‘Vũ khí’ mới giúp các cặp đôi chuyển phôi thất bại nhiều lần cán đích thành công
Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung kết hợp với phác đồ điều trị chuyên biệt đã đem lại nhiều hy vọng cho các bà mẹ từng nhiều lần thất bại chuyển phôi khi làm thụ tinh ống nghiệm (IVF).
Tại Việt Nam, phương pháp này lần đầu tiên đã được Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.
Tình trạng rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi là một nguyên nhân gây thất bại chuyển phôi được các nhà khoa học đề cập mới đây
Rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung: “kẻ thù” của thụ tinh trong ống nghiệm
Trong thụ tinh trong ống nghiệm, có nhiều nguyên nhân dẫn tới không đậu thai: Chất lượng phôi không cao, dính buồng tử cung, niêm mạc mỏng, nhân xơ dưới niêm mạc… Các nhà khoa học đã đề cập tới một nguyên nhân nữa là rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi.
Rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung và tác động tới kết quả thụ tinh ống nghiệm lần đầu tiên được đề cập năm 1983 bởi BS Nathalie Lédée – Giám đốc Matrice Lab, ( một labo hàng đầu về miễn dịch trong Hỗ trợ sinh sản tại Paris, Pháp) và các cộng sự. Theo nghiên cứu, quá trình tiếp nhận phôi của người mẹ xảy ra nhờ khả năng điều hoà miễn dịch tại chỗ của niêm mạc tử cung, thông qua hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào uNK, lympho bào, cytokine. Khi niêm mạc tử cung bị rối loạn các yếu tố miễn dịch phôi sẽ không bám dính được vào niêm mạc tử cung, gây thải loại phôi, khiến quá trình chuyển phôi thất bại.
BS Jean Clement Sage – chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp (trái) đã hỗ trợ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec tiếp cận với phương pháp xét nghiệm rối loạn miễn dịch cho các trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần
Video đang HOT
Nhóm chuyên gia Matrice Lab đã so sánh miễn dịch giữa nhóm các bà mẹ có thai sau lần chuyển phôi đầu tiên với các trường hợp IVF nhiều lần chưa đậu thai. Kết quả cho thấy có khác biệt rõ rệt về yếu tố miễn dịch ở niêm mạc tử cung. Ở nhóm thất bại chuyển phôi trên 2 lần, niêm mạc tử cung người mẹ có hệ miễn dịch hoặc suy giảm hoặc hoạt động quá mức. Trên cơ sở xác định nguyên nhân IVF thất bại do rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ riêng biệt cho lần thụ tinh tiếp theo. Khi đó, tỉ lệ có thai cải thiện đáng kể trên nhóm này.
Lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam: Kết quả khả quan
Chứng kiến thất vọng của không ít cặp vợ chồng thất bại chuyển phôi nhiều lần, các bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City không ngừng trăn trở, tìm được “manh mối” cho hiện tượng phôi không làm tổ dù quá trình chuẩn bị rất tốt. Do đó, ngay khi tiếp cận được với Matrice Lab, Vinmec đã quyết tâm sớm đưa kỹ thuật này về Việt Nam.
Được sự hỗ trợ của BS Jean Clement Sage – chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec đã lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp này vào năm 2016 và thành công với nhiều bà mẹ từng chuyển phôi 4, 5 lần không đậu thai.
Cùng với kỹ thuật chẩn đoán rối loạn miễn dịch tại chỗ, Vinmec đã áp dụng thành công các kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn tiên tiến giúp cải thiện tỉ lệ thành công IVF
Để có những cơ sở tin cậy áp dụng rộng rãi, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn miễn dịch tại chỗ trên 100 trường hợp thất bại chuyển phôi trung bình 4 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% trường hợp thất bại chuyển phôi trên 2 lần có rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung. Khi có kết quả chẩn đoán, bà mẹ được điều trị theo phương pháp cá thể hóa theo khuyến nghị của Matrice Lab. Ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên tiếp theo, 41.3% bà mẹ đã có thai và thai phát triển bình thường. Đến lần chuyển phôi thứ 3 bằng phác đồ riêng biệt, tỉ lệ đậu thai đã lên tới 52.2%. Từ 2016 đến nay, đã có 20 em bé ra đời nhờ giải pháp đặc biệt này – đưa tỉ lệ thành công tại Vinmec tương đương với thành công ở Matrice Lab (Pháp).
Tỉ lệ thành công IVF nói chung ở Việt Nam và trên thế giới thường ở mức 35 – 40%. Do đó, kết quả vượt trội nói trên đã gây sự chú ý đặc biệt khi lần đầu tiên Vinmec công bố kết quả đề tài nghiên cứu “ Đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung: Triển vọng mới cho bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần” tại Hội thảo IVF Experts Meeting lần 15 tại Đà Nẵng tháng 8/2019.
“ Điều trị hiếm muộn đòi hỏi phác đồ cá thể hóa, bởi mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau từ tuổi của người vợ, thời gian và nguyên nhân chậm con … Phác đồ cho các trường hợp rối loạn miễn dịch còn điều trị cá thể ở mức độ cao hơn nữa, nên sẽ tăng khả năng mang thai cho người vợ. Điều đó lý giải tỉ lệ thành công đã tăng lên vượt trội khi điều trị chuyên biệt“- BS Tô Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City nhấn mạnh.
