Vũ khí Mỹ trong chiến tranh VN – Kỳ 3: ‘Đồ chơi’ của lục quân
Lầu Năm Góc đã điều động nhiều xe tăng, xe bọc thép để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lục quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Một chiếc AH-1 Cobra tác chiến tại Việt Nam – Ảnh: US Army
Nhắc đến xe chiến đấu của lục quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhiều người luôn nhớ dòng xe bọc thép M113 đầu tiên, bởi đây là mẫu xe được Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đánh giá như một phương tiện chủ lực để thực thi học thuyết chiến tranh của mình. Dòng xe này dài khoảng 4,8 m, rộng khoảng 2,8 m, có lớp thép dày từ 12 – 38 mm, tùy phiên bản, có thể chở theo 11 người, chưa tính 2 người phụ trách điều khiển. Vận tốc tối đa trên bờ lên đến 67 km/giờ và vận tốc khi di chuyển trong nước đạt gần 6 km/giờ.
Tư liệu từ cuốn Vietnam Tracks: Armor in Battle 1945-75 của Simon Dunstan cho biết lô hàng 30 chiếc M113 đầu tiên đến Việt Nam vào ngày 30.3.1962. Kể từ đây, hàng ngàn chiếc M113 đã được Mỹ triển khai cho lục quân nước này cũng như cung cấp cho quân đội Việt Nam Cộng hòa tại chiến trường Việt Nam. Dòng xe này được chia làm nhiều phiên bản để đáp ứng các nhiệm vụ khác nhau. Không chỉ vận chuyển binh sĩ và hàng hóa, M113 còn được trang bị nhiều loại pháo 40 mm cùng các loại súng máy có cỡ đạn lên đến 12,7 mm. Ngoài ra, một số phiên bản còn sở hữu súng chống tăng. Từ đầu thập niên 1960, M113 dần trở thành vũ khí chủ lực để binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong hầu hết các vụ đụng độ.
Một vũ khí quan trọng của lục quân Mỹ và cũng rất quen thuộc với người dân Việt Nam hồi thập niên 1960 – 1970 là dòng xe tăng tấn công chủ lực M48 Patton và xe tăng hạng nhẹ M41 Walker Bulldog. Trong đó, loại M48 Patton nặng khoảng 45 tấn, có lớp giáp dày 120 mm và sở hữu loại pháo 90 mm cùng một số súng máy. Loại M41 Walker Bulldog nặng khoảng 23,5 tấn, có lớp giáp dày 38 mm, trang bị pháo 79 mm cùng nhiều loại súng máy.
Tổng thống Johnson dùng “jeep Việt Nam” để thăm binh sĩ Mỹ ở Cam Ranh vào tháng 10.1966 – Ảnh: Olive-drab.com
“Jeep Việt Nam”
Trong hàng loạt khí tài của quân đội Mỹ, có những loại khí tài được dùng phổ biến ở chiến trường Việt Nam đến mức hai chữ Việt Nam được gắn liền trong tên gọi. Điển hình như dòng xe M151 MUTT mà nhiều người chơi xe lẫn quân nhân Mỹ vẫn quen gọi là “jeep Việt Nam” (Vietnam jeep). MUTT được viết tắt từ cụm “Military Utility Tactical Truck” từng được dịch là “Vận xa chiến thuật”. Năm 1951, hãng Ford nhận hợp đồng thiết kế mẫu xe vận tải chiến thuật để đáp ứng nhu cầu mới cho lục quân Mỹ thời hậu Thế chiến 2. M151 MUTT ra đời từ hợp đồng trên. Mặc dù được Ford thiết kế nhưng về sau, 2 hãng xe khác là AM General và Kaiser cũng được nhận hợp đồng sản xuất. Vì thế, có đến 3 hãng tham gia sản xuất dòng xe này.
Năm 1959, M151 chính thức được trang bị cho lục quân Mỹ và Lầu Năm Góc chọn Việt Nam là nơi triển khai đầu tiên. Đó là một trong các lý do quan trọng khiến M151 có tên “jeep Việt Nam”. Theo cuốn HMMWV Humvee 1980-2005: US Army tactical vehicle của Steven Zaloga, từ thập niên 1960, lục quân Mỹ sử dụng M151 MUTT rất phổ biến trong chiến tranh Việt Nam với nhiều công năng khác nhau như: tuần tra, xe chuyên dụng cho các cấp chỉ huy, cứu thương, xe chiến đấu… Để chiến đấu, “Vietnam jeep” có thể được trang bị thêm súng máy và một số vũ khí khác. Đặc biệt, trong chuyến thăm căn cứ quân sự Mỹ ở Cam Ranh vào ngày 26.10.1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson cũng dùng “jeep Việt Nam” làm phương tiện đi ủy lạo binh sĩ.
Đến năm 1980, xe M151 bị ngưng sản xuất nhưng tới nay vẫn trở thành món hàng mà dân chơi xe ở nhiều nước tìm mua.
