Vũ khí Nga đang thất thế ở châu Á
Dù Nga là cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới (chỉ đứng sau Mỹ) nhưng xuất khẩu vũ khí của Mátxcơva đang gặp khó tại thị trường châu Á, nơi chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.
Một máy bay chiến đấu của Nga (Ảnh minh họa: Wikimedia)
Lý do chính là các nước nhập khẩu truyền thống của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng tự sản xuất vũ khí hoặc cắt giảm nhập khẩu vũ khí từ Nga do các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia Đông Âu, từng là liên minh với Liên Xô cũ vốn nhập nhiều vũ khí từ Nga, hiện lại đang nhập khẩu từ các nước phương Tây.
Để bù lại sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu vũ khí, dầu mỏ và đất hiếm sang các nước phương Tây, Nga đã tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Bằng chứng cho thấy Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký những hợp đồng lớn về khai thác dầu khí vào năm ngoái.
Xuất khẩu vũ khí cũng là một phần quan trọng của mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia châu Á. Tính từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Á là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mátxcơva.
Video đang HOT
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước nhập khẩu vũ khí lớn từ Nga. Trong giai đoạn 2010-2014, Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt chiếm tới 39% và 11% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.
Trung Quốc từ lâu được biết đến là nhập khẩu vũ khí của Nga. Từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1949, quân đội Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu trang thiết bị vũ khí từ Nga/Liên Xô cũ hoặc thông qua chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tăng cường nhập khẩu vũ khí từ các quốc gia khác, trong đó có Israel, ngay sau khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lúc đó thực hiện cải cách kinh tế. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn là nhà nhập khẩu trang thiết bị quân sự chính từ Nga. Hiện Trung Quốc muốn nhập khẩu hệ thống phòng thử tên lửa S-400 Triumf của Nga.
Nhưng điểm lưu ý là Bắc Kinh hiện đang trong quá trình phát triển ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Phần lớn công nghệ là nhập khẩu từ Nga. Trung Quốc hiện có khả năng phát triển các trang thiết bị vũ khí tối tân, thậm chí vượt một số thiết bị hiện đại do phương Tây sản xuất. Trung Quốc, ngoài ra, còn xuất khẩu một số trang thiết bị quân sự đến các quốc gia có truyền thống nhập từ Nga với giá rẻ hơn để cạnh tranh ngược lại với Nga.
Trong khi đó, Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 trên thế giới, cũng là bạn hàng lớn của Nga. Trong giai đoạn 2004-2013, nhập khẩu vũ khí từ Nga chiếm tới 75% tổng số kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ. Tuy nhiên, tình hình có thể sớm thay đổi. Các nhà quan sát lo ngại rằng New Delhi quá phụ thuộc vào Mátxcơva về nhu cầu vũ khí và họ ủng hộ cho việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu. Ấn Độ hiện có một lợi thế hơn Trung Quốc đó là New Delhi không chịu sự trừng phạt về nhập khẩu vũ khí của các nước phương Tây. Trong khi đó, Bắc Kinh hiện vẫn đang bị các nước phương Tây trừng phạt về nhập khẩu vũ khi sau vụ việc trên Quảng trường Thiên An Môn.
Năm ngoái, Mỹ đã chính thức thay thế Nga để trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ. Tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ ký với Mỹ đã tăng lên 2 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn nhiều so với mốc 200 triệu USD vào năm 2009.
Ngoài ra, Thủ tướng Narendra Modi còn tuyên bố rằng New Delhi cần tự chủ trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong nước, một phần trong sáng kiến đầy tham vọng: “Sản xuất tại Ấn Độ”. Và sáng kiến này bước đầu đã mang lại kết quả. Trong số đó phải kể đến pháo Dhanush 155 li và tàu sân bay lớp Vikrant đầu tiên do New Delhi tự chế tạo.
Tất cả những thông tin trên được coi là bất lợi cho ngành xuất khẩu vũ khí của Nga. Tuy vậy, các nhà sản xuất vũ khí của Nga đang cố gắng hạ giá thành để đẩy mạnh xuất khẩu đến các nước châu Á khác. Theo chuyên gia Pyotr Topychkanov, Trung tâm Carnegie tại Mátxcơva, Nga có cơ hội mở rộng các hợp đồng xuất khẩu đến các nước châu Á khác như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Bangladesh và Pakistan.
Vũ Duy
Theo Dantri/The Diplomat
Ông Putin: Phương Tây gây khó cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga
Phương Tây đang chơi trò cạnh tranh không lành mạnh, cố tạo thêm khó khăn cho các công ty quân sự quốc phòng của Nga nhằm tiêu diệt đối thủ trên thị trường vũ khí thế giới.
Ông Putin: Phương Tây gây khó cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga - Ảnh minh họa: Reuters
Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra nhận định như thế trong cuộc họp với Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, theo Interfax hôm 26.10.
"Cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới đang trở nên khốc liệt hơn trong thời gian gần đây, dù cạnh tranh trong ngành này không nhiều. Các công ty của chúng ta đang đối mặt với cuộc cạnh tranh không lành mạnh đến từ phương Tây và những quốc gia khác trên thế giới", ông Putin phát biểu.
Người đứng đầu điện Kremlin nói rằng cuộc cạnh tranh mà các công ty quân sự - quốc phòng Nga đang phải đối đầu chính là cuộc cấm vận kinh tế do Mỹ và phương Tây áp đặt để phản đối việc Moscow sáp nhập Crimea vào Nga hồi năm 2014, khiến cho ngành kinh tế chủ lực này của Nga điêu đứng kể từ năm 2014.
"Khó khăn tăng lên gấp bội đối với các nhà xuất khẩu vũ khí Nga khi phải làm việc trong môi trường cấm vận vì động cơ chính trị như thế", Tổng thống Putin cho biết.
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga cho biết ngành công nghiệp quốc phòng nước này nhận được hơn 50 tỉ USD giá trị các đơn hàng và 70% đã được hoàn thành tính đến tháng 10.2015, theo TASS. Tổng thống Nga còn tiết lộ triển lãm hàng không MAKS-2015 đã mang đến cho Nga 350 tỉ rúp, tương đương 5 tỉ USD.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc thường mất hợp đồng bán vũ khí vì phương Tây Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, Trung Quôc thường xuyên gặp khó khăn trong việc giành hợp đồng buôn bán do sự cạnh tranh và phản đối khốc liệt từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tàu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Nguyên Type 039 của Trung Quôc - Ảnh: Wikipedia Trong bài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?

IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống
Có thể bạn quan tâm

Chỉ số tài lộc 12 con giáp ngày cuối cùng của tháng 3: Tý tiền bạc dồi dào, Tỵ viên mãn trong công việc
Trắc nghiệm
15:30:05 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
Pháp luật
15:15:37 30/03/2025
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford
Sao thể thao
14:58:32 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Pháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bàn
Sao việt
14:21:35 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
13:31:35 30/03/2025