Vũ khí Nga:Tiếp nối chặng đường 70 năm bảo vệ Việt Nam
Chuyên gia Nga bình luận, vũ khí Liên Xô/Nga đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 1950, lập nhiều chiến công trên chặng đường 70 năm bảo vệ Việt Nam.
Vũ khí Nga giúp quân đội Việt Nam lập nhiều chiến công hiển hách
Ngày 17/03 vừa qua, phát biểu bên lề Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và hải quân quốc tế LIMA-2015 tại Malaysia, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã cho biết, Bộ Quốc phòng Việt Nam hài lòng với tiến trình và chất lượng thực hiện hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka 636.1.
Bình luận về vấn đề này, quan sát viên của đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” (Sputnik News) Aleksei Lenxov viết, Nga thực hiện đúng hạn định các cam kết của mình theo hợp đồng với Việt Nam trị giá khoảng hai tỷ USD và đã chuyển giao ba trong số sáu tàu ngầm Việt Nam đã đặt mua.
Hai chiếc tàu ngầm đầu tiên “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” đã được đưa vào biên chế, còn chiếc tàu ngầm thứ ba – “Hải Phòng” – đang hiện diện ở cảng Cam Ranh. Dự định, Nga sẽ hoàn thành việc cung cấp đủ 6 tàu cho Việt Nam vào năm 2016.
Tàu ngầm Kilo dài 74 mét rộng 10 mét, có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển dưới đáy biển với tốc độ 37 km/giờ. Nó có thủy thủ đoàn 52 ngườ, có khả năng bơi độc lập tới một tháng rưỡi, được trang bị ngư lôi, mìn và tổ hợp tên lửa “Club” tầm bắn 300 km.
Khác với tàu ngầm của các nước khác, loại tàu ngầm được NATO định danh là Kilo này có độ ồn thấp, rất khó bị các phương tiện thủy âm phát hiện. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia phương Tây gọi nó là “hố đen trong đại dương” (Black Hole).
Chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin cho biết: “Các tàu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Với sự giúp đỡ của lực lượng tàu ngầm, Việt Nam sẽ có thể bảo vệ hiệu quả lãnh hải, vùng ven biển, các giàn khoan dầu và hải đảo của mình một cách hiệu quả hơn”.
Máy bay tiêm kích MiG-21 của không quân Việt Nam
Quan sát viên Aleksei Lenxov viết tiếp, hợp tác quân sự Nga-Việt hiện nay là sự tiếp nối truyền thống quý báu từ thời Liên bang Xô viết. Đã gần 7 thập kỷ trôi qua, vũ khí Liên Xô/Nga đã có mặt ở tất cả các quân, binh chủng, giúp quân đội nhân dân Việt Nam lập nhiều chiến công hiển hách.
Các lô hàng đầu tiên của vũ khí bộ binh và pháo binh cao xạ đã được cung cấp cho quân đội nhân dân Việt Nam ngay đầu những năm 50 thế kỷ trước. Năm 1954, các pháo phản lực “Katyusha” của Liên Xô (còn gọi là Kachiusa) đã giúp quân đội Việt Nam đánh bại quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Video đang HOT
Vào cuộc chiến tranh chống Mỹ những thập niên 60-70 của thế kỷ trước, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam hàng loạt vũ khí quan trọng như tên lửa phòng không S-75 (CA-75) Dvina, phương Tây gọi là SAM-2, máy bay chiến đấu MiG-17/19/21, xe tăng T-54/55, pháo phản lực BM-14 Katyusha…
Trong toàn bộ cuộc chiến, tên lửa S-75 Dvina và máy bay của Liên Xô viện trợ đã bắn rơi khoảng 1.700 máy bay địch trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, tên lửa và máy bay MiG-21 đã bắn rơi 34 chiếc “Pháo đài bay B-52″, đập tan niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, xe tăng Việt Nam xung trận với quy mô lớn đập tan nhiều hỏa điểm, góp phần đưa bộ đội “thần tốc” giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Và rất vinh dự là chiếc xe tăng của Liên Xô đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Xe tăng T-54 của lục quân Việt Nam
Khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc nổ ra, chỉ 3 ngày sau, một nhóm sĩ quan Liên Xô do Tướng Gennady Obaturov dẫn đầu đã bay đến Việt Nam với cương vị cố vấn. Bên cạnh việc cung cấp thông tin tình báo và trinh sát kỹ thuật, Liên Xô lập ra một cầu hàng không lớn cơ động quân đoàn 2 Việt Nam tại mặt trận Campuchia ra miền Bắc.
