“Vũ khí” mới hứa hẹn chống bệnh sởi
Các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học y sinh, ĐH bang Georgia, Mỹ vừa phát hiện ra một loại thuốc kháng virus mới giúp chống lại bệnh sởi.
Loại thuốc này cũng có thể ngăn ngừa sởi lây lan từ người này sang người khác góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi nhất là ở những khu vực chưa có sẵn vắc-xin trên thế giới.
Theo tác giả nghiên cứu TS Richard Plemper, loại thuốc này đã được thử nghiệm trên động vật và cho thấy khả năng miễn dịch chống virus mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Thuốc mới ERDRP-0519 giúp hạn chế tiến triển của bệnh bằng cách ngăn chặn sự sao chép virus tác nhân gây bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, thường sẽ có một khoảng thời gian 2 tuần giữa thời điểm bắt đầu nhiễm bệnh tới khi khởi phát các triệu chứng như phát ban, chảy nước mũi và sốt. Loại thuốc kháng virus này được thiết kế đặc hiệu để hoạt động trong giai đoạn 2 tuần này, khi tiêm chủng không còn tác dụng bảo vệ.
Khảo sát gần đây cho thấy bệnh sởi vẫn là nguyên nhân của hơn 100.000 ca tử vong hàng năm trên thế giới. Bệnh đặc trưng bởi sốt, ho, phát ban và cảm giác khó chịu.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng loại thuốc mới này không nhằm thay thế chotiêm vắc-xin sởi nhưng cần được xem xét như một vũ khí hỗ trợ trong nỗ lực loại trừ bệnh sởi, nhất là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp.
Nghiên cứu này được công bố trên tờ Science Translational Medicine.
Theo VNE
Người lớn cũng cần cảnh giác với bệnh sởi
Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể.
Người lớn bị sởi gây biến chứng viêm não
Theo thống kê, cho tới nay số ca sởi người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là khoảng hơn 230 người và ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là khoảng 70 ca. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trước tình hình dịch sởi có diễn biến bất thường, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, không chỉ có trẻ em bị mắc sởi và biến chứng mà trong thời gian qua cũng đã có nhiều người lớn bị nhiễm sởi trong đó có nhiều ca nặng, nhưng đến giờ chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng, chưa từng mắc) thì đều có nguy cơ bị sởi, người lớn cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường biến chứng chủ yếu là bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn là biến chứng viêm não, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.
Cũng theo Tiến sĩ Kính cảnh báo, khi gia đình nào chỉ cần một cháu ốm thì 3-4 người đi theo chăm sóc vào viện đã tạo cho vi rút sởi lây lan. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus.
Trong khi đó theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/1 đến 17/4, trên địa bàn thành phố đã phát hiện 2613 trường hợp sốt phát ban nghi sởi phân bố tại 464/584 xã phường của 30/30 quận, huyện, thị xã; 1661 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm và 1177 ca có kết quả dương tính với sởi trên tổng số 1510 trường hợp có kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 60,6%), trẻ em dưới 9 tháng tuổi (chưa đến lịch tiêm chủng) chiếm 20,4%; trường hợp nhỏ nhất là trẻ em dưới 1,5 tháng tuổi, và ở người lớn bị sởi cao nhất là 42 tuổi.
Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể. Ảnh minh họa
Cách phòng tránh bệnh sởi ở người lớn
Theo các chuyên gia y tế người lớn mắc sởi do nhiều nguyên nhân có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văc-xin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Trong thời gian vừa qua, môi trường thời tiết độ ẩm cao là điều kiện thận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển trong đó có virus sởi.
Người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể...
Cũng giống như nhiều trường hợp mắc sởi ở trẻ em, người lớn mắc sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc. Vì vi rút sởi này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Vì thế, việc giao lưu càng rộng, cộng với hiện nay hệ thống nhà ống, cơ quan, nhà hàng, siêu thị... đều trong môi trường khép kín càng làm cho virus được lưu trữ và phát tán mạnh. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn.
Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi tập trung đông người, vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ , ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
Quan trọng nhất, đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
Chính vì thế, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị.
Theo VNE
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào Trên thế giới trước khi có văcxin, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm...