Vũ khí mới hé lộ khát vọng hiện đại hóa quân sự của Triều Tiên
Việc Triều Tiên gần đây tuyên bố thử thành công một vũ khí chiến thuật cực kỳ tối tân đã cho thấy khát vọng nâng cấp kho vũ khí thông thường của Bình Nhưỡng trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vật thể được cho là đầu đạn tên lửa Triều Tiên năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 16/11 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp giám sát một vụ thử vũ khí chiến thuật mới “vô cùng tối tân” của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Triều Tiên không tiết lộ loại vũ khí này thực chất là gì.
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA), vụ thử vũ khí đã diễn ra thành công và vũ khí mới có thể bảo vệ Triều Tiên như một “bức tường thép”. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng khen ngợi những nỗ lực của các nhà khoa học khi tạo ra loại vũ khí mới có khả năng nâng cao năng lực quốc phòng của Triều Tiên.
KCNA cho biết Triều Tiên đã mất tới 7 năm để phát triển vũ khí chiến thuật mới. Ông Kim Jong-un nói rằng cha ông, cố lãnh đạo Kim Jong-il, từng dành nhiều tâm huyết và là người chỉ đạo phát triển vũ khí mới này.
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un thị sát một vụ thử vũ khí trong năm nay và giới phân tích lo ngại động thái này có thể gây khó khăn cho các cuộc đàm phán đang bị đình trệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc vẫn cố gắng tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc để tránh tác động tiêu cực tới các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang diễn ra.
Theo Reuters, các chuyên gia nhận định vụ thử tên lửa là một phần trong kế hoạch của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm chuyển đổi trụ cột trong sức mạnh quân sự thông thường của Triều Tiên, từ lực lượng quân sự với gần 1,3 triệu quân sang lực lượng quân sự sở hữu vũ khí công nghệ cao.
“Đây là một hình thức cải tổ quân đội của Triều Tiên”, Choi Kang, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul, Hàn Quốc, nhận định.
“Nếu chúng ta muốn biết thông điệp ngầm (Triều Tiên) gửi tới thế giới bên ngoài, thì thông điệp đó là: “Đừng đánh giá thấp chúng tôi, chúng tôi vẫn đang hiện đại hóa (quân sự)”", chuyên gia Kang cho biết thêm.
Các vũ khí tối tân mới có thể còn mang ý nghĩa quan trọng hơn khi Triều Tiên chuẩn bị từ bỏ ít nhất một số vũ khí hạt nhân của nước này và chuyển sang phát triển vũ khí thông thường.
Về chi tiêu quốc phòng, Triều Tiên, quốc gia đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, hoàn toàn “lép vế” so với Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, lực lượng binh sĩ, súng và hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Bình Nhưỡng vẫn tạo ra mối đe dọa lớn đối với Washington và Seoul.
Video đang HOT
Kể từ khi lên nắm quyền từ cuối năm 2011, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thúc đẩy việc hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất tại các nhà máy vũ khí, đồng thời thay thế các vũ khí và công nghệ lỗi thời.
Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng hồi tháng 9, Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí cắt giảm đáng kể sự hiện diện quân sự dọc biên giới chung. Bình Nhưỡng cũng bắt đầu vô hiệu hóa các hệ thống pháo triển khai dọc bờ biển phía tây.
Tuy nhiên, thỏa thuận giữa hai nước không bao gồm việc chuyển các hệ thống pháo phản lực phóng loạt ra khỏi các khu vực tiền đồn, nơi Triều Tiên đặt các hệ thống phóng rocket và pháo tầm xa đủ khả năng tấn công Seoul.
Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc năm 2016, quân đội Triều Tiên có gần 5.500 hệ thống pháo phản lực phóng loạt, 4.300 xe tăng, 2.500 xe bọc thép, 810 máy bay chiến đấu, 430 tàu chiến đấu và 70 tàu ngầm. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tuần trước cho biết đã phát hiện ít nhất 13 cơ sở tên lửa bí mật tại Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn một nguồn tin quân sự quen thuộc với lực lượng tình báo cho biết, vũ khí mới được Triều Tiên thử nghiệm là phiên bản mới của pháo phản lực phóng loạt. Trong khi đó, một số chuyên gia nghi ngờ đây là tên lửa tầm ngắn mới của Triều Tiên.
Mục đích chuyến thị sát
Quân đội Triều Tiên tập trận pháo binh bên bờ biển (Ảnh: KCNA)
Theo Kim Dong-yub, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam ở Seoul (Hàn Quốc), thông qua chuyến thị sát thử vũ khí mới, ông Kim Jong-un đã trấn an các tướng lĩnh quân sự có lập trường cứng rắn và công chúng Triều Tiên – những người đang lo lắng về tương lai phi hạt nhân hóa của nước này.
Yonhap dẫn một nguồn tin quân sự cho biết việc phát triển vũ khí công nghệ cao có thể là cách để chứng minh cho người dân thấy rằng chính quyền Triều Tiên vẫn tiếp tục nỗ lực để trở thành một quốc gia hùng mạnh về quân sự.
“Khi ông Kim Jong-un công khai tuyên bố phát triển kinh tế là ưu tiên mới, và Triều Tiên sẽ phi hạt nhân hóa, nhiều người trong lực lượng quân sự Triều Tiên đã tỏ ra nghi ngờ và lo ngại vì ông Kim Jong-un vẫn chưa đạt được sự nhượng bộ đáng kể, như một tuyên bố chấm dứt chiến tranh (Triều Tiên)”, Giáo sư Kim Dong-yub nhận định.
