Vũ khí Nga: Trung-Ấn là đối tác chính, hợp tác với Việt Nam phát triển mạnh
“Các đối tác chính của chúng tôi có Ấn Độ và Trung Quốc. Hợp tác mạnh mẽ cũng đang tiếp tục rất tốt với Việt Nam, Malaysia và Myanmar”, ông Fomin cho biết.
Hình minh họa, nguồn: asia.rbth.com.
Hãng thông tấn Nga Interfax và Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm 27/3 đưa tin, xuất khẩu vũ khí của Nga đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, từ 5 tỉ USD lên 15,3 tỉ USD trong năm 2014, Giám đốc Liên bang về hợp tác quân sự – kỹ thuật Alexander Fomin cho biết hôm Thứ Sáu. Các danh mục đầu tư để xuất khẩu của ngành quốc phòng Nga đạt mức 48 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga năm 2014 đã đạt 99,5%, theo dự kiến ban đầu Nga sẽ cung cấp số vũ khí tổng giá trị 15,59 tỉ USD, nhưng thực tế giao hàng chỉ đạt 15,3 tỉ USD, doanh thu ngoại tệ vượt 14 tỉ USD, ông Fomin lưu ý.
Tập đoàn nhà nước Rosoboronexport chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Na. Thị phần các đơn vị khác tham gia các dự án hợp tác quân sự, kỹ thuật là 15% còn lại, hoặc 2,3 tỉ USD.
Những chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ của các tổ chức khác nhau của Nga cho phép Moscow duy trì vị trí của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu. Các hợp đồng trị giá hơn 15 tỉ USD được ký kết năm ngoái.
Về cơ cấu vũ khí Nga xuất khẩu Fomin cho biết, máy bay chiếm 44%, vũ khí lục quân 26%, hệ thống phòng không 15% và vũ khí hải quân 12%, các hệ thống khác 3%.
Video đang HOT
Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của vũ khí, khí tài quân sự Nga, chiếm 60% tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga. “Các đối tác chính của chúng tôi có Ấn Độ và Trung Quốc. Hợp tác mạnh mẽ cũng đang tiếp tục rất tốt với Việt Nam, Malaysia và Myanmar”, ông Fomin cho biết.
Tổng giám đốc tập đoàn Rosoboronexport, Alexander Brindikov hôm qua nói rằng: “Chúng tôi đang có một sự cạnh tranh rất nghiêm trọng với Trung Quốc, và một cách tự nhiên với Đức. Ukraine cũng đã thách thức chúng tôi”, Bindikov cho biết Ukraine trở thành đối thủ mạnh hơn trong thị trường xe bọc thép.
Theo Giáo Dục
Mỹ gọi, Nga đáp lời
Ngay khi Mỹ tuyên bố thử thành công tên lửa Minuteman-III, Nga lập tức phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar.
Thông tin này được RIAN dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Theo đó, "Toàn bộ quy trình phóng diễn ra đúng kế hoạch. Các đầu đạn tên lửa đã tấn công chính xác các mục tiêu được chỉ thị từ trước. Giới chức quân sự Nga đã được cung cấp thông tin đầy đủ về dòng ICBM mới".
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga đã phóng thử thành công RS-26 ít nhất là 6 lần, và Moskva sẽ tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện khả năng tấn công dòng tên lửa này trước khi đưa vào hoạt động chính thức trong quân đội Nga năm 2016.
Dù những thông tin về RS-26 vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên, theo một số thông tin hiêm hoi được Nga tiết lộ, tên lửa RS-26 được chế tạo trên cơ sở RS-24 Yars. RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động.
Tên lửa RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV). Nó có thể mang theo nhiều đầu đạn có tốc độ siêu cao và cơ động.
Tên lửa RS-26 được trang bị công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dẫn đường đa phương thức, chủ động giúp tăng mức độ tấn công chính xác mục tiêu và độ bảo mật tốt hơn.
RS-26 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và hệ điều khiển quán tính truyền thống. Trong ảnh: Tên lửa Topol-M.
Tên lửa RS-26 đạt trọng lượng phóng khoảng 60 tấn và tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa trên 10.000km. (Ảnh minh họa)
Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay của các đầu đạn với vận tốc siêu nhanh khiến cho các hệ thống đánh chặn không thể xác định được. (Ảnh minh họa).
Sức mạnh hủy diệt của tên lửa này đã được Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. (Ảnh minh họa).
Không chỉ được Nga tung hô, hồi đầu năm 2014, một vị tướng 3 sao của Lầu Năm Góc khi trao đổi với tờ Inside the Ring cho rằng, tên lửa RS-26 dự kiến sẽ được Nga triển khai trong năm 2016 với đầu đạn tốc độ siêu âm, có thể khiến việc Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn ở châu Âu trở nên vô nghĩa. Trong ảnh: Tên lửa Topol-M.
Theo Đất Việt
Từ Sigma, Việt Nam giải bài toán trang bị Nga-phương Tây Sở hữu cả trang bị Nga-phương Tây nên buộc Việt Nam phải giải bài toán chỉ huy, hiệp đồng, chia sẻ thông tin giữa các trang bị khác tiêu chuẩn. Những khó khăn về kết hợp trang bị Nga-phương Tây Vấn đề quan trọng nhất mà Việt Nam cần ở các chiến hạm Sigma là hệ thống radar 3D đa chùm tia đối...