Vũ khí pháp lý Tây Ban Nha có thể dùng để ngăn Catalonia độc lập

Theo dõi VGT trên

Điều 155 trong hiến pháp Tây Ban Nha cho phép Madrid có các biện pháp cần thiết để khống chế “khu vực có hành vi đe dọa lợi ích chung”.

Vũ khí pháp lý Tây Ban Nha có thể dùng để ngăn Catalonia độc lập - Hình 1

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Ảnh: Reuters.

Lãnh đạo vùng Catalonia, Carles Puigdemont, ngày 10/10 ký bản tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha nhưng hoãn thi hành để đối thoại với Madrid.

Trước động thái đòi ly khai, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy không loại trừ khả năng áp đặt kiểm soát trực tiếp với khu vực. Để làm được điều đó, ông sẽ phải kích hoạt Điều 155 trong hiến pháp Tây Ban Nha – điều khoản chưa từng được sử dụng, theo AFP.

Nhờ hiến pháp được thông qua năm 1978 sau nhiều thập kỷ tranh chấp dân sự và chế độ độc tài, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có quyền lực được phân chia nhiều nhất trong thế giới phương Tây. Họ có 17 vùng tự trị với mức độ kiểm soát khác nhau đối với các vấn đề như giáo dục và y tế.

Người dân Catalonia đòi độc lập đã đi bầu trong một cuộc trưng cần dân ý vào ngày 1/10. Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng đây là hành động vi hiến.

Điều 155 nói rằng nếu chính quyền của một khu vực vi phạm hiến pháp hoặc “có hành vi đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích chung của Tây Ban Nha”, Madrid có thể “có những biện pháp cần thiết để bắt buộc họ phải tuân thủ hoặc để bảo vệ lợi ích chung”.

Điều 155 cho phép nhà nước – trong trường hợp này là chính quyền ở Madrid – “kiểm soát các thể chế chính trị và hành chính của khu vực nổi dậy”, Teresa Freixes thuộc Đại học Tự trị của Barcelona nói.

Theo Javier Perez Royo, thuộc Đại học Seville, Madrid có thể “đình chỉ chính quyền khu vực, đặt lực lượng cảnh sát Catalonia dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ” và thậm chí “đóng cửa nghị viện của khu vực”.

Jose Carlos Cano Montejano, thuộc Đại học Complutense của Madrid, cho rằng chính quyền sau đó có thể tổ chức một cuộc bầu cử khu vực mới.

Tuy nhiên, các biện pháp như vậy có thể gây ra căng thẳng tại một khu vực đã chia rẽ nghiêm trọng về vấn đề ly khai và vốn luôn tự hào về sự tự chủ tương đối của họ.

Vũ khí pháp lý Tây Ban Nha có thể dùng để ngăn Catalonia độc lập - Hình 2

Video đang HOT

Một phụ nữ tham gia cuộc diễu hành đòi độc lập cho Catalonia ở Barcelona. Ảnh: Reuters.

Ông Rajoy không thể đơn phương kích hoạt Điều 155. Trước tiên, ông sẽ phải thông báo với ông Puigdemont về ý định của mình, để cho lãnh đạo Catalonia có thời gian suy nghĩ về việc “quy phục”.

Tiếp theo, ông Rajoy sẽ cần sự đồng ý của thượng viện, nơi đảng của ông chiếm đa số. Một ủy ban phải ủng hộ đề xuất của thủ tướng và sau đó thượng viện sẽ biểu quyết.

Một thượng nghị sĩ giấu tên cho biết thủ tục này có thể mất một tuần để hoàn thành. Chuyên gia Perez Royo thì cho rằng phải mất “8 -10 ngày”.

Nhưng Điều 155 chỉ là một trong nhiều lựa chọn ông Rajoy có để ngăn chặn Catalonia ly khai. Cano Montejano cho rằng chính phủ có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo luật Tây Ban Nha, điều đó sẽ giới hạn “quyền tự do đi lại và quyền tự do tụ tập” của công dân.

