Vũ khí Nhật Bản tấn công thị trường nào?
Nhật Bản có nhiều lựa chọn cả ở châu Á, Australia và châu Âu với nhiều vũ khí, từ tàu ngầm tới máy bay.
Tàu ngầm mở đường
Tháng 07/2014, Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua “ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng”, trong đó cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí miễn là các điều kiện nhất định của Nhật Bản phải được đáp ứng.
Với chính sách xuất khẩu vũ khí mới, Nhật Bản đã ký kết hai thỏa thuận quan trọng. Thỏa thuận đầu tiên là cung cấp các bộ phận tên lửa đất đối không cho Mỹ và thỏa thuận thứ hai là tiến hành nghiên cứu chung với Anh về tên lửa không đối không.
Tuy nhiên, tờ “Diễn đàn Đông Á” lại cho rằng thỏa thuận về tàu ngầm với Australia sẽ làm lu mờ hai thỏa thuận trên cả về quy mô lẫn ý nghĩa của nó.
Mặc dù chính phủ Australia đang cân nhắc lựa chọn đối tác, nhưng có vẻ như tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là ứng cử viên sáng giá nhất để thay thế tàu ngầm lớp Collins cũ kỹ của Australia. Triển vọng hợp tác với Nhật Bản vẫn rất lớn khi các công ty Australia “không có khả năng tự chế tạo tàu ngầm”.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản
Đầu tháng 1/2015, báo chí Nhật Bản đưa tin Bộ Quốc phòng (MOD) đã đề xuất phát triển và sản xuất chung tàu ngầm với Australia.
Thay vì xuất khẩu tàu ngầm Soryu đã hoàn thiện, Nhật Bản đề nghị hợp tác phát triển công nghệ mới cho vật liệu hấp thụ sóng âm thanh và thép đặc biệt mà có thể được sử dụng để sản xuất vỏ tàu.
Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phận chính của thân tàu và lắp ráp tàu ngầm, trong khi Australia sẽ chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận cũng như lắp ráp khâu cuối cùng và bảo trì.
Một quan chức MOD Nhật Bản cho rằng việc lắp ráp tàu ngầm tại Australia sẽ dẫn đến chi phí cao hơn và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm.
Một số ý kiến cho rằng Nhật Bản nên thận trọng chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Australia vì thông tin về tàu ngầm được xem là “thông tin nhạy cảm nhất trong số tất cả các loại thông tin nhạy cảm”.
Vì lý do này, quân đội Nhật Bản, và đặc biệt là Lực lượng Phòng vệ Biển (MSDF) – nơi mà sự hợp tác của đơn vị này là rất cần thiết nếu thực hiện thỏa thuận – sẽ giữ lại những bí mật nhất định. Nhật Bản và Mỹ chia sẻ một số thông tin về tàu ngầm nhưng không chia sẻ vị trí lắp đặt hoặc khả năng của mỗi tàu ngầm.
Nhiều lựa chọn
Ngoài khả năng xuất khẩu 12 chiếc tàu ngầm cho Australia, Nhật Bản cũng đang có cơ hội bán 6 chiếc tàu cùng loại cho Ấn Độ. Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã đặt vấn đề với phía Nhật Bản về việc này.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ mua 6 tàu ngầm diesel-điện tiên tiến, trị giá ít nhất là 8 tỷ USD. Các tập đoàn DCNS của Pháp, HDW của Đức, Rosoboronexport của Nga và Navantia của Tây Ban Nha đều đang cạnh tranh để giành được hợp đồng này.
Đề nghị của Ấn Độ được đưa ra vào thời điểm khi chính phủ của Thủ tướng Modi và chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang mong muốn tăng cường quan hệ.
Nhật Bản đang đàm phán xuất khẩu thủy phi cơ cho Ấn Độ
Video đang HOT
Theo tờ báo Ấn Độ, Tokyo đặc biệt quan tâm đến việc thâm nhập thị trường tàu ngầm toàn cầu vốn đang bị các nước như Nga, Pháp và Đức chi phối. Các nhà phân tích quân sự cho rằng tàu ngầm lớp Soryu của Tokyo có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các loại tàu tương tự của Nga, Pháp và Đức.
Theo đó: “Với lượng choán nước 4.200 tấn, tàu ngầm lớp Soryu có kích thước lớn hơn nhiều so với tàu Type 214 của Đức, tàu Scorpene của Pháp hoặc tàu Kilo cải tiến của Nga, và có thể mang được nhiều vũ khí hơn. Kích thước này cũng làm cho chúng chạy êm hơn và có tầm hoạt động lớn hơn các loại tàu hiện có trên thị trường. Với giá chào bán khoảng 500 triệu USD, tàu Soryu không đắt hơn nhiều so với các loại tàu khác”.
