Vũ khí nổi tiếng của Mỹ bắn trượt mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật
Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao HIMARS của Mỹ, vốn rất nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra, khai hỏa 6 lần nhưng đều trượt mục tiêu trong cuộc diễn tập.
Một tên lửa được phóng tự hệ thống HIMARS trong cuộc diễn tập giữa Mỹ và Phillipines. Ảnh: Stripes.com
Theo tờ Stars&Stripes, một trong những loại vũ khí nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ, Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao HIMARS, đã nhiều lần bắn trượt mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Cụ thể, các hệ thống HIMARS đã có 6 lần khai hỏa nhằm vào một chiếc tàu hải quân đã ngừng hoạt động neo đậu cách xa hàng chục km nhưng đều trượt, sau đó một loạt đạn từ pháo và máy bay của Mỹ và Philippines cuối cùng đã đánh chìm con tàu.
Đáng chú ý sự kiện trên có sự chứng kiến của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trong cuộc trận chung mang tên Balikatan 2023, có quy mô lớn nhất trong vòng 30 năm qua giữa Mỹ và Philippines.
Trung tá Nick Mannweiler, phát ngôn viên của Lực lượng Thủy quân lục chiến Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết: “Việc bắn từ bờ biển nhằm vào một con tàu là cực kỳ khó khăn”.
Video đang HOT
Theo Trung tá Mannweiler, việc HIMARS không bắn trúng tàu trên biển không phải là vấn đề lớn. Ông cho biết, cuộc diễn tập đã kiểm tra khả năng của các binh sĩ trong việc thực hiện các kỹ năng ngắm bắn vào một con tàu và chuyển thông tin nhắm mục tiêu đến các loại vũ khí do Mỹ và Philippines vận hành.
Ông Mannweiler nhấn mạnh: “Cuộc diễn tập tạo điều kiện cho những khóa huấn luyện hiệu quả hơn như thế này trong tương lai”, lưu ý rằng trong chiến đấu thực, các lực lượng Mỹ có thể sẽ sử dụng ngư lôi hoặc tên lửa Harpoon để tiêu diệt một tàu chiến.
Về phần mình, Đại tá quân đội Philippines Mike Logico, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Chỉ huy liên hợp, nói với các phóng viên rằng có những thách thức của một cuộc tập trận song phương quy mô lớn và “những gì chúng tôi đã chứng minh là khả năng của HIMARS và có lẽ cũng là những hạn chế của nó”.
Cuộc tập trận Balikatan có sự tham gia của hơn 17.000 binh sĩ Mỹ và Philippines, kết thúc vào ngày 28/4. Trung tướng William Jurney, chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết: “Cuộc tập trận làm tăng tính thực tiễn về khả năng chiến đấu, một ưu tiên chính giữa quân đội Philippines và quân đội Mỹ”.
Hệ thống HIMARS đắt hàng sau thành công ở Ukraine
Nhà máy sản xuất Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS) của tập đoàn Lockheed Martin ở Camden (Arkansas, Mỹ) đang chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất hệ thống này sau khi nhiều nước muốn mua nhờ hệ thống hoạt động thành công ở Ukraine.
Hệ thống HIMARS của Mỹ trong cuộc tập trận quân sự tại vùng Tan-Tan, Tây Nam Maroc ngày 30/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, HIMARS trở thành loại vũ khí được công nhận rộng rãi sau khi xuất hiện một video quay bằng điện thoại ghi lại hình ảnh hệ thống này đang hoạt động ở Ukraine.
Bà Jennifer McManus, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động kinh doanh tên lửa của Lockheed Martin, cho biết: "Khi có một hệ thống đã được kiểm chứng về khả năng chiến đấu và xuất hiện trên tin tức hàng ngày, điều đó sẽ làm tăng nhu cầu với hệ thống này".
Lockheed Martin chế tạo HIMARS và tân trang lại phiên bản cũ ở Camden, một thành phố nhỏ phía Tây Nam Little Rock.