Video đang HOT
Xe bọc thép M113 trên đường phố Sài Gòn vào tháng 11.1963
Khí tài không thể thiếu
Bên cạnh xe tăng và xe bọc thép, lục quân và cả thủy quân lục chiến Mỹ còn sử dụng máy bay trực thăng để vận tải, chuyển quân và tác chiến.
Về máy bay trực thăng chiến đấu, dòng AH-1 Cobra gần như được xem là loại nổi bật nhất của lục quân Mỹ tại Việt Nam. Theo cuốn US Army AH-1 Cobra Units in Vietnam của chuyên gia Jonathan Bernstein, ngày 29.8.1967, một nhóm 50 người do trung tá Paul Anderson dẫn đầu đã đến căn cứ không quân Biên Hòa để bắt đầu chương trình triển khai trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra tại Việt Nam. Dòng máy bay này ra đời trước đó chưa bao lâu và chỉ mới được thử nghiệm chuyến đầu tiên vào tháng 9.1965. AH-1 Cobra được điều khiển bởi 2 phi công, có vận tốc tối đa khoảng 270 km/giờ, tầm bay 510 km, trần bay 3.700 m, được trang bị 1 pháo 20 mm và có thể mang theo các loại rốc két và tên lửa chống xe tăng. Tổng cộng, hơn 1.000 chiếc AH-1 Cobra được điều động đến Việt Nam từ năm 1967 – 1973 và hàng trăm chiếc trong số đó bị bắn rơi hoặc bị phá hủy do tai nạn.
Trong khi đó, dòng CH-47 Chinook được xem là biểu tượng cho lực lượng máy bay vận tải mà Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam. Theo cuốn Vietnam Choppers: Helicopters in Battle 1950-1975 của chuyên gia Simon Dunstan, những chiếc CH-47 Chinook đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1965. Dòng máy bay này có vận tốc tối đa khoảng 300 km/giờ, tầm bay 700 km, có thể chở theo 12 tấn hàng hóa và thường chỉ được trang bị một súng máy để tự bảo vệ. Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã triển khai khoảng 700 chiếc tại miền Nam Việt Nam. Chỉ trong 2 năm đầu tiên có mặt, loại trực thăng vận tải này thực hiện khoảng 238.000 chuyến vận chuyển, chở hơn 610.000 tấn hàng hóa và 671.000 lượt người.
Chiến xa hoán cải
Một “chiến xa hoán cải” được lưu giữ tại Bảo tàng vận tải lục quân ở bang Virginia (Mỹ) – Ảnh: US Army
Theo tài liệu do lực lượng lục quân Mỹ lưu trữ, ngoại trừ các xe chiến đấu được cung cấp bởi Lầu Năm Góc, quân đội nước này tại Việt Nam còn tự hoán cải một số loại xe vận tải trở thành chiến xa. Điển hình là việc “tự chế” một mẫu xe tải vũ trang dựa trên dòng xe tải 2,5 tấn. Vào năm 1967, khi vận tải hàng hóa và binh sĩ qua An Khê và Pleiku ở vùng Tây nguyên, lực lượng Mỹ thường xuyên chịu thương vong nặng nề trước chiến thuật mai phục tấn công của binh sĩ Việt Nam. Trong khi đó, nhiều chuyến vận chuyển không thể điều động xe tăng hay xe bọc thép mà chỉ được bảo vệ bởi các xe jeep. Vì vậy, các sĩ quan lục quân Mỹ tại Việt Nam đã tổ chức chỉnh sửa tăng cường lớp thép và trang bị thêm nhiều súng máy, pháo cỡ nhỏ cho loại xe tải 2,5 tấn. Kể từ đó, dòng xe tải vũ trang này ra đời. Loại xe này không chính thức được Lầu Năm Góc thừa nhận nhưng một số chỉ huy lục quân Mỹ tại Việt Nam vẫn âm thầm khuyến khích cấp dưới hoán cải.
Theo TNO
Obama cảnh báo Trung Quốc, ủng hộ Philippines
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc chuyến công du châu Á vào hôm nay bằng một cảnh báo tới Trung Quốc về việc sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, và một lời hứa đanh thép nhằm ủng hộ Philippines.
Ông Obama phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Philippines tại căn cứ Bonifacio ở Manila ngày 29/4.
Trong bài phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Philippines tại Manila ngày 29/4, ông Obama đã một lần nữa bày tỏ lo ngại về các cuộc tranh chấp biển đảo ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, một vấn đề chi phối chuyến công du 4 quốc gia châu Á của ông chủ Nhà Trắng.
"Chúng tôi tin rằng các quốc gia và người dân có quyền sống trong hòa bình và an ninh, và chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ phải được tôn trọng", nhà lãnh đạo Mỹ nói.
