Vũ khí Nga thắng thế tại châu Phi: Trung Quốc ngậm ngùi
Sau hợp đồng S-400 giữa Nga và Algeria khiến thế giới ngỡ ngàng, Moscow vừa tiếp tục gây bất ngờ bởi bản hợp đồng khủng khác với quốc gia châu phi này.
Tạp chí Defense News dẫn lời ông Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec cho biết, Nga và Algeria vừa kí một hợp đồng chi tiết bán 14 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKA.
Thông tin này được ông Chemezov đưa ra trong chuyến thăm nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk ở Siberia hôm 11/9 vừa qua. “Hợp đồng đã được kí. 14 chiếc Su-30MKA sẽ được bàn giao cho Algeria vào năm 2016 – 2017. Hiện không quân Algeria đang vận hành khoảng 14 chiếc máy bay cùng loại”, ông Chemezov cho biết.
Được biết, Su-30MKA là phiên bản phát triển đặc biệt của Su-30MK cho Algeria, phiên bản này khá giống với bản MKI dành cho Ấn Độ, tuy nhiên, được trang bị hệ thống điện tử hàng không của Pháp và Nga. Nó có màn hình hiển thị đa chức năng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Tập đoàn Thales và Sagem, Pháp.
Tiêm kích đa năng Su-30MKA.
Theo những thông tin được tiết lộ, thiết bị đáng chú ý của Su-30MKA bao gồm hệ thống radar mảng pha điện tự bị động N011M BARS Pulse Doppler và cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300, cũng như hệ thống định vị quang học.
Được biết, gần đây, những bản hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Algeria luôn khiến truyền thông quốc tế “mù thông tin” và thương vụ S-400 trước đó là một ví dụ, và đến khi Algeria đưa hệ thống phòng không hiện đại này ra diễn tập, người ta mới biết đến bản hợp đồng đó.
Được biết thương vụ tên lửa S-400 đã được Nga và Algeria âm thầm ký kết hồi năm 2014 với số lượng khoảng 4 trung đoàn. Theo blog quân sự Nga bmpd, từ năm 2003, quân đội Algeria cũng theo cách này có 3 trung đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-2. Những hệ thống vũ khí này bảo vệ gần như toàn bộ miền bắc Algeria, biên giới với Maroc và vùng bờ biển.
Không chỉ có những bản hợp đồng kể trên, theo tiết lộ từ trang mạng Secret Difa3 của Algeria, trong thời gian tới đây, nước này có thể còn được tiếp nhận loạt vũ khí khủng từ Nga do những bản hợp đồng được hai bên “âm thầm” ký kết hơn một năm trước.
Video đang HOT
Cụ thể, Algeria đã mua hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động Tor. Các tổ hợp Tor có nhiệm vụ bảo vệ các trận địa S-400 chống vũ khí có độ chính xác cao, cũng như các mục tiêu quốc gia trọng yếu. Trong lĩnh vực Không quân, Algeria mua từ 2-4 phi đội máy bay ném bom Su-34, mua 3 phi đội trực thăng Mi-28 mới và có thể là cả máy bay huấn luyện chiến đấu tiên Yak-130.
Toàn bộ số trang thiết bị không quân này sẽ được huy động đế đánh các nhóm khủng bố ở phía Nam quốc gia này. Lục quân Algeria có thể đã mua đến 180 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SM. Thêm vào đó việc mua xe chiến đấu yểm trợ xe tăng BMPT cũng đang được xem xét.
Ngoài ra, Hải quân Algeria quan tâm đến tàu ngầm và tàu hộ vệ Project 20380. Về tàu ngầm thì khó đưa ra điều gì rõ rệt vì tàu ngầm Đức đang có ưu thế trên thị trường. Còn tàu hộ tống Project 20380 đang có trong biên chế của Hải quân Nga được coi là tốt nhất trong các tàu chiến cùng loại.