Trên danh nghĩa, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh do hai nước mới chỉ ký thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
“Điều cần thiết với ông Kim Jong-un là củng cố đất nước của ông ấy, mặc dù một chuyến thị sát (vũ khí) như vậy sẽ phát đi một tín hiệu tiêu cực với các nước bên ngoài”, Giáo sư Kim cho biết thêm.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Cơn ác mộng đến từ quân đội lợi hại của Triều Tiên
Cùng với lực lượng pháo binh, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và Hàn Quốc. Theo các nguồn tin quân sự của Mỹ, lực lượng đặc biệt của Bình Nhưỡng được đào tạo bài bản, trang bị tốt và gây nguy hiểm đáng kể.
Lực lượng đặc biệt của Triều Tiên được đánh giá là rất lợi hại.
Khi Mỹ dội những áp lực lên Triều Tiên - hoặc có khả năng khởi động một cuộc tấn công trước - bộ máy của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng có các lựa chọn để tấn công trở lại gây khó khăn cho Mỹ và Hàn Quốc bằng cách sử dụng các phương tiện hoàn toàn thông thường, giới chuyên gia cảnh báo.
Trong khi các nhà phân tích thường tập trung vào cái gọi là tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, mối đe dọa thực sự lại phát ra từ Triều Tiên dưới hình thức pháo binh hạng nặng và các lực lượng đặc biệt, có thể tàn phá Seoul. Trong trường hợp có một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng mặt đất của Bình Nhưỡng là mối đe dọa lớn nhất đối với Hàn Quốc (ROK) và các lực lượng Mỹ đóng quân ở đó.
"Với 70% lực lượng mặt đất nằm ở phía nam của đường Pyongyang-Wonsan, Triều Tiên đang duy trì tư thế quân sự có khả năng tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ bất cứ lúc nào," sách trắng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc năm 2014 cho biết.
"Đặc biệt, các khẩu pháo tự hành 170 mm và 240 mm MRLS (nhiều hệ thống phóng tên lửa) ở các vị trí phía trước có khả năng gây bất ngờ. Triều Tiên đang phát triển thử nghiệm hê thông phong rocket phong loat (MRL) 300 mm co thê đưa Han Quôc vao pham vi băn quy mô lơn.. "
Ngoài ra, Triều Tiên đã tăng cường lực lượng pháo binh của mình với 122mm hệ thống MLRS kéo ở khu vực ven biển gần bờ Biển Tây và gần tiền tuyến.
Pháo binh của Triều Tiên sẽ được bảo vệ bởi các chiến hào được trang bị kiên cố để tăng cường khả năng sống sót trong các hoạt động chiến đấu.
Theo Han Quôc, quân đôi Triêu Tiên đang vân hanh khoang 8.600 khâu phao va 5.500 MLRS. Triêu Tiên cung tiên hanh hiên đai hoa cac lưc lương boc thep nhưng lưc lương cơ khi hoa không phai la trong tâm chinh phat triên cua chinh quyên Binh Nhương.
Lực lượng pháo binh của Triều Tiên.
"Quá trinh hiên đai hoa trang thiêt bi vân đang tiêp tuc đươc tiên hanh như viêc thay thê T-54 va T-55, cac xe tăng chu lưc cua lưc lương boc thep va cơ khi hoa Triêu Tiên băng cac xe tăng Chonma-ho va Songun-ho", Sach Trăng quôc phong năm 2014 cua Han Quôc viêt.
Han Quôc nhân manh thêm, Triêu Tiên hiên co hơn 4.300 xe tăng cung 2.500 xe thiêt giap.
Ngoai lưc lương phao binh hung hâu, Binh Nhương con đăc biêt quan tâm tơi viêc đao tao cho cac lưc lương đăc nhiêm. Đây mơi la môi đe doa lơn nhât đôi vơi My va Han Quôc.
Theo nguôn tin tư quân đôi My, lưc lương đăc nhiêm Triêu Tiên không chi đươc đao tao tôt ma con đươc trang bi cac loai vu khi tôi tân đê trơ thanh môi đe doa nguy hiêm.
Cũng theo sách trắng quốc phòng Hàn Quốc năm 2014, llương đăc nhiêm Triêu Tiên hiên co khoang 200.000 binh si. Lưc lương đăc nhiêm đươc chia lam nhiêu đơn vi chiên lươc, hoat đông va chiên thuât khac nhau. Nhiêm vu ma lưc lương nay đam nhân cung rât đa dang tư thâm nhâp xuyên biên giơi, tân công cac đơn vi va cơ sơ trong yêu cua đôi phương, am sat cac nhân vât quan trong, gây rôi va tiên hanh chiên tranh lai. Trong đo, qua trinh thâm nhâp xuyên biên giơi đươc tiên hanh qua cac đương hâm dươi long đât đê đi qua khu vưc phi quân sư (DMZ) hay dung tau ngâm, may bay AN-2, trưc thăng va nhiêu phương thưc khac.
Mặc dù phần lớn vũ khí của Triều Tiên bị đánh giá là sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng giới chuyên gia cho rằng trong trường hợp chiến tranh - người Triều Tiên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc và các lực lượng Mỹ đóng quân trên bán đảo.
Theo Danviet
Sự "vắng bóng" khác thường của tên lửa uy lực trong lễ duyệt binh Triều Tiên Việc Triều Tiên không phô diễn sức mạnh của các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất trong lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 9/9 được cho là ẩn chứa những thông điệp nhất định. Các binh sĩ Triều Tiên giơ tay chào khi tiến qua lễ đài tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng trong lễ duyệt...