"Chúng tôi tin rằng luật pháp quốc tế phải được giữ vững, tự do hàng hải phải được duy trì và thương mại không bị cản trở. Chúng tôi tin các tranh chấp phải được giải quyết thông qua hòa bình, không phải bằng sự hăm dọa hay vũ lực".
Philippines hiện đang đã vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí các vùng biển và đảo gần các quốc gia láng giềng.
Philippines, vốn có một trong những nền quân đội yếu nhất khu vực, đã nhiều lần kêu gọi Mỹ - đồng minh lâu đời - trợ giúp nước này trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng sức ép ngoại giao và quân sự để giành quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp.
Ngày 27/4, Philippines và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn tại các căn cứ của Philippines.
Obama cam kết hỗ trợ Manila
Tổng thống Obama hôm nay cũng tìm cách tái cam kết với Philippines rằng Mỹ sẽ ủng hộ đồng minh trong trường hợp bị tấn công, trích dẫn một hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa hai quốc gia.
"Hiệp ước này khẳng định cam kết của hai đất nước chúng ta, và tôi muốn trích dẫn câu "quyết tâm chung nhằm bảo vệ chính chúng ta khỏi các vụ tấn công có vũ trang từ bên ngoài", ông Obama nói.
"Và không kẻ gây hấn tiềm tàng nào có thể ảo tưởng rằng chúng ta sẽ đơn độc. Nói cách khác, cam kết của chúng tôi nhằm bảo vệ Philippines là đanh thép. Mỹ sẽ giữ vững cam kết đó vì các đồng minh không bao giờ đơn độc", nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Obama không đề cập cụ thể tới việc trợ giúp Philippines trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột vì các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, như giới chức Philippines mong đợi.
Trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du châu Á ở Tokyo, ông Obama cũng đưa ra cam kết ủng hộ tương tự đối với Nhật Bản, vốn vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ với Trung Quốc ở Hoa Đông.
Quan điểm của ông Obama về Philippines là một phần trong lập trường cứng rắn mà ông muốn chứng tỏ trong suốt chuyến công du châu Á lần này: trấn an các đồng minh vốn ngày càng lo ngại về Trung Quốc mà không "chọc giận" ban lãnh đạo tại Bắc Kinh.
Trong khi đưa ra cam kết bảo vệ Nhật và Philippines, ông Obama cũng khẳng định rằng Mỹ không tìm cách đối đầu hoặc kiềm chế Trung Quốc.
Trung Quốc: Không nên tin những "lời hứa ngọt ngào" của Obama
Trong khi đó, một bài xã luận trên tờ China Daily của Trung Quốc ngày 29/4 viết rằng giới chức Bắc Kinh không tin các cam kết của ông Obama là thật.
"Ngày càng thấy rõ rằng Washington đang xem Bắc Kinh là đối thủ", bài báo viết.
"Với việc ông Obama tái cam đoan với các đồng minh về sự bảo vệ của Mỹ trong trường hợp xảy ra bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc, rõ ràng là giờ đây Washington không còn muốn che giấu nỗ lực nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực".
Bài xã luận cũng cảnh báo rằng không nên tin những "lời hứa ngọt ngào" của ông Obama về một mối quan hệ mới, mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc, và thay vào đó nên chỉ ra điều mà tờ báo này miêu tả là một "thực tế địa chính trị tàn nhẫn".
"Kéo bè kéo cánh với các đồng minh hay gây phiền hà, Mỹ đang tự cho thấy là một mối đe dọa an ninh với Trung Quốc", bài báo viết.
Tuy nhiên, cũng có những phàn nàn tại Philippines rằng ông Obama không đưa ra đề nghị trợ giúp rõ ràng cho Manila trong trường hợp xảy ra xung đột tại Biển Đông. Điều này phản ánh thế khó ông Obama trong việc duy trì sự cân bằng.
"Không có cam kết cụ thể từ phía Mỹ nhằm bảo vệ Phililippines",Philippine Daily Inquirer, một trong những tờ báo hàng đầu của Phippines, giật tít sau khi ông Obama gặp Tổng thống Benigno Aquino hôm 28/4 nhưng không cam kết ủng hộ Manila ở Biển Đông.
Và sau bài phát biểu của ông Obama hôm nay, đồng minh của ông Aquino, Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, cho biết ban lãnh đạo Philippines giờ đây đã biết rằng các binh sĩ Mỹ sẽ không tham gia cùng các binh sĩ Philippines nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông.
"Vì vậy, ít nhất chúng ta cũng hiểu rõ rằng không có sự kỳ vọng nào. Chúng ta phải tự thân vận động", ông Trillanes.
Theo VNE
Mỹ, Philippines đạt thỏa thuận về hợp tác quân sự Mỹ và Philippines đã đạt được một thỏa thuận có thời hạn 10 năm về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh Manila vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Tổng thống Obama và người đồng cấp Philippines trong cuộc gặp tại Nhà...