Vũ khí phương Tây có chất nhưng thiếu lượng
Xung đột tại Ukraine nêu bật tầm quan trọng đặc biệt của số lượng vũ khí dự trữ nếu chiến sự kéo dài.
Trong những thập niên qua, phương Tây được cho đã tập trung vào tăng cường chất lượng của từng loại vũ khí hơn là số lượng. Một số chuyên gia cho rằng cách tiếp cận của phương Tây khi can dự vào các cuộc xung đột là thực hiện tấ.n côn.g chớp nhoáng với ưu thế vượt trội về công nghệ vũ khí.
Tuy nhiên, chiến lược quân sự trên đã lộ ra những điểm yếu khi tham gia vào xung đột kéo dài, mà chiến sự Ukraine là minh chứng cụ thể. “Chúng tôi đã không dự trữ vũ khí cho kiểu xung đột kéo dài như vậy, trong khi Nga và Trung Quốc thì có”, cựu thiếu tướng quân đội Úc Mick Ryan nhận định, với Business Insider.
Binh sĩ Ukraine quan sát vụ phóng rốc két HIMARS. ẢNH: GLOBAL IMAGES UKRAINE
“Bản thân số lượng đã là chất lượng”
Trong thế kỷ 20, Mỹ nhận thấy sẽ không thể so bì với Liên Xô về quy mô sản xuất vũ khí hàng loạt, do đó Washington tập trung đưa những công nghệ tốt nhất vào từng sản phẩm. Ông George Barros, nhà nghiên cứu về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, nhận định với học thuyết quân sự trên, người Mỹ đã cho ra đời những vũ khí như xe tăng Abrams – có hỏa lực và giáp dày hơn mẫu xe tăng dòng T của Liên Xô, vốn được sản xuất với số lượng lớn.
Cách tiếp cận của phương Tây với vũ khí công nghệ cao đã chứng minh hiệu quả trong một số cuộc xung đột của hình thái chiến tranh hiện đại, điển hình là chiến dịch Bão táp Sa mạc chống lại Iraq năm 1990 – 1991.
Nhiễu thông tin về vũ khí bí mật ‘Mini-Taurus’ Ukraine sắp nhận từ Đức
Song, mặt trái của cách tiếp cận ưu tiên số lượng hơn chất lượng sẽ lộ rõ khi phải đối đầu với những đối thủ có tiềm lực quân sự mạnh và có thể kéo dài xung đột. Trong xung đột tại Ukraine, ở nhiều thời điểm Kyiv đã phải cân nhắc mỗi khi định dùng tên lửa phòng không đán.h chặn máy bay không người lái (UAV) của Nga.
Mỗi quả tên lửa phóng ra có giá lên đến hàng triệu USD, trong khi nếu chỉ hạ được UAV với giá vài chục ngàn USD sẽ không mang lại lợi ích chiến lược. Tính hiệu quả của số lượng cũng được thể hiện khi Nga và Ukraine dùng nhiều UAV trong mỗi đợt tấ.n côn.g nhằm tạo áp đảo trước hệ thống phòng không của đối thủ.
Ông Barros nói trong các cuộc chiến kéo dài như xung đột Nga – Ukraine hiện nay, khả năng duy trì nguồn lực sẽ trở thành chìa khóa. “Phương Tây không thể chỉ dựa vào vũ khí chất lượng cao nếu đó không phải cuộc tấ.n côn.g sẽ chiến thắng ngay lập tức. Khi giao tranh kéo dài, những nhân tố như bên nào có đủ hỏa lực pháo binh sẽ được tính đến”, ông nhận định.
Quân đội Ukraine khai hỏa rốc két phản lực BM-21 Grad tại Lugansk. Đây là loại vũ khí xuất hiện trong biên chế từ năm 1963. ẢNH: AFP
Bài toán cân bằng
Sau Chiến tranh Lạnh, các nước phương Tây cắt giảm kho vũ khí và chi tiêu quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng giảm theo, trong khi ngân sách của Nga và Trung Quốc cho quân đội tăng.
Cuộc chiến tại Ukraine đặt ra vấn đề trong việc cân bằng giữa sở hữu vũ khí công nghệ cao nhưng vẫn đảm bảo dự trữ kho vũ khí có thể chất lượng không bằng nhưng số lượng lớn. “Để răn đe Nga hay Trung Quốc, phương Tây có thể phải chi tiêu quốc phòng như thời Chiến tranh Lạnh”, ông Barros nói.
Xung đột cùng với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp quốc phòng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất vũ khí ở phương Tây tăng mạnh, mặc dù các chuyên gia về chiến tranh và nhiều nhà lập pháp cho là chưa đủ. Ông William Alberque, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Stimson (Mỹ), nhận định sản xuất quốc phòng của phương Tây “đáng lo ngại và chưa được giải quyết triệt để”, dù các thành viên NATO đang có những chuyển biến đúng hướng. Ngoài ra, năng lực sản xuất tại các nước phương Tây cũng là dấu hỏi ngay cả khi các nước chịu chi tiề.n, nếu đặt lên bàn cân với cường quốc sản xuất như Moscow hay Bắc Kinh.
Các nhà quan sát cho rằng đề cao số lượng không đồng nghĩa việc hạ thấp giá trị của những món vũ khí công nghệ cao. Thay vào đó, chúng có thể được sử dụng kết hợp và đóng vai trò chiến lược, sau khi loạt vũ khí giá rẻ được sử dụng nhằm tiêu hao sinh lực đối thủ.