Madrid sẽ sử dụng tất cả vũ khí pháp lý để chặn đứng phong trào đòi độc lập, ông Rajoy nói trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước.

Phương Vũ

Theo VNE

Catalonia đòi độc lập - cơn khủng hoảng của Tây Ban Nha và cả châu Âu

Việc vùng tự trị Catalonia đòi tách khỏi Tây Ban Nha đang làm trầm trọng thêm chia rẽ bên trong xã hội quốc gia này và cả châu Âu.

Catalonia đòi độc lập - cơn khủng hoảng của Tây Ban Nha và cả châu Âu - Hình 1

Một gia đình người Catalonia khoác cờ xuống đường sau cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Tây Ban Nha hôm 1/10. Ảnh: AP.

Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 1/10 về việc tuyên bố độc lập ở Catalonia, những mối rạn nứt trong xã hội Tây Ban Nha chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng, như lời cây bút William Booth từ Washington Post nhận xét: "Cứ mỗi ngày trôi qua, chính quyền quốc gia Tây Ban Nha và các thế lực đòi độc lập tại Catalonia dường như càng tiến gần hơn tới một cuộc đối đầu trực diện".

Con đường khó khăn

Những ngày qua chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình giận dữ và đình công ở Catalonia, vùng tự trị thịnh vượng bậc nhất Tây Ban Nha. Cách xử lý có phần bạo lực của chính quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khi triển khai lực lượng an ninh tới trấn áp những người biểu tình không vũ trang ở Catalonia càng làm trào dâng tâm lý phản kháng của người dân nơi đây đối với Madrid.

"Nếu cả hai bên không ai chịu lùi bước, xung đột có thể làm bùng phát một cuộc khủng hoảng hiến pháp, gây ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới Tây Ban Nha mà còn cho cả toàn châu Âu", bình luận viên về quan hệ quốc tế Ishaan Tharoor viết trên Washington Post.

Lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont khẳng định vùng tự trị này sẽ tuyên bố độc lập, tách khỏi Tây Ban Nha vào ngày 9/10. Hôm qua, tòa án tối cao Tây Ban Nha mở cuộc điều tra một số quan chức cảnh sát cũng như chính trị gia Catalonia ủng hộ độc lập với cáo buộc xúi giục nổi loạn.

Hiện chưa rõ một Catalonia "độc lập" sẽ trông như thế nào nhưng con đường tiến đến cái đích trên chắc chắn trải nhiều khó khăn, hỗn loạn, chuyên gia đánh giá.

"Chúng tôi lường trước được việc sẽ có những vụ bắt giữ, khai trừ", chính trị gia ủng hộ độc lập cho Catalonia Mireia Boya viết trên mạng xã hội Twitter. "Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần, nó sẽ không dừng lại trước bất kỳ hoàn cảnh nào".

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc không phải tất cả người dân Catalonia đều có cùng quan điểm với các lãnh đạo phong trào đòi tách khu vực khỏi Tây Ban Nha. Không ít người cho rằng tương lai Catalonia đang bị đánh cắp bởi những chính trị gia muốn theo đuổi một chương trình nghị sự quá eo hẹp và cứng nhắc.

"Chúng tôi hoàn toàn bị làm cho im lặng", nhà làm phim Isabel Coixet nói. "Họ tạo ra một bầu không khí căng thẳng mà ở đó tất cả những người bất đồng chính kiến với họ đều không tồn tại và bị xem thường. Thật sự, rất nhiều người đang chọn cách im lặng. Vấn đề lớn nhất, theo tôi, chính là mối rạn nứt kép vừa được tạo ra - Chia rẽ với Tây Ban Nha và chia rẽ ngay trong xã hội Catalonia".

Trong bài phát biểu hôm 3/10, Vua Tây Ban Nha Felipe VI nhấn mạnh lại lập trường của Madrid rằng việc Catalonia đòi độc lập là hành động "ngoài vòng pháp luật", cho thấy "sự thiếu trung thành không thể chấp nhận được", sẽ khiến "Catalonia và Tây Ban Nha đối mặt nguy cơ bất ổn về kinh tế, xã hội". Ngay đêm hôm sau, chính quyền Tây Ban Nha khước từ lời kêu gọi đàm phán của Catalonia.