Ngoài tàu ngầm, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho nước ngoài – một lệnh cấm do Nhật Bản tự áp đặt cách đây một thế kỷ, Nhật Bản đã thảo luận với Ấn Độ về việc bán cho Ấn Độ các máy bay chở quân ShinMaywa US-2i.
Cửa ải châu Âu
Tuy có nhiều lựa chọn, song giới chuyên môn cho rằng để có thể thành công trên thị trường vũ khí quốc tế, Nhật Bản cần phải vượt qua “cửa ải” đầu tiên là thị trường châu Âu.
Hiện tại, uy tín và danh tiếng của các hãng chế tạo vũ khí Nhật Bản chưa được biết đến nhiều trên thị trường trang bị quân dụng thế giới. Nếu có thể “mở cửa” thị trường châu Âu, đương nhiên các hãng chế tạo trang bị quân sự của Nhật Bản sẽ giành được sự tin tưởng từ phần còn lại của thế giới.
Trên thực tế, ngay từ đầu năm 2015, chính quyền Nhật Bản đã tích cực cùng doanh nghiệp nước này “chào hàng”. Trong bối cảnh nhắm tới thị trường châu Âu, người Nhật đang tập trung chào bán sản phẩm máy bay cảnh báo sớm hạng nhẹ cho quân đội Hoàng gia Anh.
Máy bay P-1 của Nhật Bản
Tháng 1/2015, trong một bài diễn thuyết tại thủ đô London của Anh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera Itsunori đã giới thiệu máy bay cảnh báo sớm loại nhẹ P1 do hãng chế tạo công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản chế tạo có ưu thế vượt trội về tốc độ, thời gian bay và tính năng trinh sát, đồng thời gợi ý London và Tokyo có thể hợp tác trong lĩnh vực hàng không.
Cũng trong tháng Một, khi hội đàm với người đồng cấp Anh Michael Fallon, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đề nghị hai bên thảo luận ở cấp độ chuyên môn về việc mua bán P1.
So với máy bay trinh sát tìm kiếm tàu ngầm thế hệ trước P3, máy bay cảnh báo sớm P1 có tốc độ bay và trần bay cao hơn 1,3 lần, quãng đường bay xa hơn 1,2 lần. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến sẽ mua 70 máy bay loại này. Tuy nhiên, do giá thành cao, lên tới 20 tỉ yên 1 chiếc nên phía Nhật Bản tích cực thúc đẩy xuất khẩu loại máy bay này để giảm giá thành.
Tuy nhiên, bước chân vào thị trường Anh không hề dễ dàng. Không quân Hoàng gia Anh từ trước đã ngắm tới máy bay trinh sát P8 do hãng Boeing của Mỹ sản xuất, bất chấp việc Tokyo đưa ra hàng loạt bình luận bất lợi cho P8 như máy bay này phát triển dựa trên khung sườn máy bay dân dụng…
Ngay cả khi P1 có thể có mức giá cạnh tranh hơn, thì nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng Không quân Hoàng gia Anh sẽ lựa chọn P8 dựa trên cân nhắc tới quan hệ đồng minh sâu sắc Anh-Mỹ.
Thậm chí ngay cả khi Tokyo thành công trong việc bán P1 cho Không quân Anh, thì cũng không có nghĩa cánh cửa thị trường châu Âu đã rộng mở đối với các hãng chế tạo trang bị quân dụng Nhật Bản.
Trên thực tế, số lượng các hãng chế tạo vũ khí tại châu Âu đã rất nhiều, và có mối quan hệ chặt chẽ từ nhiều năm nay nên rất khó để các hãng chế tạo Nhật Bản giành được thị trường này.
Một trở ngại nữa đối với việc xuất khẩu vũ khí vào thị trường châu Âu là Tokyo, cho đến nay, chỉ đàm phán song phương với một nước ở châu Âu, cụ thể là Anh và Pháp.
Điều này cũng gây ức chế đối với các hãng chế tạo vũ khí của Italy, Thụy Điển, Tây Ban Nha,… tạo rào cản cho quá trình hợp tác, mua sắm linh kiện, thiết bị với Nhật Bản.
Để khắc phục yếu tố này, Tokyo đang đưa ra một gợi ý chưa chính thức về việc xúc tiến đàm phán ký kết một hiệp ước hợp tác trang thiết bị quốc phòng với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
P-1 chưa thể giúp vũ khí Nhật Bản sớm “cất cánh”
Chính quyền Abe đang chuẩn bị sẵn sàng các chính sách cần thiết cùng khuôn khổ hỗ trợ tài chính và thể chế để giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường công nghệ quốc phòng và vũ khí quốc tế.
