Vũ khí mới Trung Quốc triển khai ở đại chiến khu kiểm soát Biển Đông
Truyền hình nhà nước Trung Quốc vừa công khai một số vũ khí mới, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 ở đại chiến khu phía Nam, nơi phụ trách khu vực Biển Đông.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16. Ảnh: SCMP
Đại chiến khu phía Nam quân đội Trung Quốc vừa công bố loạt vũ khí mới trong chuyến kiểm tra xuống phía Nam của tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc. Theo SCMP, việc tiết lộ vũ khí này là lời cảnh báo đối với quân đội Mỹ.
“Tuần tra trên không, trên biển phải được tổ chức chặt chẽ nhằm xử lý các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo an ninh biên giới biển và trên không”, tướng Phạm nói trong chuyến kiểm tra hôm 19/7. Chuyến công tác còn có tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng, và tướng Ngụy Phong Hòa, tư lệnh lực lượng tên lửa.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã quay cảnh các binh lính thao tác trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 có tầm bắn khoảng 1.000 km. Tên lửa này có thể tấn công căn cứ quân sự ở đảo Okinawa, Nhật Bản. DF-16 được công khai lần đầu trong cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II vào ngày 3.9.2015.
CCTV cũng phát đi hình ảnh các máy bay ném bom H-6K mới triển khai cho đại chiến khu phía Nam. Bắc Kinh đã điều động một chiếc H-6K tuần tra bãi cạn Scarborough. Trước đó có báo cáo cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, biệt danh “Sát thủ diệt tàu sân bay”, đã được triển khai ở đại chiến khu phía Nam. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.450 km.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 công khai lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 3/9/2015. Ảnh: 81.cn
Li Jie, chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh, ngang nhiên cho rằng chuyến thăm của tướng Phạm thể hiện đại chiến khu phía Nam có thể thực hiện các hoạt động chiến đấu chung phối hợp với lực lượng mặt đất, tên lửa, hải quân, không quân và các lực lượng hỗ trợ khác.
“Các vũ khí công bố trên truyền hình nhà nước là những vũ khí phòng thủ từ tầm ngắn đến trung trong phạm vi khoảng 1.500 km. Điều đó có nghĩa rằng, những vũ khí này được Trung Quốc sử dụng để răn đe, cảnh báo Mỹ không nên thách thức các vị trí mấu chốt của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông này nói.
Theo SCMP, đây là một trong những lần hiếm hoi truyền hình nhà nước Trung Quốc công khai vũ khí mới của quân đội. Chuyến công tác của tướng Phạm và việc “khoe” vũ khí hiện đại diễn ra chỉ vài ngày sau phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tòa Trọng tài đã bác yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc bao trùm hơn 80% diện tích vùng biển này.
Theo Quốc Việt (Zing)
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra Trường Sa?
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua đá Chữ Thập - nơi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc. QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
Loạt phóng sự trong chương trình Đời sống Quân đội của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng vào tuần đầu tiên của tháng 5.2016 hé lộ thông tin Trung Quốc triển khai H-6K đến đá Chữ Thập, theo trang tin quốc phòng Anh IHS Jane's ngày 12.5.
Việc triển khai máy bay ném bom H-6K đến đá Chữ Thập không nằm trong nội dung chính của chương trình phóng sự vốn chỉ nhấn mạnh vào cuộc đời và sự nghiệp của phi công tên Liu Rui. Tuy nhiên, phóng sự có chiếu hình ảnh đá Chữ Thập được nhìn thấy thông qua ô cửa của chiếc H-6K, theo phân tích của IHS Jane's.
Chương trình không nói rõ quân đội Trung Quốc triển khai bao nhiêu chiếc H-6K đến đá Chữ Thập và vào thời gian nào. Hiện vẫn chưa rõ những chiếc H-6K có thật sự hạ cánh xuống đường băng phi pháp Bắc Kinh xây trên bãi đá này hay không.
Trong khi đó, theo nhận định của IHS Jane's, "động thái này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng triển khai vũ khí chiến lược đến những đảo nhân tạo xây phi pháp ở Trường Sa", mà theo Mỹ là nhằm quân sự hóa Biển Đông.
H-6K là phiên bản Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược hai động cơ Tupolev Tu-16 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, theo chuyên san The Diplomat.
Máy bay ném bom H-6K lần đầu tiên bay vào năm 2007 và từ đó trải qua nhiều lần nâng cấp. H-6K có tầm bay tối đa 3.000 km; và có thể tăng lên gần 5.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không hai lần. Hiện Không quân Trung Quốc có 36 máy bay loại này.
Máy bay tuần tra biển Y-8 của Trung Quốc hạ cánh phi pháp trên đá Chữ Thập. SINA
Hồi tháng 10.2015, tờ China Daily (Trung Quốc) từng dẫn lời chuyên gia không quân Trung Quốc Fu Qianshao "khoe" rằng: "Máy bay ném bom H-6K của chúng ta đã tham gia những cuộc tập trận tầm xa ở Thái Bình Dương; phi đội H-6K có khả năng tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau, bao gồm những cuộc không kích chính xác ở tầm xa".
Hôm 17.4 vừa qua, Trung Quốc điều một máy bay tuần tra biển Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập; Mỹ đã lên tiếng phản đối hành động ngang ngược này. Trước đó, vào tháng 1.2016, Trung Quốc cũng đã tiến hành hai chuyến bay hàng không dân dụng thử nghiệm đáp xuống đường băng phi pháp mà Bắc Kinh xây trên đá Chữ Thập.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m và là một trong số ba đường băng Bắc Kinh xây trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa trong hơn một năm qua. Các đường băng này đủ dài để những máy bay ném bom tầm xa, chiến đấu cơ và máy bay vận tải hạ cánh, theo Reuters.
Mới đây, Trung Quốc ngày 10.5 đã tung nhiều máy bay và tàu chiến đến "xua đuổi" tàu khu trục USS William P Lawrence của Mỹ khi tàu này tuần tra vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc làm Mỹ run sợ Chuyên gia quân sự David Axe cho rằng, máy bay ném bom H-6K mới nhất của Quân đội Trung Quốc sẽ khiến Mỹ run sợ. Chuyên gia quân sự David Axe cho rằng, máy bay ném bom H-6K mới nhất của Quân đội Trung Quốc sẽ khiến Mỹ run sợ. Máy bay ném bom H-6K thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm...