 có bài viết cho hay, Mỹ phát hiện, những thiết bị điện tử phế thải được bán cho các công ty Trung Quốc chở về Trung Quốc để tái chế – cách làm phổ biến này đã sinh ra một số tác dụng phụ gây lo ngại ngoài ý muốn.
Ở góc độ quân sự, tác dụng phụ nguy hiểm nhất là, rất nhiều thiết bị điện tử quân dụng bị xử lý như rác. Luật pháp hiện hành của Mỹ quy định, việc vứt bỏ thiết bị điện tử liên quan đến bí mật như rác là hành vi phi pháp. Luật pháp liên quan đã có quy định cụ thể về cách thức tiêu hủy loại rác điện tử liên quan đến bí mật này, vận chuyển chúng về Trung Quốc không nằm trong danh sách cho phép.
Các cơ quan Trung Quốc tìm hiểu tình hình người Mỹ vứt bỏ thiết bị điện tử quân dụng tùy ý, vì vậy nhắc nhở các doanh nghiệp Trung Quốc cần dự trữ những rác điện tử nhập khẩu từ Mỹ. Những linh kiện phế thải này hoàn toàn không phải là kiểu dáng mới nhất (mức độ liên quan đến bí mật cao nhất), nhưng vẫn cung cấp rất nhiều thông tin có ích cho cơ quan tình báo (và nhà chế tạo sản phẩm công nghiệp quân sự) Trung Quốc.
Một vấn đề quân sự (và thương mại) khác là, những người làm giả của Trung Quốc mua được những linh kiện điện tử từ các trạm thu phế phẩm, sau đó tân trang một chút và loại bỏ số liệu đánh dấu. Những linh kiện “đã được làm mới” được dùng làm sản phẩm thay thế giá rẻ để thay thế hàng thật trong thiết bị cỡ lớn, trong khi đó, các thiết bị cỡ lớn sau đó được bán với tư cách là bộ kiện mới của máy bay quân sự, tàu, xe, thậm chí hệ thống vũ khí. Điều này liên quan đến sử dụng các số seri giả và đánh dấu sai khác.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Ở Mỹ, ngày càng nhiều người bắt đầu ý thức được thiết bị quân dụng và thương mại của Mỹ rất lệ thuộc vào linh kiện nước ngoài. Điều này hoàn toàn không phải là cái gì mới mẻ.
Cùng với rất nhiều quốc gia bắt đầu phát triển kinh tế vào thập niên 60 của thế kỷ trước, ngày càng nhiều nguyên liệu giá rẻ và nguồn thành phẩm công nghiệp đã xuất hiện.
Trong đó rất nhiều nguồn buộc nhà cung ứng Mỹ dừng kinh doanh, làm cho Mỹ ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa nước ngoài.
Mặc dù có một số hạn chế trên phương diện sử dụng linh kiện do nước ngoài chế tạo hoặc nhập khẩu nguyên liệu (hoặc tinh chế), nhưng hoàn toàn không làm suy yếu thực sự xu thế ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Sự lệ thuộc này đã đến mức Trung Quốc trở thành nguồn linh kiện quan trọng của rất nhiều vũ khí và nguồn linh kiện quan trọng của trang bị quân sự.
Video đang HOT
Vì vậy, có người kêu gọi xây dựng luật pháp để hạn chế sự lệ thuộc này. Được biết, điều này sẽ dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng: việc nhập hàng từ các nhà cung ứng Mỹ tương đối đắt đỏ sẽ phát sinh chi phí bổ sung.
Trong đó, không ít linh kiện giả cuối cùng đều xuất hiện trong các trang bị quân sự của Mỹ. Rất nhiều hàng giả bao gồm hàng đánh tráo được ghi là chip giả “kiểu quân dụng”.
Giá bán “kiểu quân dụng” đều cao hơn so với “kiểu tiêu dùng” và “kiểu công nghiệp”.