Theo nhật báo “Sankei”, đầu tháng 3/2015, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua nghị quyết sửa đổi Luật tổ chức Bộ Quốc phòng, theo đó thành lập Cục Trang bị Quốc phòng.
Cơ quan này sẽ tập trung kiểm soát phát triển thiết bị quốc phòng, thu mua và xuất khẩu. Nó sẽ dẫn đến việc mở rộng xuất khẩu vũ khí và kết nối sự phát triển của các doanh nghiệp quốc phòng với chiến lược tăng trưởng của chính phủ.
Tháng 12/2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thành lập một ban điều hành để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí và phát triển chung.
Ban điều hành có nhiệm vụ giúp xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân có liên quan và thiết lập một hệ thống xác định nhu cầu và tiêu chuẩn công nghệ của các nước đối tác.
Theo Đất Việt
Nhật cung cấp vũ khí cho Mỹ và đồng minh, ai lo?
Tokyo đang xem xét việc thông qua một đạo luật cho phép Lực lượng phòng vệ nước này cung cấp vũ khí và đạn dược cho lính Mỹ và các nước khác.
Nhật Bản liên tục tăng cường sức mạnh quân đội
Ngày 26/7, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn một nguồn tin từ chính phủ cho biết Tokyo đang xem xét việc xây dựng một đạo luật mới, mà theo đó, Lực lượng phòng vệ (SDF) được phép cung cấp vũ khí và đạn dược cho Mỹ và đồng minh, thậm chí là các nước khác như một phần trong các hoạt động hỗ trợ hậu cần.
Tokyo hi vọng sẽ có được sự thông qua và được diễn giải lại trong những hướng dẫn về hợp tác phòng thủ chung giữa Mỹ và Nhật Bản dự kiến vào cuối năm 2014. Trong cuộc họp thường kỳ của Quốc hội Nhật Bản vào năm 2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh các đạo luật nhằm tăng quyền cho quân đội.
Nguồn tin của hãng Kyodo lý giải, với dự luật cho phép cung cấp vũ khí dưới dạng hỗ trợ hậu cần, SDF sẽ không đi ngược lại Hiến pháp hòa bình với điều kiện họ không tham gia hoạt động sử dụng vũ lực của các quốc gia được Nhật Bản cung cấp vũ khí. Cũng theo nguồn tin này, ông Shinzo Abe đang nỗ lực loại bỏ những hạn chế đối với quân đội, để mang lại tư thế chủ động hơn cho Nhật Bản trong các vấn đề thế giới và an ninh khu vực.
Quân đội Mỹ và Nhật tập trận tái chiếm đảo với máy bay MV-22 Osprey
Đầu tháng 4/2014, chính phủ Nhật thông qua việc xuất khẩu vũ khí của nước này với ba điều lệ ràng buộc, trong đó có việc không bán vũ khí sát thương cho các quốc gia đang có chiến tranh.
Tiếp đến, tháng 7/2014, Nhật Bản thông qua luật phòng vệ tập thể, cho phép quân đội được tham chiến trong một cuộc chiến không liên quan đến mình của đồng minh hoặc các quốc gia mà Nhật Bản cho rằng cuộc chiến đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Và đến thời điểm hiện tại, cuối tháng 7/2014, Nhật tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong việc cung cấp vũ khí, đạn được khí tài cho Mỹ và các quốc gia bên ngoài, miễn sao không tham chiến.
Có thể thấy rằng, Nhật Bản đang từng bước tìm cách lách luật cho quân đội của mình thông qua những cách diễn giải mới cho Hiến pháp hòa bình. Từng bước như vậy, Nhật Bản đang từng bước gỡ bỏ những rào cản mà Hiến pháp này đặt ra, khôi phục lại cho mình một lực lượng quốc phòng với đầy đủ chức năng nhiệm vụ.
Và đích đến cuối cùng, khi gỡ được tất cả rào cản này, Nhật Bản sẽ cho mình quyền được phát động chiến tranh.
Vì sao Nhật Bản muốn cung cấp vũ khí cho Mỹ và đồng minh?
Với dự luật trên, thực tế Nhật Bản đang muốn tìm kiếm một số lợi ích như sau. Trước hết, về vị thế quốc tế, Nhật đang muốn can dự sâu hơn vào các hành động của Mỹ tại các điểm nóng quốc tế. Hay nói cách khác, Nhật muốn thể hiện uy thế của mình rõ nét hơn, thay vì là một quốc gia miệt mài bơm ra đồng vốn ODA để gia tăng ưu thế.
