Vũ khí nào đối phó được tên lửa DF-21D của Trung Quốc?
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc được đồn đại là có tốc độ Mach 10 và có tầm bắn lên đến 1200 dặm (khoảng hơn 2000 km).
Với trọng lượng 15 tấn và chiều cao 35 feet (hơn 10 m), tên lửa Dong feng DF-21D được đồn đại là có thể đạt vận tốc Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn 1200 dặm. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tên lửa này sẽ đặt ra một mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ ngoài khơi bờ biển Đài Loan.
Trong lời kêu gọi của Hải quân Mỹ cho một vũ khí tinh vi tương tự, Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp (DARPA) đã mất nhiều năm phát triển tên lửa chống tàu tầm xa. Theo DARPA, tên lửa chống tàu tầm xa để cung cấp một bước nhảy vọt trong khả năng tác chiến mặt nước của Hoa Kỳ”.
Tên lửa có thể hoạt động trong môi trường mà đối phương sử dụng chiến lược vùng chống xâm nhập với hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ với khả năng gây nhiễu hệ thống dẫn đường.
Với việc sử dụng các &’thuật toán dẫn đường chủ động’ để tự tìm tới mục tiêu trong trường hợp không có điều khiển từ xa hoặc định vị GPS bị nhiễu, tên lửa này có thể sống sót trong môi trường bị gây nhiễu mạnh mẽ.
Nó đã được Mỹ thử nghiệm thành công 3 lần và đang được dự kiến triển khai vào năm 2018.
Bên cạnh đó, như một biện pháp để đối phó với tên lửa DF-21D được mệnh danh là &’sát thủ tàu sân bay’ của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã trả cho Raytheon hàng triệu USD để phát triển một hệ thống chống tên lửa mang tên RIM-162. Người ta hy vọng nó có thể bắn hạ tên lửa DF-21D cho dù tên lửa này bay với tốc độ lớn và quỹ đạo cao.
Video đang HOT
Trong một bài phát biểu Xã hội và Kỹ thuật Hải quân của Mỹ vào 4/3, Sean Stackley, Giám đốc các dự án mua sắm của Hải quân Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa các tàu trong hạm đội.
Để giúp đạt mục tiêu đó, Hải quân Mỹ đã bắt tay vào kế hoạch nghiên cứu và phát triển 30 năm để đảm bảo ràng họ vẫn không những là lực lượng lớn nhất mà còn mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc thấy cơ hội bán vũ khí khi các đối thủ bỏ cuộc ở Mỹ Latinh?
Trung Quốc bán vũ khí mà không đặt ra điều kiện kèm theo, thậm chí dùng điều khoản ưu đãi đặc biệt để chiếm thị trường, tự tin giao dịch khi đối thủ bỏ cuộc.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long tiến hành bay biểu diễn
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 3 tháng 3 đăng bài viết "Mỹ Latinh mua hàng Trung Quốc" cho rằng, Trung Quốc đang có những nỗ lực to lớn, muốn trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của châu Mỹ Latinh (Nam Mỹ và khu vực biển Caribbean).
Một loại hàng hoá chủ yếu của họ không phải là hàng tiêu thụ giá rẻ, mà là trang bị quân sự. Những trang bị này không những rẻ hơn Mỹ, mà còn không có điều kiện hạn chế khi bán. Trong vài chục năm trước, Mỹ đã kèm theo ngày càng nhiều điều kiện cho xuất khẩu vũ khí của mình. Tất cả những điều kiện kèm theo này đều nhằm không bán vũ khí cho bất cứ quốc gia nào không phù hợp với tiêu chuẩn "chính trị đúng đắn" của Mỹ hiện nay.
Từ lâu, Trung Quốc luôn coi nhẹ các quy định này. Trung Quốc còn biết (đa số các nhà lãnh đạo quân sự Nam Mỹ cũng biết), những nước này không cần vũ khí tốt nhất (giống như vũ khí Mỹ), mà chỉ cần vũ khí tương đương hoặc tốt hơn một chút so với láng giềng.