Theo TS.BS Tô Minh Hương, rối loạn miễn dịch không tùy thuộc vào độ tuổi người mẹ hay thời gian hiếm muộn. Do đó, khi đã chuyển phôi trên 2 lần thất bại, các cặp vợ chồng nên tiếp cận sớm với xét nghiệm này để nếu có chẩn đoán sẽ được điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian mong con.
Cùng với kỹ thuật chẩn đoán rối loạn miễn dịch tại chỗ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã áp dụng thành công các kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn tiên tiến giúp cải thiện tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi, đông trữ noãn, đông phôi, đông tinh bảo tồn sinh sản… Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thành công trong 2 lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam như hỗ trợ các cặp vợ chồng có mang gen thiếu máu tán huyết (Thalassemia) sinh con khoẻ mạnh; đông mô buồng trứng cho bệnh nhân ung thư tử cung di căn…
Để điều trị bằng xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch tại chỗ kết hợp với phác đồ chuyên biệt, bà mẹ phải:
Thực hiện thụ tinh ống nghiệm trước để có phôi đông lạnh, gửi phôi trước khi xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung.Xét nghiệm và sinh thiết niêm mạc tử cung: Cần lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và gửi mẫu để thực hiện sinh thiết tại Matrice Lab (Pháp), kết quả nhận được sau 2 tuần.Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, mẹ sẽ được điều trị với phác đồ điều trị riêng biệt theo khuyến cáo của Matrice Lab trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.
Xét nghiệm này có giá trị trong 6 tháng, hoặc khi chưa thành công với phác đồ thì sau 1-2 lần chuyển phôi phải sinh thiết lại, để tiếp tục điều chỉnh, có thể là phác đồ cá thể hóa hơn nữa.
Theo Tiền phong
Chăm sóc thai kỳ sau thụ tinh trong ống nghiệm
Bà bầu không nên nằm yên một chỗ, trường hợp có dấu hiệu dọa sảy hoặc sinh non, bác sĩ mới chỉ định nghỉ ngơi tại giường.
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết trong chu kỳ thai tự nhiên, phôi sẽ phát triển và di chuyển từ vòi trứng vào buồng tử cung để làm tổ. Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, phôi sẽ được nuôi cấy trong ống nghiệm và chuyển vào buồng tử cung khi phôi được 2,3,5 hoặc thậm chí 6 ngày tuổi. Đến thời điểm phôi làm tổ thì niêm mạc tử cung và phôi được chuẩn bị trong thụ tinh ống nghiệm không khác nhiều so với tự nhiên.
Bác sĩ thực hiện chuyển phôi tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau, thai của thụ tinh trong ống nghiệm cần giữ rất kỹ, thậm chí phải nằm một chỗ. Theo bác sĩ Mỹ, khi thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp đôi phải tốn chi phí lớn và mang áp lực nặng nề, đặc biệt với những cặp vợ chồng mong con quá lâu hoặc bị áp lực lớn từ gia đình. Nhiều người phải bán tài sản, vay tiền khắp nơi để chạy chữa.
"Dù thấu hiểu các áp lực nhưng chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể", bác sĩ Mỹ chia sẻ. Sau khi chuyển phôi, nên đi lại nhẹ nhàng, bình thường, chỉ tránh những vận động nặng và tránh leo cầu thang nhiều.
Bác sĩ Mỹ nhấn mạnh, tuyệt đối không nên nằm yên một chỗ như các mẹ truyền tai nhau vì nó không làm tăng tỷ lệ có thai mà theo nghiên cứu, điều này còn làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, tăng nguy cơ huyết khối, thậm chí giảm tỷ lệ có thai.
Việc nằm yên một chỗ dễ gây stress, khó chịu, dẫn đến sản sinh những hóa chất trung gian làm cản trở quá trình làm tổ của phôi, gây khó đậu thai, tăng nguy cơ dọa sảy. Chỉ những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy hoặc sinh non như đau bụng dưới cơn, ra huyết âm đạo mới có chỉ định nằm nghỉ ngơi tại giường. Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể nên vận động hay nghỉ ngơi hợp lý.
Bác sĩ Mỹ khuyến cáo, sau chuyển phôi khi thụ tinh trong ống nghiệm, phải sử dụng thuốc hỗ trợ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay thay thuốc. Khi có thai 12 tuần đầu, thai phụ thường được hẹn thăm khám sát sao hơn, cách một tuần hoặc hai tuần tùy tuổi thai. Sau mốc 12 tuần thường được hẹn lịch thăm khám theo quy trình khám thai giống thai tự nhiên.
Chi phí cho một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 70-90 triệu đồng. Một chu kỳ làm thụ tinh trong ống nghiệm có thể tạo được nhiều phôi, phôi đó chuyển một lần không hết sẽ được bảo quản trữ đông lại. Tỷ lệ thành công trung bình ở các trung tâm tại Việt Nam khoảng 45-50% và với những chu kỳ chuyển phôi trữ, tỷ lệ có thể lên đến 60%.
Lê Phương
Theo VNE
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt và đau bụng kinh Dù đã được giáo dục từ nhỏ về kinh nguyệt và đau bụng kinh nhưng đây là vẫn là mối quan tâm của phụ nữ. Cùng giải đáp những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt. Kinh nguyệt và đau bụng kinh là mối quan tâm của phần lớn phụ nữ Chu kỳ kinh nguyệt là đặc quyền cũng là nỗi khổ của...