Vũ khí mới giúp Mỹ hạ “sát thủ diệt hạm” DF-21D Trung Quốc
Một khi được cho phép hoạt động trên tàu sân bay, máy bay không người lái ( UAV) MQ-25A Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của các máy bay F/A-18, cho phép chúng hoạt động hiệu quả với nhiệm vụ tấn công đối phương trong khi tàu sân bay Mỹ vẫn đang ở một khoảng cách an toàn, ngoài tầm ngắm của “sát thủ diệt hạm” DF-21D của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ vừa đặt tên mẫu máy bay không người lái (UAV) hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của mình là MQ-25A Stingray.
Hải quân Mỹ đã theo đuổi một UAV trên tàu sân bay từ năm 2006. Ban đầu, Mỹ muốn thiết kế nó trở thành một mẫy máy bay ném bom tàng hình sau đó thay đổi mục tiêu thành một máy bay tấn công và do thám nhưng đến hiện nay, quyết định cuối cùng sẽ là biến nó thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Mẫu máy bay mô phỏng UAV trên tàu sân bay mới của Mỹ – X47B
Mặc dù tiếp nhiên liệu trên không không phải là điều gì mới mẻ, tuy nhiên một mẫu máy bay tiếp nhiên liệu trên tàu sân bay sẽ cho phép hải quân Mỹ giải quyết được vấn đề nan giải nhất, đó là giúp chiến đấu cơ hoạt động được ở những khu vực bị cấm xâm nhập.
Video đang HOT
Cả Nga và Mỹ đều sở hữu những hệ thống có khả năng cấm lực lượng Mỹ xâm nhập sâu vào trong một khu vực nhất định nhưng Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Mỹ và cho nó thêm cơ hội phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm của đối phương.
Ví dụ, tên lửa chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.300km trong khi máy bay chiến đấu F/A-18 chủ lực trên tàu sân bay Mỹ chỉ có tầm hoạt động khoảng 800km.
Như vậy, nếu muốn F/A-18 tấn công hiệu quả vào các mục tiêu của quân địch, Mỹ phải di chuyển tàu sân bay của mình vào trong tầm bắn của tên lửa chống hạm DF-21D. Điều này là vô cùng nguy hiểm mặc dù tàu sân bay Mỹ vẫn luôn được bảo vệ bởi một mạng lưới tàu khu trục và tàu hộ tống có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm và không đối đất.
Một khi được cho phép hoạt động trên tàu sân bay, Stingray sẽ kéo dài tầm hoạt động của các máy bay F/A-18, cho phép chúng hoạt động hiệu quả trong nhiệm vụ tấn công đối phương trong khi tàu sân bay Mỹ vẫn đang ở một khoảng cách an toàn.
Theo Phó Đô đốc Joshep Mulloy, mẫu UAV mới sẽ có khả năng trinh sát, do thám và tình báo hạn chế, cũng như mang theo cả vũ khí, nhưng nhiệm vụ chính vẫn luôn là tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ rút bớt một số tính năng hiện đại từng định trang bị để tăng cường khả năng sống sót của UAV trước tên lửa đối phương.
Hải quân Mỹ có ý định xin giấy phép sản xuất Stingray trong năm nay và biên chế mẫu máy bay này vào năm 2020.
Theo Danviet
Sắp có máy bay tiếp nhiên liệu đầu tiên do Nga chế tạo
Giám đốc thiết kế công ty hàng không Ilyushin, ông Nikolai Talikov vừa tiết lộ với Sputniknews rằng, máy bay tiếp dầu nhiên liệu mới IL-78M-90A chuẩn bị được giới thiệu và bay thử vào năm 2016.
"Chúng tôi đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để chuẩn bị đưa IL-78M-90A ra mắt và bay thử ngay trong năm 2016", ông Talikov nói vào hôm 24-3.
Hiện nay, IL-78M-90A đang được xây dựng ở thành phố Ulyanovsk của Nga. IL-78M-90A là chiếc máy bay tiếp nhiên liệu đầu tiên được Nga chế tạo, thế hệ IL-78 cũ do Liên-xô thiết kế nhưng lại được sản xuất ở Uzerbekistan.
Máy bay IL-78 của không quân Nga
Tập đoàn hàng không thống nhất Nga (UAC), công ty mẹ của Ilyushin, từng hy vọng không quân Nga sẽ mua 31 chiếc IL-78 tuy nhiên kế hoạch này đã bị hủy bỏ và thay vào đó là chương trình phát triển máy bay tiếp nhiên liệu IL-78M-90A.
Biến thể máy bay tiếp liệu IL-78M-90A được phát triển dựa trên khung máy bay cơ sở của máy bay vận tải chiến lược thế hệ mới IL-76MD-90A.
IL-78M-90A sử dụng 4 động cơ PS-90A-76 tương tự như trên IL-76MD-90A với công suất mỗi chiếc có thể lên đến 16.000 kgf. Dòng động cơ mới này cho tiết kiệm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu so với dòng động cơ phản lực D-30KP chiếc IL-78 do Liên-xô chế tạo. Ngoài ra, IL-78M-90A cũng được trang bị thêm hai bồn chứa nhiên liệu phụ giúp tăng đáng kể số nhiên liệu nó có thể mang theo.
IL-78M-90A có thể tiếp nhiên liệu từ phía sau đuôi máy bay hoặc từ hai bên cánh và có thể tiếp cùng lúc 3 chiếc máy bay. Nga đang có kế hoạch biến IL-78M-90A thành chiếc máy bay tiếp dầu chủ lực cho phi đội máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay đặc chủng khác.
Theo Danviet
Máy bay ném bom Mỹ có thể ở cả giờ trong không phận Trung Quốc Theo tờ tin tức hàng không TQ, với bán kính chiến đấu từ 3.200 - 4.000 km, máy bay ném bom tàng hình mới của không lực Mỹ - máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-3, có khả năng bay trong không phận TQ một giờ đồng hồ. Loại máy bay mới này được thiết kế với mục tiêu có thể...