Theo bài viết, Trung Quốc rất khát khao có thể xâm nhập hoặc thống trị thị trường Mỹ Latinh. Vì vậy, Trung Quốc đã dùng các điều khoản ưu đãi đặc biệt để cung cấp xe bọc thép, máy bay chiến đấu và tàu chiến cho Argentina. Trung Quốc cũng hy vọng mở nhà máy ở Argentina sản xuất trang bị quân sự Trung Quốc, trong khi đó, vài chục năm gần đây Argentina đã trải qua liên tiếp các cuộc khủng hoảng tài chính, đến nay đã bị đa số các nhà đầu tư nước ngoài bỏ rơi.
Trung Quốc đang thúc đẩy bán máy bay chiến đấu cho Argentina. Trong hình là máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất (ảnh tư liệu)
Nhưng người Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội lâu dài từ đó, hơn nữa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại đáng kinh ngạc giữa họ với Mỹ Latinh. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 18 tỷ USD năm 2002 tăng lên gần 300 tỷ USD hiện nay. Mặc dù điều này chỉ tương đương với 1/3 kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Mỹ Latinh, nhưng, tốc độ của họ rất đáng kinh ngạc. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng này, còn cần nhiều giao dịch như với Argentina hơn.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không phải là xâm nhập thị trường Argentina một cách mù quáng. Năm 2011, Trung Quốc cho phép một doanh nghiệp Argentina sản xuất máy bay trực thăng quân dụng Z-11 (CZ-11W) Trung Quốc. Mặc dù bị phương Tây cấm vận vũ khí, Trung Quốc vẫn có thể mua được động cơ Honeywell LTS101-700D-2 cho Z-11.
Thông thường, trang bị quân dụng của Mỹ không thể để bán cho Trung Quốc, nhưng Z-11 được cho là một loại trực thăng dân dụng, cho dù phiên bản quân dụng của loại máy bay trực thăng này đã trang bị 4 quả tên lửa chống tăng, 2 khẩu súng máy cỡ 12,7 mm hoặc 4 bệ phóng tên lửa.
Máy bay trực thăng Z-11 nặng 2,2 tấn, nhiều nhất có thể ngồi 6 người, có thể bay liên tục 4 - 5 giờ với tố độ 259 km/giờ. Argentina chưa bị cấm vận vũ khí, cho nên họ có thể lấy trang bị mua của Mỹ dùng cho máy bay trực thăng do Trung Quốc thiết kế. Nhưng, do phương thức hoạt động của luật xuất khẩu Mỹ, những máy bay trực thăng vũ trang do Argentina sản xuất này không thể được tiếp tục bán cho Trung Quốc.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc bán cho Argentina
Argentina vốn có kế hoạch sản xuất khoảng 40 chiếc CZ-11W, nhưng khoản giao dịch này cuối cùng bị hủy bỏ, một phần nguyên nhân ở chỗ Mỹ không đồng ý. Trung Quốc hoàn toàn không cho rằng, sự kiện này là "tất cả đều thua", mà cho rằng đây là một bài học kinh nghiệm, từ đó tự tin hơn tập trung vào tiến hành giao dịch mới.
Trước khi giao dịch máy bay trực thăng với Trung Quốc vào năm 2011, Argentina đã lần đầu tiên tìm mua trang bị quân sự của Nga - đó là 2 máy bay trực thăng Mi-17, nguyên nhân chính thúc đẩy đặt mua vào năm 2010 là ở giá cả. Giá cả máy bay trực thăng của Mỹ hoặc châu Âu có thể gấp hơn 2 lần máy bay trực thăng Nga.
Nga cũng đã khai giá huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật thấp hơn. Nga hy vọng xây dựng quan hệ tốt đẹp với các khách hàng mới của Nam Mỹ. Gần 20 năm qua, họ ngày càng thành công trong việc bán vũ khí ở khu vực này. Nhưng, giao dịch này cuối cùng đẻ non, bởi vì tình hình bất ổn tài chính nghiêm trọng của Argentina và khả năng khất nợ tiền hàng làm cho Nga bỏ cuộc giữa đường.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-11 Trung Quốc bán cho Argentina
Theo Giáo Dục
"Nga giúp Trung Quốc biên chế chiến hạm Type 054A như 'vũ bão'" Hiện nay, các tàu Type 054A đang chiếm số lượng đông đảo nhất trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Tờ Want China Times (WCT - Đài Loan) cho hay, hôm 1/3, một trang mạng quân sự Nga đã đăng tải thông tin cho rằng tàu hộ vệ tiên tiến nhất Trung Quốc Type 054A và các biến thể của nó được phát...