Vũ khí Nga khiến tăng Mỹ thiệt hại nặng tại Iraq
Trong giai đoạn 20132014, Mỹ đã chuyển 146 xe tăng M1Abrams cho Iraq. Đến nay, phần lớn trong số này đã bị phá hủy bởi các tay súng phiến quân.
Được biết, số xe tăng M1 Abrams nói trên (tương đương 4 trung đoàn) được Mỹ chuyển cho Sư đoàn 9 của Quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu đến nay, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc xe tăng M1 Abrams được mệnh danh là hiện đại bấc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1 Abrams, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng tên lửa chống tăng và súng phóng lựu do Nga sản xuất.
Điển hình trong số đó là súng chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 1961. RPG-7 là loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1961. Ngay khi được đưa vào sử dụng RPG-7 đã chứng tỏ là một loại vũ khí diệt tăng vô cùng hiệu quả. Nó đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột khác nhau từ những năm 1961 cho đến tận hôm nay.
Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.
Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao.
Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép. Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
Nó hoạt động như một dạng “bẫy đầu đạn” RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
Video đang HOT
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
Trước thực tế đó, giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7.
Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn “Tandem”, đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn “tandem” này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó. Với thành tích ấn tượng của RPG-7 lực lượng phiến quân đang có trong tay, không khó hiểu vì sao tăng M1 Abrams tại Iraq lại chịu thiệt hại nhiều đến thế.
1/12
Theo_Báo Đất Việt
Nhận diện các đối thủ sừng sỏ của siêu tăng T-14 Armata
M1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2A7...là những đối thủ chính của siêu xe tăng T14 Armata trên chiến trường châu Âu cũng như một số khu vực khác.
Đứng đầu bảng trong các loại xe tăng đối chọi với siêu xe tăng T-14 Armata của Nga chính là M1 Abrams - cỗ xe tăng đến từ nước Mỹ - kình địch với Nga từ thời Liên Xô. Quan hệ giữa hai cường quốc chưa lúc nào thực sự đầm ầm trong gần trăm năm qua. M1 Abrams được thiết kế cho nhiệm vụ chặn đứng hoặc cầm chân "làn sóng" xe tăng Liên Xô (Nga) tràn tới eo biển Manche trong kịch bản giả định. Vì thế, nó được đánh giá là cỗ xe tăng có hỏa lực rất mạnh, giáp bảo vệ tuyệt vời và tính cơ động cao.
Để chống lại những viên đạn pháo tăng 125mm của Nga (cùng loại sử dụng trên Armata), M1 Abrams trang bị giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn giúp ngăn chặn có hiệu quả các loại đạn bắn vào xe tăng.
Hỏa lực của Abrams rất đáng gờm với pháo nòng trơn 120mm M256 được trang bị đạn xuyên với đầu xuyên làm bằng vật liệu uranium nghèo có tính dê bôc chay để tăng sự phá hủy mục tiêu, va co kha năng tư lam nhon cho phep xuyên sâu hơn vao vo giap gây thiêt hai năng đên kip lai xe tăng đich. Các chuyên gia quốc tế gần đây đánh giá, đạn xuyên Uranium nghèo của M256 đủ sức để xuyên phá lớp giáp của tăng T-14 Armata.
Đừng cùng chiến tuyến với người Mỹ kể từ cuộc CTTG 2 đến tận ngày nay trong những "trận đối đầu dữ dội" Mỹ - Xô (Nga) là người Anh. Họ đang sử dụng những cỗ xe tăng Challenger 2 trang bị công nghệ giáp bí hiểm, bảo vệ xe và kíp lại đạt mức độ tuyệt hảo.
Theo một số nguồn tin, lớp giáp này được cấu thành từ nhiều vật liệu gồm: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Ngoài ra, sườn xe và thân xe còn được bọc thêm module giáp phản ứng nổ (ERA). Lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết (không phải tất cả) mọi loại đạn, tên lửa chống tăng.
Về hỏa lực, Challenger 2 được trang bị pháo rãnh xoắn L30 cỡ 120mm có thể bắn nhiều loại đạn xuyên giáp. Đặc biệt nó cũng có thể bắn đạn xuyên với đầu thanh xuyên làm bằng vật liệu Uranium (làm giàu cấp độ thấp) như M1 Abrams.
Mới đây thì người Nga tung ra đoạn clip giới thiệu hệ thống điện tử cực kỳ tối tân trên tăng T-14 Armata. Tuy nhiên, hệ thống điện tử của Armata có lẽ vẫn chưa thể bằng những gì mà người Pháp tạo ra trên siêu tăng Leclerc. Theo đó, Leclerc trang bị hệ thống chiến đấu tối tân FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được.
Giáp bảo vệ của Leclerc cùng vô cùng "bền vừng" với giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA). Hỏa lực gồm pháo nòng trơn 120mm tích hợp hệ thống nạp đạn tự động được cho là ưu việt hơn cả hệ thống của Nga.
Ngoài ba ông lớn Mỹ-Anh-Pháp, không thể không kể đến cỗ xe tăng của người Đức. Năm 2010, Đức đã lần đầu ra mắt mẫu xe tăng chủ lực Leopard 2A7. Nó được xem là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay, đủ sức đối chọi với tăng T-14 Armata.
Theo các nguồn tin, Leopard 2A7 được cải tiến trên cơ sở Leopard 2A6 với việc bổ sung giáp bị động mới tăng cường khả năng phòng thủ trước các loại vũ khí chống tăng.
Nó được trang bị hỏa lực pháo chính 120mm L55 có tầm bắn xa hơn, chính xác hơn so với các đời Leopard 2 trước. Loại pháo này có thể bắn các đạn xuyên làm bằng vật liệu Uranium như loại đạn của M1 Abrams đủ sức để xuyên phá giáp tăng T-14.
Không ở khu vực châu Âu nhưng xe tăng được cho là có giáp bảo vệ tốt nhất thế giới Merkava Mk 4 hoàn toàn có thể là đối thủ tương lai của Armata nếu như các quốc gia Ả Rập xung quanh Israel mua loại tăng này. Merkava Mk 4 là biến thể mới nhất, hiện đại nhất của dòng tăng Merkava do Israel phát triển. Nó được đánh giá là có ưu điểm lớn về giáp bảo vệ, đảm bảo tối đa sự an toàn cho binh sĩ, hỏa lực mạnh không kém tăng Nga.
Công nghệ giáp của Merkava Mk 4 rất bí ẩn, các nguồn tin chỉ cho biết rằng toàn thân và tháp pháo được trang bị module giáp kết hợp hệ thống phòng vệ chủ động Trophy (ngang ngửa Shtora hay Arena của Nga).
Hỏa lực chính của Merkava Mk 4 là pháo nòng trơn 120mm có thể bắn tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng với tầm bắn 6km. Đây là loại xe tăng duy nhất thuộc phe đồng minh Mỹ bắn được tên lửa qua nòng.
Theo_Kiến Thức
Thiệt hại đầu tiên của tăng T-90 tại Syria Lực lượng tăng thiết giáp của Nga tại Syria vừa hứng chịu thiệt hại đầu tiên khi một chiếc T90 bị tên lửa TOW của phiến quân bắn trúng. Hình ảnh về thiệt hại của xe tăng Nga được công bố trong một đoạn video cho thấy, chiếc tăng T-90 được trang bị súng máy NSV đang thực hiện tấn công lực lượng...