Vũ khí Nga buộc đối thủ phải tác chiến kiểu trung cổ
Vu khi chông vê tinh se khiên đôi phương bi mu hoan toan, quay lai hinh thai tac chiên thơi trung cô.
Nga tái thử nghiệm hệ thống vũ khí diệt vệ tinh Kontakt
Hai tạp chí Aviation Week & Space Technology (AW&ST) và popularmechanics cho biết, Nga có thể đang thử nghiệm tên lửa có khả năng bắn hạ các vệ tinh của đối thủ, hoặc nhanh chóng đưa các vệ tinh nhỏ của mình đên quỹ đạo.
Theo tờ báo, giữa tháng 9, một chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn có tốc độ nhanh nhất thế giới MiG-31 Foxhound đã được phát hiện ở trung tâm nghiên cứu hàng không Zhukovsky về phía đông nam Moscow. No mang theo dưới bụng một quả tên lửa chưa bao giơ được nhìn thấy trang bi trên loai máy bay chiến đấu nay.
Theo tạp chí, tên lửa này thuộc về hệ thống chống vệ tinh Kontakt (Contact). Viêc phát triển no đa bắt đầu ơ Liên Xô vao năm 1984. Cac máy bay MiG-31D khi đó đã được phát hiện mang tên lửa chống vệ tinh 79M6, thuộc dư an cua phòng thiết kế Fakel. Giai đoạn sau đó, phiên bản mới MiG-31DM được kết hợp với tên lửa Fakel 95M6.
Tên lửa 79M6 nặng 10.031 pounds (4,5 tấn) và được phóng từ một chiếcmáy bay MiG-31D bay với tốc độ Mach 2.55, ở độ cao 72.000 feet (gần 22km). Tên lửa được dẫn đường bởi radar từ mặt đất đến mục tiêu cần bắn hạ, sau đó, nó kích nổ một đầu đạn nhỏ 4o-lb.
Tuy nhiên, hệ thống Kontakt chưa bao giờ được thử nghiệm chống lại một vệ tinh, sự phát triển của dự án này đã bị đình chỉ vi sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Vì vậy, Aviation Week & Space Technology cho rằng, hiện nay, Nga đã nối lại sự phát triển của hệ thống này.
Một khả năng sử dụng cho vũ khí mới sẽ là một tên lửa tăng cường mức độ phản ứng nhanh, cũng như có khả năng phóng nhanh các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo, trên nền tảng một phiên bản MiG-31 thế hệ mới.
Máy bay MiG-31 Nga mang tên lửa diệt vệ tinh 79M6 thuộc hệ thống Kontakt
Vào năm 2001, MiG đã giới thiệu khái niệm về một chiếc MiG-31 sửa đổi, được gọi là MiG-31S (“S” là từ viết tắt cho “Space”, có nghĩa là “không gian”). MiG-31S sẽ mang một tên lửa lớn, cũng được thiết kế bởi Fakel, có khả năng phóng những vệ tinh tải trọng 220 lb vào quỹ đạo trái đất thấp hoặc 154 lb đến độ cao 154 dặm (gần 250km) trên không gian.
Video đang HOT
AW&ST cho biết thêm rằng, sự phát triển của hệ thống này tại Liên Xô đã triển khai để làm đối trọng với sự xuất hiện một vũ khí chống vệ tinh tương tự mang mã hiệu ASM-135 ASAT cua Hoa Ky vào năm 1985.
Được phóng từ một chiếc F-15 Eagle đã sửa đổi, ASAT được thiết kế để tiêu diệt vệ tinh của đối phương bằng cách va chạm với chúng ở tốc độ gần năm dặm mỗi giây.
Trong quá trình thử nghiệm, quân đội Mỹ đã từng thử nghiệm băn hạ một vệ tinh đã ngừng sử dụng của NASA. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức, hệ thống này chưa bao giờ được quân đội Mỹ sư dung trên thực tế đối đầu với nước khác.
AW&ST nhận định, việc khôi phục lại hệ thống vũ khí dưới thời Liên Xô này sẽ có ích cho quân đội Nga trong một cuộc chiến tranh tiềm năng trong kỷ nguyên thông tin số.
Trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các cường quốc, các hệ thống liên lạc quân sự và các vệ tinh dẫn đường sẽ trở thành các mục tiêu chính và Nga sẽ cần khả năng bắn hạ các vệ tinh của đối phương và nhanh chóng thay thế các tổn thất của chính mình. Một hệ thống có khả năng xử lý cả hai nhiệm vụ là lựa chọn kinh tế nhất.
Vai trò của vũ khí chống vệ tinh
Theo quan điểm của các chuyên gia quân sự, những cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ được bắt đầu bằng một cuộc đấu trong không gian vũ trụ, với việc các cường quốc hủy diệt vệ tinh của đối phương và phóng thêm nhiều vệ tinh của mình vào quỹ đạo, đồng thời bảo vệ an toàn cho chúng trước các vũ khí chống vệ tinh của đối thủ.
Tín hiệu khởi đầu cuộc xung đột quân sự lớn trong tương lai sẽ chính là hành động tiêu hủy vệ tinh của đối phương. Các nước sẽ cố gắng hủy diệt công nghệ của kẻ thù và các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh mà trước đây cứ ngỡ là an toàn, thì nay đã trở nên dễ bị tổn thương.
Khoảng hơn 1.300 vệ tinh đang hoạt động trên các quỹ đạo gần và xa trái đất (gần một nửa là của Mỹ, khoảng 25% trong số đó được sử dụng cho mục đích quân sự), tạo thành một mạng lưới cung cấp cho toàn thế giới những khả năng giao tiếp, định vị toàn cầu, dự báo thời tiết và do thám hành tinh.
Vũ trụ đã biến thành “mặt trận thứ tư” để tiến hành hoạt động chiến sự, sau đường không, mặt đất và dưới đáy biển. Tuy “sinh sau” nhưng nó có vai trò quyết định so với các mặt trận trên.
Hiện nay, Trung Quốc và Nga đang thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên không gian. Quỹ đạo trái đất hiện là nơi mà Nga, Mỹ và Trung Quốc đang âm thầm chạy đua vũ trang, mặc dù cả 3 “người khổng lồ” này luôn phủ nhận sự thật.
Cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đang phát triển các hệ thống dẫn đường-định vị riêng của mình là GPS, GLONASS và Bắc Đẩu, đông thơi cung phát triển các mẫu vũ khí chống vệ tinh.
Có nhiều cách để vô hiệu hóa hay thậm chí phá hủy các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất.
Với các phương tiện phá vệ tinh thuộc loại vũ khí, trước đây, Mỹ và Liên Xô cũng đã từng phát triển bom hạt nhân trên quỹ đạo hay “mìn không gian” – tức là tàu vũ trụ co kha năng tìm kiếm, tự phát nổ và phóng hàng triệu mảnh vỡ vào vệ tinh đối phương.
Vệ tinh bị diệt sẽ khiến các nước quay trở lại kiểu chiến tranh truyền thống
Vũ khí laser có thể được sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa hay gây tổn hại thường xuyên đến các thành phần của vệ tinh, đặc biệt là mạng lưới cảm biến mỏng manh và sóng vô tuyến hay vi sóng có thể gây nhiễu hoặc tấn công đường truyền đến hoặc từ các trạm kiểm soát trên mặt đất.
Với công nghệ hiện nay, các tên lửa chống vệ tinh cũng là một sát thủ ghê gớm đối với các vệ tinh trên quỹ đạo. Không cần dùng đầu đạn nhưng các tên lửa chống vệ tinh hiện đại theo phương pháp động năng cũng đủ sức phá hủy hàng trăm vệ tinh một lúc.
Với các công nghệ thuộc loại phi vũ khí, cách đơn giản nhất là một con tàu vũ trụ có thể tiến gần đến vệ tinh và phun sơn lên hệ thống quang học, gây tác động làm gãy các ăngten thông tin liên lạc hay cố tình chen vào quỹ đạo, gây mất ổn định quỹ đạo bay của vệ tinh địch.
