‘Vũ khí Nga khiến phòng thủ thế giới bất lực’
Theo tờ Jyllands-Posten của Đan Mạch, loại tên lửa siêu thanh Nga đang phát triển có thể đe dọa hệ thống phòng thủ toàn thế giới.
Tuyên bố trên được người đứng đầu bộ phận Không quân của Học viện quân sự Đan Mạch Carsten Marrupe cho biết, Nga phát triển tên lửa hạt nhân siêu thanh đe dọa toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của thế giới, bởi vì tốc độ của những tên lửa này sẽ đạt khoảng Mach 12.
Việc phát triển tương tự như vậy sẽ không tránh khỏi dẫn đến cán cân quyền lực toàn cầu nghiêng về phía Nga, tuyên bố trên tờ Jyllands-Posten đồng thời cho biết thêm:
“Những tên lửa siêu thanh này hoàn toàn có thể bắn trúng mọi mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tốc độ của nó khiến những người luôn sẵn sàng phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa cũng không thể kịp trở tay”.
Tên lửa RS-24 của Nga.
Dù vị quan chức này không cho biết cụ thể về loại vũ khí siêu thanh này tuy nhiên theo nhận định của tờ Daily Star hồi đầu tháng 8/2016, đây chính là vũ khí Yu-74 thuộc Project 4202.
Video đang HOT
Báo Anh nhận định, Yu-74 sẽ kết hợp với tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới (ICBM) RS-28 Sarmat có thể mở đợt tấn công hạt nhân từ Nga tới London chỉ mất 13 phút và không hệ thống phòng thủ tên lửa nào của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nào có thể ngăn chặn nó.
Hồi tháng 4/2016, giới chức quân sự Mỹ đã khẳng định về sự tồn tại của thiết bị bay Yu-74, cũng như Project 4202 với vai trò là vũ khí tối mật của Nga và chưa thể có biện pháp đối phó thích hợp.
Ngoài Nga, Mỹ và Trung Quốc cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển phương tiện lượn siêu thanh trong bầu khí quyển Trái đất để trang bị trên ICBM. Động thái này là để đối phó với công nghệ phòng thủ tên lửa ngày càng phát triển.
Tờ Daily Star đánh giá, việc thông tin về Project 4202 xuất hiện trong thời điểm quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp chưa từng có, cũng như cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra là nằm trong sự tính toán của Moskva.
Cùng với đó, sự kiện quân sự mang tính toàn cầu này cũng giảm sự quan tâm của Mỹ và phương Tây tới cuộc nội chiến ở Syria và căng thẳng giữa Moskva và Kiev gần đây.
Liên quan tới vấn đề này, giới phân tích quân sự quốc tế đánh giá, thông tin do Daily Star có phần mang tính phóng đại. Đây có thể là một phần trong chiến dịch truyền thông của phương Tây, NATO thổi phồng tiềm lực quân sự của Nga để buộc giới chức châu Âu và các quốc gia đồng minh gia tăng chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, những thông tin được công khai cũng mang lại những thông tin đáng kinh ngạc về thiết bị bay Yu-74, loại vũ khí khiến “lá chắn tên lửa” của Mỹ trở lên vô dụng.
Theo Dân Việt
Mỹ ráo riết tìm cách đối phó tên lửa siêu thanh của TQ
Mỹ đang cân nhắc phát triển những loại vũ khí mới để đối phó với đe dọa từ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiên tiến nhất hiện nay của quân đội Mỹ.
Tháng 4.2016, Nga đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh Yu-71 được phóng đi với sự hỗ trợ của tên lửa đạn đạo chiến lược RS-18A tại vùng Orenburg thuộc dãy núi Ural. Tên lửa Yu-71 đạt vận tốc lên tới 11.200 km/giờ.
Trung Quốc ngay sau đó cũng tuyên bố nước này thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm tương tự, khi phóng phương tiện bay siêu thanh DF-ZF từ phần đầu một tên lửa di chuyển với vận tốc 12.300 km/giờ.
Bình luận về các vụ thử nghiệm tên lửa siêu thành của Nga và Trung Quốc, chuyên gia về hoạnh định chính sách chiến lược của Lầu Năm Góc Mark Schneider lo ngại rằng: "Các chương trình của Mỹ bao gồm phương tiện siêu thanh khiêm tốn hơn so với đối thủ".
Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc, ông James Syring đã kêu gọi quốc hội Mỹ huy động ít nhất 23 triệu USD cho dự án phát triển vũ khí đánh chặn bằng laser. Các nghị sĩ Mỹ cũng được yêu cầu ủng hộ dự án phát triển "hệ thống phòng phủ có thể đánh bại tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh".
Ông Doug Graham, Phó chủ tịch chương trình tiên tiến và hệ thống tên lửa của tập đoàn Lockheed Martin, ngày 15.8 nói rằng quân đội Mỹ đang đối mặt với những đe dọa từ tên lửa siêu thanh và đạn đạo, đồng thời đưa ra những phương án đối phó.
Lựa chọn đầu tiên để đối phó với đe dọa của các phương tiện siêu thanh là THAAD-ER, phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Không giống như phiên bản trước, THAAD-ER có tên lửa đánh chặn hai giai đoạn với vận tốc cao hơn.
"THAAD-ER chắc chắn là một trong những phương án ngắn hạn mà chính phủ Mỹ có thể lựa chọn để đối phó với một số đe dọa mới đang nổi lên", ông Graham nói.
Vũ laser là một lựa chọn khác mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc. Tập đoàn Lockheed Martin đang nghiên cứu để phát triển vũ khí laser năng lượng cao, có thể phá hủy các tên lửa siêu thanh lúc mới phóng đi trước khu chúng đạt tốc độ tối đa.
"Vũ khí laser năng lượng cao là phương tiện đánh chặn nhanh nhất và linh hoạt nhất và chúng tôi có", ông Graham nói. Trước đó, quân đội Mỹ đã thử trang bị vũ khí laser cho một máy bay Boeing 747 vào năm 2013 nhưng không thành công.
Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ thông báo hợp đồng phát triển vũ khí laser trong vài tháng tới và chúng có thể hoạt động trong vòng 10 năm tới. Hiện tại, hệ thống THAAD được coi là lựa chọn chính để đối phó với tên lửa siêu thanh.
Theo Danviet
Nga đưa vũ khí hạt nhân đến sát biên giới Ukraine? Người phát ngôn Cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Vadym Skybitskiy cho biết Nga đã chuyển đến bán đảo Crimea những loại vũ khí hiện đại nhất, trong đó có những phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân. Lực lượng Nga và Ukraine đang tăng cường ở khu vực biên giới hai nước và Kiev đã cáo buộc Moscow huy...