Tính từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3-1979, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam hơn 400 xe tăng, thiết giáp, xe vận chuyển bộ binh, 400 pháo và súng phóng lựu, 50 giàn phóng đạn phản lực 40 nòng 122 mm BM-21 “Grad”, hơn 100 khẩu pháo cao xạ, 400 tổ hợp pháo phòng không cơ động, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích.
Dù việc chuyển giao gấp rút, nhưng các vũ khí và trang bị này đều đã được thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một Ủy ban các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm của quân đội Xô Viết. Những trang bị này là sự bổ sung quý báu giúp nâng cao năng lực tác chiến của quân đội Việt Nam.
Hợp tác quân sự Nga-Việt tiếp nối truyền thống hữu nghị của Liên Xô
Trong những năm gần đây, Nga và Việt Nam đã duy trì quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ. Nga đã ký kết hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam nhiều loại vũ khí quan trọng có tổng trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Và tất cả các hợp đồng này đã được thực hiện thành công hoặc đang được thực hiện đúng cam kết.
Quân chủng phòng không-không quân Việt Nam đã nhận được các hệ thống tên lửa phòng không “Tor”, “Buk” và C-300 (S-300), là các thiết bị hiện đại hơn rất nhiều so với tổ hợp S-75 “Dvina” mà Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ, giúp Việt Nam bảo vệ vững chắc không phận.
Nga đã và sẽ cung cấp cho hải quân Việt Nam 4 tàu hộ vệ lớp “Gepard 3.9 có khả năng tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, dưới nước và trên không. Trang bị trên tàu gồm tên lửa chống hạm Kh-35E và hai dàn phóng ngư lôi chống tàu ngầm, máy bay trực thăng và pháo 76mm.
Giàn rocket nhiều nòng của lục quân Việt Nam
Tàu tuần tra lãnh hải “Svetlyak” có lượng giãn nước 375 tấn, chiều dài 50 mét, tàu đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý. “Svetlyak” sẽ kết hợp với các tàu pháo TT-400TP do Việt Nam tự đóng, đảm nhận chức năng bảo vệ biên giới biển trong khu vực 200 dặm ven bờ.
Sau khi xem xét và rất hài lòng với mẫu tàu cao tốc tên lửa “Molnyia” mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam, Việt Nam đã nêu đề xuất ký kết thỏa thuận liên Chính phủ để triển khai sản xuất tại Việt Nam giấy phép của Nga, nâng tổng số tàu thuộc dự án 1241 (Tarantul và Molnyia) lên tới gần 20 chiếc.
Bảo vệ dải bờ biển rất dài của Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa bờ đối hạm của Nga là K-300P “Bastion-P”. Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình P-800 “Yakhont” (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx).
Đây là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu âm với đầu đạn nặng hơn 200 kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km vuông.
Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa “Bastion”. Hiện nay, Nga đã triển khai các tổ hợp tên lửa này để bảo vệ bán đảo Crimea, khiến các tàu chiến Mỹ phải e sợ.
Trong danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự mà Việt Nam đặt mua ở Nga trong những năm gần đây có cả máy bay “Su-30MK2, dùng để thay thế các máy bay “MiG-21 đã già cũ, được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Truyền thông Nga cho rằng, ngoài S-300 ra, Việt Nam đã có những hệ thống phòng không tối tân là Tor, Buk
Theo hai hợp đồng đã được thực hiện, quân đội Việt Nam nhận được 20 chiếc máy bay Su-30, gồm cả 2 phiên bản là đánh biển và đánh chặn. Hiện Nga cũng đã chuyển giao cho phía Việt Nam 2 chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay của hợp đồng thứ ba, được ký kết năm 2013.
Khác với MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật nhẹ, “Su” là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính tác chiến lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển.
Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Với tầm bay hơn 3000km không cần tiếp liệu và 2 tấn bom, tên lửa, Su-30MK2 sẽ là trang bị quan trọng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Các quan chức quốc phòng Việt Nam cho biết, Nga là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam thời kỳ hậu Liên Xô. Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa hai nước đã đạt được một chiều hướng mới, nhờ đó Việt Nam có một cơ hội tuyệt vời để tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Về phía Nga, các quan chức chính phủ, Bộ quốc phòng và đông đảo học giả và chuyên gia quân sự đến từ Moscow luôn khẳng định, trong toàn bộ hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các đối tác nước ngoài, Việt Nam luôn vững vàng chiếm một vị trí ở hàng đầu.