Chuyên gia nêu kịch bản về vận mệnh của Ukraine khi nguồn cung vũ khí cạn kiệt
CGiới chuyên gia nhận định khi nguồn cung vũ khí phương Tây cạn kiệt và ít có dấu hiệu chuyển biến từ các cường quốc NATO, Ukraine sẽ không có khả năng tiến hành một cuộc phản công khác như mùa hè qua.
Xe tăng T-62 của Ukraine bị phá huỷ trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Ảnh: Spuntik
Theo đài Sputnik (Nga), hôm 4/12, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young tuyên bố trước các nhà lập pháp liên bang rằng Mỹ đã cạn tiề.n để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay.
"Không có nguồn tài trợ kỳ diệu nào có thể đáp ứng được thời điểm này. Chúng ta đã cạn tiề.n và gần như hết thời gian. Nếu Quốc hội không hành động, đến cuối năm nay chúng ta sẽ cạn kiệt nguồn lực để mua thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine, cũng như cung cấp thiết bị cho kho quân sự của Mỹ", bà Young cho biết.
Theo thống kê của Lầu Năm Góc, Mỹ đã gửi cho Ukraine khoảng 44 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ tháng 2/2022, cùng với 76 tỷ USD dưới các hình thức hỗ trợ khác - bao gồm tài trợ ngân sách và viện trợ nhân đạo. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng yêu cầu phê duyệt thêm hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine, nhưng đa số thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện do Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson lãnh đạo, vẫn thờ ơ trước đề xuất này.
Thông tin này được công bố vào thời điểm Lầu Năm Góc đã thất bại trong cuộc kiểm toán năm thứ 6 liên tiếp.
Nhà phân tích an ninh quan hệ quốc tế Mark Sleboda cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đúng ở một khía cạnh nào đó. Ukraine thực sự đang bước vào một giai đoạn mới của cuộc xung đột - giai đoạn phòng thủ. Họ đang chờ đợi và hy vọng rằng thời gian sẽ đem lại những biến chuyển thuận lợi cho cuộc phản công.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã thông báo rằng sau tất cả các hoạt động mà Mỹ triển khai ở Trung Đông, như gửi lực lượng phòng không và các căn cứ chiến đấu của tàu sân bay quanh Trung Đông để hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột với Palestine, Lầu Năm Góc đang rơi vào tình trạng cạn kiệt ngân sách.
Ukraine đã tiêu thụ lượng lớn vũ khí đạn dược do Mỹ và đồng minh phương Tây viện trợ. Ảnh: Reuters
Theo ông Sleboda, Mỹ và NATO nói chung hiện không có khả năng tăng cường sản xuất công nghiệp để cung cấp cho chính quyền Kiev đủ những loại vũ khí cơ bản trong cuộc chiến - như đạn pháo, tên lửa phòng không và nhiều thứ khác. Giờ đây, Kiev còn phải cạnh tranh với Israel về những vũ khí tương tự, vốn đã nằm trong danh sách yêu cầu của Israel về những loại vũ khí cần thiết cho cuộc xung đột ở Gaza.
Ông nhận định Ukraine hiện không chỉ phải cạnh tranh để thu hút chú ý, nguồn cung và tài trợ từ Mỹ và Liên minh châu Âu, mà nước này còn gặp phải "cú hích tốc độ" khi Mỹ đang cố gắng hỗ trợ cả Kiev và Jerusalem cùng lúc.
"Tôi đã xem một đoạn video do người Ukraine đăng tải tại một khu vực ở phía đông Ukraine. Lô đạn pháo viện trợ trong ngày đã đến, được chở trên một chiếc xe tải, nhưng chỉ có 2 quả đạn pháo", ông nói.
Cuối tuần qua, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng nói rằng liên minh này "nên chuẩn bị cho tin xấu" từ Ukraine. Ông nhấn mạnh cuộc xung đột đang "phát triển theo từng giai đoạn" và phương Tây nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong cả thời điểm thuận lợi và bất lợi.
Nhà phân tích Sleboda cho biết ông đồng ý với Tổng thống Zelensky rằng Ukraine đã bước vào giai đoạn mới của cuộc xung đột. Theo ông, giai đoạn phản công của Ukraine đã chấm dứt, không có gói viện trợ mới nào từ phương Tây trước mắt, thậm chí không có đủ viện trợ để bảo trì loại vũ khí cơ bản vào thời điểm này.
Ông cho rằng trong năm tiếp theo, Ukraine chỉ có thể phòng thủ trong tuyệ.t vọn.g, xây dựng các tuyến phòng thủ và một cuộc tổng động viên mới có thể diễn ra.
"Kế hoạch rất đơn giản - đó là phòng thủ và chiêu mộ nhiều binh sĩ hơn với hy vọng điều gì đó sẽ thay đổi", ông Sleboda nói. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng công nghệ chiến trường hiện đại sẽ khiến việc phòng thủ ít tốn kém hơn nhiều so với tấ.n côn.g, vì vậy nỗ lực chiến tranh của Kiev chưa chắc đã sụp đổ.
Theo nhà phân tích này, mối đe doạ lớn hơn đối với Chính phủ Ukraine là một cuộc binh biến hoặc một cuộc khủng hoảng chính trị.
Đằng sau sự chuyển giao bất ngờ hệ thống phòng không S-300 giữa Hy Lạp và Armenia Hy Lạp quyết định "phi Nga hóa" kho vũ khí, chuyển giao hệ thống phòng không S-300 và thiết lập liên minh chiến lược mới với Armenia. Hệ thống phòng không S-300 của Nga. Ảnh: TASS Theo cổng thông tin Enikos của Hy Lạp ngày 26/11, Lực lượng vũ trang nước này đã quyết tâm "phi Nga hóa" kho vũ khí và thay...