Tuy nhiên, các phương pháp này đều không hiệu quả như phương pháp mới nhất mà các cường quốc đang nghiên cứu là cướp quyền điều khiển vệ tinh để phản đòn hoặc điều khiển chúng tự hủy, nếu không chiếm được vệ tinh đối phương thì mới dùng vũ khí hủy diệt.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có vài nước trên thế giới như Nga, Mỹ và có thể là Trung Quốc có thể làm được. Hơn nữa, chúng chỉ đạt hiệu quả cao nếu đối đầu với các đối thủ có trình động công nghệ thấp kém hơn.
Các chuyên gia nhận định rằng, các đối thủ hiện nay sẽ cố sức dìm nhau vào tình trạng “công nghệ thời Trung cổ”, tức là triển khai đầu tiên một cuộc “Chiến tranh giữa các vì sao” nhằm tìm mọi cách phá hủy tất cả các loại vệ tinh của đối phương, kể cả quân sự và dân sự.
Với thiệt hại của các bên về vệ tinh do thám, định vị và thông tin liên lạc, cuộc chiến trên trái đất sẽ quay trở lại thời kỳ tiền kỹ thuật số, “các nước sẽ giao tranh y như trong Thế chiến I hoặc Thế chiến II” – chuyên viên Peter Singer từ Quỹ “New America” dự báo.
Huy Bình
Theo baodatviet
Israel đón khoản hỗ trợ quân sự kỷ lục 38 tỉ USD
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoan nghênh gói viện trợ quân sự kỷ lục 38 tỉ USD của Washington do chính quyền trước của Mỹ đàm phán và được đưa ra đúng lúc để giúp Israel chống đỡ mối đe dọa "phức tạp" từ Iran.
Binh lính và vũ khí của Israel
Hai năm trước Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Israel ký một bản ghi nhớ, đó là thỏa thuận tài trợ quân sự 10 năm và nó đã có hiệu lực từ hôm 1/10 để bắt đầu cho năm tài khóa mới.
Ông Netanyahu hoan nghênh thỏa thuận này vì nó là phương tiện để đối phó với Iran. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng gói hỗ trợ này nhằm bảo vệ Israel đối với "tất cả các đối thủ tiềm năng trong khu vực", nhưng trước hết là "các nhóm khủng bố mà Iran hỗ trợ".
"Israel và thế giới phải đối mặt với những thách thức an ninh rất phức tạp, trước hết là sự gây hấn của Iran" - ông Netanyahu nói - "Sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với quyền tự bảo vệ mình của Israel là một trong những trụ cột của mối quan hệ khăng khít giữa hai nước".
Theo các điều khoản của thỏa thuận được nêu trong Đạo luật ủy quyền hỗ trợ an ninh Mỹ - Israel 2018, Israel sẽ nhận được 3,3 tỉ USD hàng năm do Mỹ tài trợ quân sự nước ngoài và 500 triệu USD cho các chương trình hợp tác phòng thủ tên lửa. Đặc biệt Mỹ cho phép việc chuyển vũ khí dẫn đường chính xác từ kho dự trữ vốn "rất cần thiết cho Israel khi đối phó với mối đe dọa tên lửa một cách kịp thời". Thỏa thuận cũng mở rộng kho vũ khí của Mỹ tại Israel mà Israel có thể tiếp cận trong thời chiến.
Không giống như chính quyền trước của ông Obama, Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Trump đã liên tục cảnh báo về mối đe dọa sắp xảy ra từ Iran. Israel đặc biệt hoan nghênh quyết định của ông Trump khi rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trong khi các nước tham gia ký kết thỏa thuận này như Nga, Trung Quốc cho rằng nó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và toàn cầu.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/RT
Báo Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump điều siêu tiêm kích F-35 tấn công Afghanistan Tờ National Interest của Mỹ đánh giá, việc chính quyền Tổng thống Trump điều siêu tiêm kích thế hệ mới F-35 đến Afghanistan tấn công vào lực lượng phiến quân ở nước này chỉ là màn phô diễn, hành động PR lãng phí. "Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một chiếc chiến cơ siêu đắt, thuộc thế hệ thứ V mới nhất,...