Theo Đất Việt
Nga triển khai tàu ngầm khủng, đưa 16 thành phố Mỹ vào tầm ngắm hạt nhân
Tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược "Vladimir Monomakh" thuộc dự án "Northwind", được Nga triển khai cho Hạm đội Biển Bắc vào hôm (26.12). Đáng chú ý, 26.12 là ngày tặng quà theo truyền thống phương Tây.
Nga triển khai tàu ngầm khủng, đưa 16 thành phố Mỹ vào tầm ngắm hạt nhân
Theo Itar Tass, tàu Vladimir Monomakh sẽ được sử dụng trong biên chế của Hạm đội biển Bắc. Nhưng đến hè 2015, tàu này cùng với chiếc Alexander Nevsky có thể được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Hiện Nga có 3 tàu ngầm thuộc dự án Northwind hay còn gọi là tàu ngầm lớp Borei đều được đóng ở xưởng Sevmash. Chiếc thứ nhất là Yuri Dolgoruky sau 12 năm đóng và chạy thử đã được giao cho Hạm đội biển Bắc ngày 10.1.2013.
Chiếc thứ hai là Alexander Nevsky được đóng vào 19.3.2004 và hạ thủy vào năm 2010. Chiếc thứ ba chính là tàu ngầm Vladimir Monomakh được đóng từ ngày 19.3.2006 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hạm đội tàu ngầm Nga. Tàu được hạ thủy ngày 30.12.2012 và được thử nghiệm liên tục từ đó đến giờ. Phải đến " ngày tặng quà" 2014, nó mới được giao cho hạm đội biển Bắc.
Các tàu ngầm lớp Borei được thiết kế bởi Cục Thiết kế Rubin St. Petersburg đều có độ dài 170m, đường kính 13,5m, độ choán nước 24.000 tấn khi lặn và có khả năng lặn sâu 450m. Tàu chứa 107 thủy thủ và có thể di chuyển với tốc độ 46km/h. Tàu trang bị các khí tài hiện đại, đặc biệt là hệ thống vũ khí.
Sở dĩ tàu ngầm loại này khiến Mỹ lo lắng vì nó có gắn tên lửa chiến lược Bulava. Mỗi tàu lớp Borei trang bị 16 tên lửa Bulava với tầm bắn 10.000 km và có thể gắn đầu đạn hạt nhân.
Do đó, một tàu ngầm lớp Borei có thể làm 16 thành phố bị hủy diệt trong bán kính 10.000 cây số. Các thành phố Mỹ đều nằm trọn trong phạm vi hỏa lực của tàu ngầm lớp Borei thuộc hạm đội Thái Bình Dương hay hạm đội Biển Bắc (vì tên lửa có thể bắn xuyên Bắc cực).
Tên lửa Bulava được xem sẽ là vũ khí chiến lược hàng đầu của quân đội Nga trong thời gian tới. Bulava từng mất nhiều thời gian phát triển, bị phóng thất bại 8 lần trong khoảng 21 lần phóng thử kể từ năm 2004.
Nhưng trong thời gian gần đây, các tàu Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky liên tục phóng thử thành công tên lửa Bulava với độ chính xác cao đáng ngạc nhiên. Từ đó có thể thấy hải quân Nga đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm và làm chủ công nghệ phóng tên lửa chiến lược từ tàu ngầm.
Những vụ thử tên lửa thành công trong tháng 10 và 11 vừa qua càng giúp Nga đẩy mạnh việc sản xuất tàu ngầm lớp Borei. Theo dự kiến, Nga sẽ đóng khoảng 20 tàu ngầm dạng này cho hải quân và chú trọng chuyển giao cho hạm đội phương Bắc và hạm đội Thái Bình Dương, những nơi có tầm hoạt động rất rộng.
Theo NTD/Itar Tass
Hải quân Nga nhận tàu ngầm "vượt trội không gì sánh bằng" Chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 3 lớp Borey mang tên Vladimir Monomakh đã chính thức gia nhập Hải quân Nga. Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Vladimir Monomakh đã diễn ra vào hôm qua (19/12). "Lá cờ St. Andrew (Cờ hiệu của Hải quân Nga) đã được kéo lên trên chiếc tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh trong ngày hôm qua -...