Theo các giám đốc điều hành của Lockheed Martin, nhờ một số khoản đầu tư trong năm ngoái vào tòa nhà rộng 26.000 mét vuông, nơi sản xuất các hệ thống HIMARS, tập đoàn này chỉ cần thực hiện một số nâng cấp để đáp ứng tốc độ sản xuất ngày càng tăng.
Giám đốc điều hành Lockheed Martin cho biết rằng về HIMARS, tập đoàn này đã đáp ứng chuỗi cung ứng lâu dài của mình để lên kế hoạch tăng sản lượng lên 96 hệ thống mỗi năm. Đầu năm 2022, Lockheed Martin sản xuất với tốc độ 48 bệ phóng HIMARS, nhưng kể từ đó đã tăng lên 60 hệ thống.
HIMARS đã trở nên nổi tiếng ngay cả trước khi thành công ở Ukraine. Hồi tháng 2/2022, Ba Lan đã thông qua kế hoạch mua 18 bệ phóng HIMARS và 468 bộ dụng cụ có thể được lắp đặt trên các xe tải do Ba Lan sản xuất để biến chúng thành các bệ phóng tương tự. Một phát ngôn viên của Lockheed Martin cho biết các cuộc thảo luận về hợp đồng đó đã bắt đầu từ năm 2017.
Mỹ đã gửi HIMARS cho Ukraine và các lực lượng vũ trang Ukraine đang tích cực sử dụng các hệ thống này để tấn công các mục tiêu ở Donbass. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksiy Reznikov cho rằng nước này cần ít nhất 50 hệ thống HIMARS để chống Nga và để chuyển sang phản công, cần có gấp đôi số lượng HIMARS - nghĩa là 100 hệ thống. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin từng tuyên bố rằng trong tương lai, Ukraine sẽ chỉ có thể nhận được thêm 4 hệ thống HIMARS. Theo số liệu chính thức, các lực lượng vũ trang Ukraine hiện có 12 hệ thống M142 HIMARS.
Theo chuyên gia quân sự Nga Dmitry Boltenkov, điểm yếu chính của HIMARS ở Ukraine là tầm bắn. Cho đến nay, Mỹ chỉ cung cấp cho Ukraine tên lửa GMLRS có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 70-80km. Để tấn công đối thủ, HIMARS cần phải được triển khai gần tiền tuyến, nơi chúng có thể bị máy bay không người lái Nga phát hiện. Sau đó, thông tin về địa điểm của HIMARS được chuyển đến sở chỉ huy, nơi những người có thẩm quyền đưa ra quyết định tấn công. Ông Boltenkov nói: "Dần dần, tất cả các phương tiện của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa".
Binh sĩ Mỹ cùng hệ thống HIMARS tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật tại Capas, tỉnh Tarlac, Philippines ngày 13/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, chuyên gia Boltenkov cũng lưu ý rằng việc phát hiện và loại bỏ các bệ phóng HIMARS sẽ trở nên khó khăn hơn khi Ukraine nhận được tên lửa tầm xa chính xác cao ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km. Khi đó HIMARS sẽ có thể hoạt động lùi sâu trong các công sự của quân đội Ukraine chứ không phải tiếp cận chiến tuyến.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong trường hợp phương Tây chuyển giao tên lửa tầm xa cho Ukraine, Nga sẽ tự đưa ra kết luận về các cuộc tấn công nhằm vào những cơ sở cho tới giờ chưa bị tấn công.
Nga đã gửi công hàm tới các nước thành viên NATO để phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng phương tiện vận tải nào chở vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine. Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov lưu ý rằng việc trang bị vũ khí từ phương Tây cho Ukraine không góp phần vào thành công của các cuộc đàm phán giữa hai nước, từ đó gây ra tác động tiêu cực.
Thủ tướng Hàn Quốc làm giáo viên tình nguyện lên lớp tại trường học trong căn cứ Mỹ Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo vào chiều 28/4 đã làm giáo viên tiếng Anh tại trường học trong căn cứ của Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK). Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo. Ảnh: Yonhap Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Thủ tướng Han Duck-soo đã làm giáo viên tình nguyện một ngày tại lớp tiếng Anh dành...