Song theo ông Federiga Bindi, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tất cả các động thái trên chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình, tạo thêm cái cớ cho những người ủng hộ tách Catalonia khỏi Tây Ban Nha.

"Catalonia bị chia rẽ. Tây Ban Nha bị chia rẽ. Phát biểu của Vua Felipe VI thật sự không phù hợp", Bindi nhận xét. "Nhà vua nên trung dung. Sau tất cả, ông ấy là người có ảnh hưởng ở Catalonia... Ông ấy nên kêu gọi đối thoại và đàm phán giữa các bên, thay vì một mực nghiêng về phía Điện Moncloa (phủ thủ tướng Tây Ban Nha)".

Ông Carles Puigdemont, lãnh đạo Catalonia, tiếng nói đi đầu phong trào đòi tách Catalonia khỏi Tây Ban Nha, tối 4/10, lên tiếng phản bác lại Vua Felipe VI, cho rằng ông đã "gây thất vọng cho rất nhiều người dân Catalonia, những người luôn coi trọng nhà vua và mong muốn một lời kêu gọi đối thoại".

Trong những tuyên bố trước đây, ông Puigdemont thường miêu tả Catalonia không khác gì một chế độ dân chủ bị áp bức đang đứng lên chống lại đàn áp. "Chính quyền Tây Ban Nha đang khiến các đối thủ chính trị bị bắt giữ, tác động tới truyền thông và chặn đứng các trang mạng. Chúng tôi bị kiểm soát ngày đêm", ông Puigdemont nói.

Mọi chú ý giờ đây đổ dồn sang khả năng liệu chính quyền Thủ tướng Rajoy có dùng đến "lựa chọn hạt nhân" kích hoạt Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha hay không. Điều 155 trao cho Madrid quyền giải tán quốc hội Catalonia hiện do ông Puigdemont lãnh đạo.

Nhưng làm vậy đồng nghĩa với việc ông Rajoy sẽ liều lĩnh đặt cược cả tương lai chính trị của mình. Chính quyền thiểu số mong manh mà ông đang dẫn dắt có thể bị phản đối và tiềm ẩn nguy cơ mất đi phiếu tín nhiệm ở quốc hội. "Cộng đồng im hơi lặng tiếng tại Catalonia", những người chưa hẳn ủng hộ tách khỏi Tây Ban Nha, có thể sẽ bắt đầu thay đổi suy nghĩ, giới quan sát đánh giá.

Khủng hoảng với châu Âu

Catalonia đòi độc lập - cơn khủng hoảng của Tây Ban Nha và cả châu Âu - Hình 2

Hàng nghìn người Catalonia tuần trước tuần hành ủng hộ vùng này tách khỏi Tây Ban Nha. Ảnh: Sky News.

Cuộc khủng hoảng tại Catalonia đang được châu Âu theo dõi sát sao. Hàng loạt chính trị gia đã thể hiện rõ ràng rằng họ đứng về phía Madrid hoặc đề cập tới vấn đề như rắc rối của riêng Tây Ban Nha. Nhưng khi xung đột dâng cao tới đỉnh điểm, họ sẽ không thể nhìn theo hướng khác nếu hỗn loạn bùng phát tại một trong những góc được yêu mến hơn của lục địa.

"Nếu đây là Crimea hay Hy Lạp, bà Angela Merkel chắc hẳn lúc này đã kích hoạt chế độ hòa giải tối đa", cây bút Simon Tisdall viết trên Guardian. "Nhưng khi nhắc tới Catalonia, Thủ tướng Đức, lãnh đạo đảng là đồng minh với đảng cầm quyền Tây Ban Nha, lại không tham gia".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tương tự. Trong một bài phát biểu hồi tuần trước, ông nhiệt tình ủng hộ "một châu Âu hội nhập", lời kêu gọi vốn được những người đòi độc lập cho Catalonia hưởng ứng. Nhưng trong tuần này, Tổng thống Pháp lại nói ông ủng hộ "sự thống nhất về mặt hiến pháp" của Tây Ban Nha.