Thứ hai, nếu Mỹ sử dụng vũ khí của Nhật Bản để phục vụ các hoạt động quân sự của mình, điều này khẳng định chất lượng cho vũ khí Nhật không thua kém gì hàng Mỹ. Trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, quảng cáo ưu việt nhất chính là thực tế trên chiến trường chứ không phải các cuộc thử nghiệm hoặc những loạt đồ họa màu mè.
Xe tăng của Nhật Bản
Người ta mua vũ khí để sát thương, để chiến tranh, và Nhật đang muốn mượn tay Mỹ quảng cáo cho những sản phẩm của mình thông qua các hoạt động quân sự thường xuyên của họ.
Thứ ba, trong thế giới tư bản, không có chuyện Nhật cung cấp miễn phí vũ khí, đạn dược cho Mỹ và các đồng minh, dù là hỗ trợ hậu cần. Điều này đồng nghĩa với việc, Nhật đang tính bài toán trao đổi với chính những đồng minh của họ.
Trong dự luật này còn có một điểm cần chú ý, Nhật có thể sẽ được phép hỗ trợ hậu cần cho nước ngoài, miễn không tham gia vào cuộc chiến tranh hoặc hoạt động quân sự của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật sẽ hỗ trợ vũ khí cho bất kỳ nước nào. Tất nhiên kèm theo đó phải là những điều kiện.
Mỹ - Nhật siết nguồn cung vũ khí Nga
Nhật Bản xuất hiện với tư cách là một nguồn cung vũ khí là điều sớm hay muộn sẽ phải xảy ra. Chỉ có điều, Nhật sẽ chính thức tham gia thị trường ấy như thế nào: một tay buôn độc lập hay là một phần của hội buôn và vào khi nào. Việc tham gia sau, không có thị trường truyền thống như Nga, Mỹ khiến Nhật Bản buộc phải tìm những nước đi mới cho mình.
Xe tăng của Nhật Bản thể hiện uy lực trong một lần tập trận
Theo cách mà Tokyo đang làm hiện nay, Nhật Bản đang thể hien một mục đích khác cao tay hơn: sử dụng tình đồng minh để dần ra mắt thị trường.
Các đồng minh của Nhật Bản sẽ không dễ gì để từ chối những hợp đồng vũ khí theo kiểu hỗ trợ hậu cần, với giá rẻ hơn, chất lượng hơn, và đặc biệt, nó được cung cấp từ đồng minh, có nghĩa là những người chung chí hướng với nhau và chung kẻ thù. Sẽ không có gì khó hiểu khi Philippines, Úc tìm đến nguồn cung của Nhật Bản.
Nhật Bản có thể làm bạn với tất cả các quốc gia, thông qua hai lá bùa hộ mệnh: Đối thủ của Trung Quốc và Quyền phòng vệ tập thể. Như vậy, khi Trung Quốc ngày càng ngang ngược, đồng nghĩa với việc Nhật Bản ngày càng có nhiều bạn.
Đến lúc đó, lá bùa hỗ trợ hậu cần kia sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh. Người Nhật thông minh với chiêu bài thân thiện sẽ không khó để thiết lập cho mình những thị trường ruột, thậm chí là nẫng thị trường trên tay các "đại gia" khác, đặc biệt với Nga.
Nhật Bản đang nắm giữ sức mạnh hải quân hàng đầu châu Á
Bởi lẽ, Nga và Trung Quốc đã quá thân nhau. Vũ khí Nga là yếu tố khiến quân đội Trung Quốc giễu võ dương oai được như ngày nay. Trung Quốc mang lại cho Nga quá nhiều quyền lợi buộc họ không thể từ chối, nhưng quyền lợi đó chính là con dao hai lưỡi, khi dần dần, ngoài Trung Quốc ra, Nga sẽ mất dần các thị trường đối đầu với Trung Quốc.
Vũ khí là một trò chơi của sự khắc chế lẫn nhau. Và một khi Trung Quốc có vũ khí Nga, người đối đầu với Trung Quốc buộc phải dùng vũ khí của nền công nghiệp khác để đối đầu.
Thị trường tiềm năng của Tây Á, Đông Nam Á đã dần bỏ lại nước Nga hai mang, và tìm đến những phe có lập trường vững vàng hơn. Và Nhật Bản nhanh chóng len chân vào thị trường béo bở đang bỏ không đó.
Theo Đất Việt
Lực lượng Phòng vệ Nhật "lặng lẽ ẩn náu" ở các căn cứ Okinawa quân Mỹ Thúc đẩy sử dụng chung các cơ sở của Quân đội Mỹ ở Okinawa đã trở thành chủ trương của Chính phủ Nhật Bản, cũng phù hợp với nhu cầu của Mỹ, đối phó Trung Quốc. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều quân đến Mỹ học tập tác chiến đoạt đảo (nguồn mạng sina TQ) Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22...