“Vũ khí mới” cực uy lực Mỹ có thể dùng để “nắn gân” Trung Quốc
Theo nhà phân tích chính sách đối ngoại Ấn Độ Amrita Dhillon, căng thẳng Trung-Ấn rõ ràng có lợi cho Mỹ và Washington có thể sử dụng tranh chấp Ladakh giữa Ấn Độ và Trung Quốc để gây áp lực lên Bắc Kinh.
Binh lính Ấn Độ nghỉ ngơi cạnh khẩu pháo trước khi di chuyển tới Ladakh ngày 16/6. (Ảnh: Reuters)
Tình hình ở Đông Ladakh vẫn rất căng thẳng do quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng cảnh giác cao độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) kể từ hồi tháng 5.
Đối đầu Trung-Ấn tại LAC bắt đầu vào ngày 5/5 trên bờ phía bắc của Hồ Pangong trên dãy Himalaya và sau đó leo thang thành một cuộc ẩu đả đẫm máu giữa lính biên phòng 2 bên vào giữa tháng 6 khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng ở Thung lũng Galwan.
Căng thẳng ở LAC vốn được đánh giá ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề ổn định khu vực và bất cứ sự leo thang nào trong khu vực có thể bị các cường quốc bên ngoài lợi dụng cho các mục đích địa chính trị.
Theo ông Dhillon, căng thẳng Trung-Ấn hiện rõ ràng có lợi cho Washington vì những lý do sau:
Video đang HOT
Đầu tiên, nó sẽ giúp Mỹ thực hiện chính sách của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hiện được đặt tên là “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, cho phép Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc và Triều Tiên.
Thứ 2, nó sẽ cho phép Mỹ duy trì quyền kiểm soát đối với Trung Quốc mà không cần trang bị nhiều nguồn lực trong khu vực.
RAND, một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng của Mỹ gần đây đã đưa ra suy đoán về việc chuyển đổi Đối thoại An ninh Tứ giác viết tắt là Quad – một khuôn khổ an ninh phi chính thức do Mỹ hậu thuẫn (thành viên bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ) thành một liên minh chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ được coi là thành viên chủ chốt của Quad.
Ngoài Mỹ, ông Dhillon cho rằng, Pakistan cũng là nước hưởng lợi lớn từ căng thẳng Trung-Ấn.
Núi "ăn thịt người": Điểm mấu chốt khiến binh sĩ TQ "bó tay" ở biên giới Ấn Độ?
Hàng chục nghìn binh sĩ Trung - Ấn đã đổ về những điểm nóng tranh chấp tại Đường kiểm soát thực tế (LAC), không bên nào chịu lùi bước cho dù mới đây, Ngoại trưởng hai nước đã nhất trí tìm cách tháo gỡ căng thẳng.
Những ngọn núi cao ở LAC - vị trí then chốt cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn chiếm (ảnh: SCMP)
Tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên bố, nước này sẽ bảo vệ "toàn vẹn lãnh thổ với bất cứ giá nào". Đề cập tới vụ đụng độ hôm 15.6, ông Rajnath Singh cho rằng, quân đội Trung Quốc cũng phải chịu "thương vong nặng nề".
Cuộc đối đầu ở LAC giữa hai quốc gia láng giềng có diện tích, dân số "khủng" cùng với vũ khí hạt nhân đang khiến giới quan sát lo ngại.
Khu vực hồ Pangong - có diện tích tương đương với Singapore - đang là nơi quân đội Trung - Ấn tập trung quân đông nhất. Ấn Độ tuyên bố đã chiếm được quyền kiểm soát nhiều cao điểm then chốt ở nơi này, trong khi quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức giành lại mà không thành.
"Ấn Độ cần giành được lợi thế để buộc Trung Quốc nhường bước trên bàn đàm phán. Đó là những gì chúng tôi cần", một sĩ quan quân đội Ấn Độ ở LAC giấu tên nói.
Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn từ chính phủ cho biết, ở nhiều địa điểm thuộc khu vực Ladakh, binh sĩ hai nước chỉ đứng cách nhau vài trăm mét và "trừng mắt" về phía đối phương, đề phòng bị tấn công trước.
"Núi ở Ladakh là những ngọn núi 'biết ăn thịt người'. Nhưng chúng cũng là những cao điểm then chốt cần phải chiếm trong mọi cuộc chiến tranh biên giới", sĩ quan Ấn Độ giấu tên nói về sự nguy hiểm ở LAC.
Các chuyên gia quân sự cho biết, việc tăng cường xây dựng các tuyến đường bộ, sân bay mới trong vài năm gần đây giúp cả Ấn Độ và Trung Quốc chuyển quân tới LAC cực nhanh.
Quân đội Ấn Độ cho hay, những hàng rào họ lập ra tại các tiền đồn mới đóng là "không thể xuyên thủng".
"Vô cùng khó để tấn công một đồn quân sự đóng trên cao. Bạn làm gì để tấn công ai đó đang trên tầng thứ 30 của một tòa tháp? Hỏa lực trên cao trút xuống là vô cùng dữ dội", Sanjay Kulkarni - Trung tướng quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu - nhận xét.
Tấn công một đồn quân sự trên cao ở LAC sẽ thiệt hại rất lớn, cựu tướng Ấn Độ nhận xét (ảnh: India Today)
Năm 1984, ông Kulkarni đã dẫn đầu một chiến dịch quân sự của Ấn Độ, chiếm lại sông băng Siachen ở độ cao 6.700 mét - nơi được coi là chiến trường cao nhất hành tinh. Cuộc giằng co giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở LAC đang diễn ra ở độ cao khoảng 5.000m.
"Leo lên đánh chiếm một đồn đóng trên cao khi đối thủ của bạn có tầm nhìn, có hỏa lực là đi tự sát. Ở độ cao như vậy, chỉ thở thông thường thôi cũng khó khăn chứ đừng nói phải leo núi với tốc độ cao. Trong khi đó, địch bên trên cứ ung dung trút đạn xuống như mưa", ông Kulkarni nói.
Theo ông Kulkarni, ngoài những khó khăn nói trên, muốn tấn công một đồn hiểm yếu đóng trên cao, lực lượng được điều tới phải thực sự áp đảo.
"Nếu bạn muốn chiếm một cao điểm, nguyên tắc là phải dùng 9 người hạ 1 người. Dùng pháo bắn từ dưới lên cũng gần như vô vọng. Không khí lạnh và tầm nhìn kém khiến việc nhắm bắn trúng mục tiêu từ dưới lên trên rất khó khăn. Chiến đấu cơ ở LAC cũng chỉ dám hoạt động 50% hiệu suất mà thôi", ông Kulkarni phân tích.
Vì sao quân đội TQ "bằng mọi giá" chiếm lại bằng được các cao điểm Ấn Độ đang kiểm soát? Hôm 8.9, nguồn tin của India Today cho biết, quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ tầm xa J-20 cùng một số khí tài hạng nặng khác đến một căn cứ quân sự phía Đông Ladakh. Tình hình tại biên giới Trung - Ấn đang tiếp tục căng thẳng sau vụ binh sĩ hai bên nổ súng về phía nhau....