"Thực tế, chắc chắn không lãnh đạo Tây Âu nào ủng hộ việc tách rời một nước Tây Âu khác, nhưng cuộc đối đầu giữa Barcelona và Madrid đã làm lộ ra các căng thẳng phức tạp sôi sục lâu nay bên trong châu Âu, một mớ hỗn độn của những lý tưởng toàn cầu, những chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc và những khát vọng mang tính khu vực về một cơ chế quản trị trực tiếp hơn", Tharoor viết.

"Cuộc trưng cầu dân ý ở Catalonia đào sâu thêm những rạn nứt trong kế hoạch thúc đẩy hội nhập của EU, đồng thời khơi dậy các cuộc tranh luận về bản sắc", nhà kinh tế học Franz Buscha bình luận.

"EU đã tự đặt ra mục tiêu chống lại chủ nghĩa phi tự do và chủ nghĩa dân tộc, nhưng họ đang gặp khó khăn", nhà báo kiêm nhà bình luận người Pháp Natalie Nougayrede viết. "Khủng hoảng Catalonia phơi bày các giới hạn chính trị của EU cũng như những khó khăn mà họ phải đối mặt khi nỗ lực để khiến người dân hiểu cách hệ thống hoạt động. Đối với châu Âu và cả nền dân chủ Tây Ban Nha, đây là một bài kiểm tra quan trọng".

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong việc lựa chọn nội các của ông Trump
11:26:28 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024
Thông tin cực hiếm về chồng Thái Trinh: Là doanh nhân ngành nhựa, kém vợ 6 tuổi
07:11:14 14/11/2024

Tin mới nhất

Ông Trump chọn bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia

10:21:14 14/11/2024
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky Rand Paul cũng đã hình thành một liên minh với bà Gabbard trong hợp tác về Đạo luật Ngăn chặn khủng bố vũ trang tại cả Hạ viện và Thượng viện.

Đội ngũ của ông Trump chuẩn bị thực hiện động thái chưa từng có tiền lệ tại Lầu Năm Góc

10:16:33 14/11/2024
Chưa rõ liệu việc ông Hegseth thiếu kinh nghiệm quản lý có làm phức tạp quy trình phê chuẩn tại Thượng viện hay không và chưa rõ liệu một ứng cử viên truyền thống hơn có thực hiện những đợt sa thải lớn như vậy hay không.

Israel tấn công khu vực biên giới Syria - Liban

10:15:04 14/11/2024
Theo thống kê của Bộ Y tế Liban, ít nhất 3.365 người đã thiệt mạng và hơn 14.300 người khác bị thương do các cuộc tấn công của Israel kể từ khi giao tranh bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái.

Italy ủng hộ năng lượng hạt nhân thay cho nhiên liệu hóa thạch

10:12:51 14/11/2024
Về vấn đề này, Thủ tướng Meloni tuyên bố rằng Italy sẽ phân bổ một khoản tiền lớn trong ngân sách hơn 4 tỷ euro của Quỹ Khí hậu của nước này dành cho châu Phi và sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến như Quỹ Khí hậu Xanh.

Thủ tướng Scholz hối thúc Quốc hội Đức thông qua các dự luật quan trọng

10:10:22 14/11/2024
Về vấn đề Ukraine, Thủ tướng Scholz cho rằng quốc gia Đông Âu cần tiếp tục được hỗ trợ và tuyên bố Kiev có thể dựa vào sự đoàn kết của Berlin.

Mỹ củng cố quan hệ với các đồng minh châu Âu

10:06:37 14/11/2024
Chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Mỹ được đánh giá là nỗ lực của Washington nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh quan trọng trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden kết thúc.

Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ

10:05:12 14/11/2024
Trong một tuyên bố, ông Thune chia sẻ: Tôi vô cùng vinh dự khi nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp để lãnh đạo Thượng viện tại Quốc hội khóa 119 và tôi vô cùng tự hào về công việc chúng tôi đã làm để đảm bảo thế đa số .

