Vũ khí mạnh nhất của Mỹ đã hiện diện tại Hàn Quốc
Sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm bom nhiệt hạch hôm 6/1, Mỹ đã triển khai dàn vũ khí hạng nhất của mình đến khu vực này.
Ngày 22/1, hãng tin KBS trích lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, các loại vũ khí chiến lược của Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập trận song phương Key Resolve với Hàn Quốc vào tháng 3/2016, sau đó, Mỹ sẽ điều thêm đến đây máy bay ném bom chiến lược B-2 vào tháng tiếp theo đó.
Như vậy, B-2 sẽ là vũ khí chiến lược hạng nặng tiếp theo sẽ được Mỹ triển khai đến bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nhiệt hạch hồi đầu tháng 1/2016.
Đáp trả động thái của Bình Nhưỡng, Mỹ đã điều máy bay ném bom chiến lược B-52 và cân nhắc điều tàu sân bay hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân đến trấn an đồng minh Hàn Quốc.
Video đang HOT
Cơ quan thông tấn Hàn Quốc Renhap cho biết, Bộ quốc phòng Mỹ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 đến Hàn Quốc. Theo Renhap, chiếc máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân này được điều động từ căn cứ không quân Andersen của Mỹ, đóng trên đảo Guam ở Thái Bình Dương và đã bay vào không phận Hàn Quốc, tại khu vực thành phố Osan, tỉnh Gyeonggi từ trưa ngày 10/1.
Hãng tin Renhap cho rằng, đây được coi là động thái trả đũa thứ hai từ phía nam bán đảo kể từ khi Bình Nhưỡng công bố thử nghiệm bom khinh khí. Biện pháp đầu tiên được Seoul tiến hành là khôi phục hoạt động của các dàn loa phóng thanh hàng trăm chiếc dọc biên giới giữa hai nước.
Ngay sau đó, cũng hãng tin này tiếp tục cho bết rằng, Mỹ có thể tiếp tục điều động thêm tàu sân bay hạt nhân CVN-76 USS Ronald Reagan tới Hàn Quốc. Hiện hàng không mẫu hạm này đang neo đậu tại cảng Yokosuka, Nhật Bản – căn cứ chính của Hạm đội 7 – Mỹ.
Được biết, Hàn Quốc đã lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn “Key Resolve” (“Giải pháp then chốt”) vào đầu tháng tới, còn đến tháng 3 là cuộc tập trận chung “Toksuri-Foal Eagle” (“Đại bàng non”). Bình Nhưỡng coi những hoạt động này là sự tập dượt cho cuộc chiến tranh chống lại Triều Tiên.
Theo Renhap, việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên rất có thể sẽ là một lý do buộc Mỹ-Hàn phải hoãn tập trận quân sự nhưng Bình Nhưỡng sẽ nhận được “tín hiệu cảnh báo” bằng sự xuất hiện ở vùng bờ biển Hàn Quốc của tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan.
Hồi tháng 10/2015, tàu sân bay này đã được điều động tham gia cuộc tập trận hải quân ở Hàn Quốc. Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan thuộc lớp tàu sân bay khổng lồ Nimitz, có khả năng mang theo gần 80 máy bay chiến đấu, với biên chế khoảng 5.400 người.
Được biết, rất có thể Mỹ cũng sẽ điều thêm các tàu ngầm hạt nhân đến vùng biển khu vực bán đảo Triều Tiên nhằm “dằn mặt” Bình Nhưỡng, đồng thời trấn an đồng minh Seoul. Đây là hành động mà Lầu Năm Góc thường làm, mỗi khi tình hình bán đảo này trở nên căng thẳng.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Máy bay ném bom chiến lược PAK DA của Nga cất cánh sớm hơn dự kiến
Ngày 24-1-2016, Tư lệnh lực lượng không quân và vũ trụ Nga Viktor Bondarev cho biết, chương trình phát triển dòng máy bay ném bom chiến lược PAK DA đang diễn ra rất tốt đẹp và nguyên mẫu đầu tiên của nó dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trước năm 2021.
"Công việc phát triển máy bay PAK DA đang được tiến hành và tiến độ đang theo đúng kế hoạch của chúng tôi. Nhiệm vụ vẫn là phát triển nguyên mẫu để tiến hành những chuyến bay đầu tiên trước năm 2021, nhưng nếu mọi việc tiếp tục diễn ra theo tiến độ hiện tại, nó sẽ cất cánh thậm chí còn sớm hơn", Đại tướng Bondarev khẳng định.
Tổ hợp hàng không tầm xa tương lai (PAK DA) là một thiết kế máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo. Dự án này hiện đang được Cục thiết kế hàng không Tupolev phát triển.
Dự án PAK DA được triển khai từ năm 2009. Quân đội Nga dự kiến sẽ tiếp nhận một mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất để thay thế các mẫu máy bay ném bom chiến lược hiện tại: Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3.
Mô hình máy bay ném bom PAK DA của Nga
PAK DA sẽ là một dự án độc nhất trong lịch sử hàng không Nga vì nó sẽ là một dòng máy bay "cánh bay" (cánh liền thân hay không có thân riêng biệt), một thiết kế chưa từng được các kỹ sư hàng không Nga sử dụng. Chúng sẽ bay ở tốc độ dưới âm và sải cánh rộng và những đặc điểm về thiết kế sẽ giúp máy bay giảm được nguy cơ bị radar phát hiện.
Trước đó, Tư lệnh lực lượng không quân tầm xa Nga, Trung tướng Anatoly Zhiharev nói về PAK DA rằng: "Đây là một máy bay cơ bản mới với một hệ thống quan sát và định vị mới. Máy bay này sẽ được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và tác chiến điện tử mới, và sẽ có khả năng tránh được sự phát hiện của radar".
Dòng máy bay ném bom này sẽ có thể thiết lập được một đường bay mà không cần có sự giúp đỡ của các tín hiệu vệ tinh, nhờ vào hệ thống định vị bên trong thân máy bay. Hệ thống này sẽ xác định đường bay và tốc độ của máy bay dựa vào các thiết bị thu thập dữ liệu chính xác cao.
Theo_An ninh thủ đô
Nga triển khai 9 máy bay ném bom nâng cấp mới Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiếp nhận 9 máy bay ném bom chiến lược nâng cấp trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga - Tướng Valery Gerasimov đưa ra hôm qua (23/1) "Hỗ trợ lực lượng tên lửa chiến lược là ưu tiên của chúng ta. Công việc này được tiến...