Để bảo vệ bờ biển, Algeria cũng đang cân nhắc mua các tổ hợp tên lửa chống tàu triển khai trên bờ K-300P Bastion-P. Nếu như vậy, Algeria sẽ trở thành một thế lực địa chính trị đáng gờm, bởi vì nước này có thể hoàn toàn ngăn chặn eo biển Gibraltar và khống chế phần phía Tây Địa Trung hải.
Về mặt lịch sử Algeria liên quan chặt chẽ với Pháp, và hiện tại họ là các đồng minh kinh tế và phần nào đó đồng minh về chính trị. Tuy vậy Algeria ưu tiên mua một phần lớn vũ khí của Nga. Vũ khí của Nga rẻ hơn của Pháp, ở mức độ các mẫu tốt nhất thế giới và không kèm theo điều kiện chính trị.
Hiện nay, Algeria trở thành một trong những khách hàng chủ yếu mua vũ khí Nga. Trong khi vũ khí Trung Quốc thâm nhập thị trường châu Phi có phần chững lại thì vũ khí Nga lại đang ngày càng thắng thế tại châu lục này.
Theo Chúc Sơn
Đất Việt
Đến trời Âu tị nạn trên lưng mẹ
Đó là những đứa trẻ được cõng trên lưng cha mẹ, đôi mắt thơ ngây và đầy sợ hãi sau hành trình tị nạn dài và đầy khó khăn để tìm đến châu Âu, với hy vọng có được cuộc sống bình yên.
Rất nhiều trẻ em vẫn còn trên lưng mẹ - Ảnh: AFP
Hàng ngàn người tị nạn từ các nước Trung Đông và châu Phi mỗi ngày vẫn cố gắng vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Họ mang theo những đứa trẻ trên lưng, sợ hãi chạy khỏi những vùng đất nhiều bom đạn và đói nghèo, với hy vọng tìm được một chốn bình yên.
Trên hành trình tới vùng đất mới, nhiều em bé đã bỏ mạng trên biển mà không kịp cùng cha mẹ đặt chân đến đất hứa. Trong số đó, hình ảnh thi thể nhỏ bé đang nằm úp mặt xuống cát trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ của cậu bé 3 tuổi người Syria làm dư luận thế giới bàng hoàng.
Dưới đây là những hình ảnh chân thực và khắc khoải về những đứa trẻ theo cha mẹ, người thân đi tị nạn những ngày qua:
Những ông bố, bà mẹ ra đi với mong muốn tìm vùng trời mới bình yên cho con họ - Ảnh: AFP
Họ bồng bế dắt díu nhau tìm đến châu Âu - Ảnh: AFP
Những đứa bé còn quá nhỏ đã phải trải qua một hành trình dài đầy khó khăn, thậm chí nguy hiểm - Ảnh: AFP
Những đứa trẻ vô tội vượt biên cùng cha mẹ - Ảnh: Reuters
Hành trình đầy khắc nghiệt, gian nan, có những người phải bỏ mạng trên biển - Ảnh: Reuters
Phần lớn người tị nạn đến từ các nước Trung Đông và châu Phi - Ảnh: Reuters
Các cuộc xung đột liên miên ở khu vực này khiến hàng triệu người mất nhà cửa - Ảnh: Reuters
Họ buộc phải rời bỏ quê nhà, lên những chuyến tàu vượt biển đầy hiểm nguy hoặc phải đi bộ hàng ngàn km tìm đến miền đất hứa châu Âu - Ảnh: AFP
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thế giới vỡ mộng kinh tế Trung Quốc Suy thoái kinh tế Trung Quốc đang làm trầm trọng hơn tình trạng căng thẳng của các đối tác thương mại ở châu Phi và Nam Mỹ. Một công trình xây dựng của nhà thầu Trung Quốc ở Angola - Ảnh: Reuters Vào tháng 6, Tổng thống Angola José Eduardo dos Santos lên đường đến Bắc Kinh, ôm hy vọng sẽ đạt được...