Các nhà lãnh đạo Mỹ cam kết chuyển giao quyền lực một cách êm thấm

09:57:24 14/11/2024
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Trump cũng khẳng định mọi việc sẽ được thực hiện một cách êm thấm và ông rất trân trọng những nỗ lực đó.

Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ

07:11:31 14/11/2024
Ngày 12/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo tỷ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) mới của Mỹ.

Ô tô mất lái, lao từ gara xuống siêu thị khiến khách hốt hoảng bỏ chạy

06:55:46 14/11/2024
Mới đây, một chiếc ô tô màu đen bị mất lái, lao từ tầng 2 xuống tầng một của siêu thị trên đại lộ 27 de Febrero (TP Santo Domingo, Dominica) khiến nhiều người hốt hoảng.

Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria

06:38:21 14/11/2024
Nga ngày 13/11 đã yêu cầu Israel tránh tiến hành các cuộc không kích, như một phần của cuộc chiến chống lại Hezbollah tại Li Băng, gần một trong những căn cứ của Moscow tại Syria.

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

06:36:38 14/11/2024
Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?

Làm đẹp

09:54:15 14/11/2024
Mặc dù sấy tóc giúp tóc khô nhanh chóng, nhưng nếu bạn muốn tạo kiểu tóc đẹp, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian để chải, vuốt tóc sao cho vào nếp.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột

Sức khỏe

09:49:36 14/11/2024
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho làn da luôn mịn màng và sáng khỏe. Bạn cũng có thể nghiền vỏ dưa chuột thành bột đắp lên vùng da bị mụn.

Vai chính Vĩnh Dạ Tinh Hà vốn là của mỹ nhân này: Nhan sắc lấn lướt Ngu Thư Hân nhưng diễn dở thôi rồi

Hậu trường phim

07:53:59 14/11/2024
Nhờ sự hòa hợp tới 99% nhân vật nên Ngu Thư Hân diễn lố nhưng không bị khán giả ghét, đồng thời Vĩnh Dạ Tinh Hà đạt thành tích khả quan.

Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con

Sao việt

07:48:51 14/11/2024
Diva Thanh Lam đăng ảnh để bày tỏ nỗi nhớ bạn trai bác sĩ, Hồ Ngọc Hà cùng các con tổ chức tiệc sinh nhật cho Kim Lý.

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong bệnh viện

Góc tâm tình

07:48:08 14/11/2024
Chồng cũ thấy tôi đến thì chỉ nói nghe tin tôi về nên anh có mua cơm cho tôi, vì anh biết tôi sẽ không kịp ăn uống mà chạy vào viện.

Lan man dã quỳ...

Du lịch

07:37:36 14/11/2024
Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi...

Tử vi 3 năm tới (2025 - 2026 - 2027): Top con giáp trúng số phát tài, trở thành đại gia có số má

Trắc nghiệm

07:33:14 14/11/2024
Thần tài đợi sẵn ở cửa nên 3 năm tới chính là thời hoàng kim giúp những con giáp may mắn này có tiền tài rủng rỉnh, cứ vơi lại đầy, mua nhà lầu, sắm xe sang chỉ là chuyện nhỏ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả

Pháp luật

07:27:39 14/11/2024
Mặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.

Nam chính phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì diễn "hay dã man", cảnh khóc nức nở khiến netizen rơi nước mắt

Phim việt

07:18:08 14/11/2024
Mới đây, Doãn Quốc Đam trở thành cái tên gây sốt cõi mạng bởi khả năng nhập vai xuất thần trong một phân đoạn ở tập 32.

Riot Games thay đổi hệ thống giải đấu Valorant, game thủ Việt sẽ ra sao?

Mọt game

07:10:56 14/11/2024
Cộng đồng game thủ Việt Nam chắc chắn đã biết đến thông tin Riot Games hạ cấp giải đấu LMHT VCS. Điều này cũng đồng nghĩa với việc VCS sẽ trở thành giải đấu hạng 2 và các đội tuyển phải thi đấu tranh tấm vé đến các sân chơi