Bộ kiện “kiểu quân dụng” xuất hiện sự cố có thể làm chết người trong khi đó linh kiện máy bay giả đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng của hàng không thương mại.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan
Theo Giáo Dục
Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời
Ngày 27/3, lần thứ 2 Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman-III chỉ trong vòng 1 tuần, một động thái chưa từng có tiền lệ.
Thông tin về vụ phòng này được trang quân sự Defense-Aerospace dẫn nguồn từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, theo đó vụ phóng lần 2 này được thực hiện tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana.
Theo Defense-Aerospace, vụ phóng đầu tiên được thực hiện ngày 23/3 do Trung đoàn thử nghiệm tên lửa số 576 tại căn cứ không quân Vandenberg và Trung đoàn Tên lửa 90 tại căn cứ Warren, bang Wyoming thực hiện.
Vụ phóng thứ 2 do Trung đoàn Tên lửa 341 đóng tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana thực hiện hôm 27/3. Cả 2 vụ phóng thử đều được thực hiện tại căn cứ Vandenberg với mục tiêu ngắm tới là bãi thử gần đảo Guam.
Đại tá Daniel Hayes, Chỉ huy Trung đoàn Tên lửa 341 cho hay: "Các vụ phóng thử đòi hỏi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí, công tác luyện tập thành thục của các kíp chiến đấu... Những vụ phóng thử trên cũng là lời nhắc nhở đối với đối phương và đồng minh chúng ta về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tổ hợp ICBM Minuteman-III".
Trong khi đó, Đại tá Calvin Townsend, Chỉ huy Trung đoàn Thử nghiệm tên lửa 576 nhấn mạnh: "Để thực hiện được 2 vụ phóng liên tiếp trong 1 tuần là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Trung đoàn 576 với các đơn vị thực hành phóng thử 90 và 341".
Theo Tạp chí Jane's, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại liên tiếp thực hiện 2 vụ phóng tên lửa Minuteman-III chỉ trong vòng một tuần. Jane's cho biết, ngay sau khi Mỹ thực hiện vụ phóng đầu tiên, Nga đã "đáp trả" bằng việc phóng tên lửa ICBM RS-26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar.
Vì vậy, việc Mỹ lần 2 phóng tên lửa Minuteman-III được cho rằng để ngầm khẳng định với các đối thủ của nước này (Nga) "chớ có xem thường năng lực hạt nhân của Mỹ", Jane's dẫn nhận định của một số chuyên gia.
Mỹ phóng tên lửa Minuteman-III.
Cán cân bộ ba hạt nhân Nga - Mỹ
Khi Nga và Mỹ liên tiếp "nắn gân" nhau bằng tên lửa ICBM, người ta mới chú ý đến nhiều đến thuật ngữ bộ "ba hạt nhân" và sức mạnh bộ ba vũ khí chiến lược của 2 cường quốc này.
Theo chuyên gia quân quân sự Michael Tymoshenko thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, có thể hiểu cụm từ này là tất cả các loại vũ khí chiến lược: máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.
- Vũ khí trên không
Trong thành phần Bộ Tư lệnh không quân tầm xa Nga có 38 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 16 chiếc Tu-160 và 41 chiếc Tu-22M3. Các máy bay này đang được đồn trú tại bốn căn cứ không quân.
Tu-95 là dòng máy bay phản lực cánh quạt, được sản xuất hàng loạt trong những năm 1984-1991. Tu-95 có bán kính chiến đấu 6500 km, được trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân X-55 với tầm bắn 2.500 km trong khoang chứa bom.
Dòng T-95 có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh, tuy nhiên với số lượng tên lửa như vậy, tầm bay của nó sẽ giảm đáng kể. Tu-160 là máy bay phản lực được xây dựng trong hai giai đoạn từ 1984-1992 và năm 1999.
Bán kính chiến đấu của nó nhỏ hơn so với Tu-95, vào khoảng 6000 km, được trang bị 12 tên lửa hành trình X-55 trong khoang chứa bom. Ngoài ra, Tu-160 có thể mang tên lửa hành trình Kh-101 với tầm bắn lên tới hơn 9.000km.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu là 2.500 km. Tu-22M3 được mệnh danh là "sát thủ của các tàu sân bay" và được sản xuất hàng loạt vào năm 1989-1993.
Tu-22M3 được trang bị tên lửa hành trình X-15, bố trí dưới cánh. Tu-22M3 không thể bay đến Mỹ, tuy nhiên, nó có thể bay đến bất cứ nơi nào của châu Âu trong vòng một giờ. Vì vậy, không quân tầm xa của Nga được đánh giá là "cánh tay nối dài".
Tất cả máy bay ném bom chiến lược đã được hiện đại hóa và chúng có thể phục vụ được 20 năm nữa. Năm 2015, Không quân Nga sẽ được trang bị thêm 5 chiếc Tu-160 và 9 chiếc Tu-22M3.
- Vũ khí trên bộ
Vũ khí chiến lược trên bộ của Nga chủ yếu là các lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN). Năm 2015, Nga có 305 tổ hợp tên lửa có khả năng mang 1166 đầu đạn hạt nhân.
Nhóm chủ lực là 106 tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng (ICBM) Voivod và Sotka. Trong đó, 135 tổ hợp cơ động Topol và Yars có sức chiến đấu bền vững và dẻo dai. Khoảng 1/3 số tên lửa của các tổ hợp này là các loại mới nhất với tầm bắn từ 11.000-16.000 km. Tất cả các tên lửa ICBM trên đất liền được triển khai tại 11 sư đoàn tên lửa.
Về mặt địa lý, các đơn vị tên lửa Nga được bố trí sao cho không một đòn tấn công toàn cầu nào có thể vô hiệu hóa toàn bộ nhóm quân của lực lượng tên lửa chiến lược.
Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân.
- Vũ khí trên biển
Trong thành phần chiến đấu của hạm đội Hải quân Nga có 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong số đó có 4 loại tàu ngầm lớp Kalmar, Delphin, Akula và Borei mang tên lửa hành trình. 8 trong 11 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tất cả các tên lửa này được triển khai tại 128 bệ phóng (16 bệ trên mỗi tàu ngầm), có thể mang 512 đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có tầm bắn từ 8000 - 9.300 km.
Tất cả các tàu lớp Kalmar và chiếc tàu lớp Borei mới nhất đang phiên chế trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, và 2 chiếc lớp Delphin được phiên chế tại Hạm đội Thái Bình Dương, (hạm đội này sắp tới được bổ sung 2 tàu lớp Borei).
Tàu ngầm lớp Kalmar được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước và được trang bị tên lửa R-29. Tàu lớp Delphin đã được đưa vào sử dụng từ năm 1984 và 1990 được trang bị tên lửa Sineva. Tám tàu ngầm lớp Borei được trang bị tên lửa đạn đạo R-30 Bulava, có lượng giãn nước ở mức 24.000 tấn và dài 170 m.
Tàu ngầm lớp Akula có lượng choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, có thể lặn sâu được 400m. Akula mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-39 với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.
Bộ ba hạt nhân của Mỹ
Nếu so với Mỹ thì "bộ ba hạt nhân" của Nga là bất đối xứng. Hiện Mỹ có khoảng 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III, 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, với 336 tổ hợp tên lửa và 96 máy bay ném bom chiến lược.
Cần nhấn mạnh rằng ít nhất 2/3 số tàu ngầm của Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và Mỹ không tin rằng các vũ khí của họ có thể bị đánh trả. Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể mang từ 16-32 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Đất Việt
Nhật Bản: Quân đội Mỹ cần phá hủy 15 cầu Trường Giang khi khai chiến với Trung Quốc Ngoài các cây cầu chiến lược này, Mỹ cần đồng thời tấn công tiêu diệt các đơn vị tên lửa phòng không, các công trình đường sắt, đường bộ, khu điều hành... Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E của Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ) Trang mạng sina Trung Quốc ngày 19 tháng 3 dẫn tờ tạp chí "Quốc phòng châu...