Vũ khí lạc hậu, vì đâu Triều Tiên tuyên bố mạnh?
Hôm 1/11, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi viếng mộ 30 binh lính Triều Tiên hi sinh. Nguyên nhân của việc hi sinh này có thể do tàu chiến Triều Tiên quá cũ.
Liên tiếp hai tàu chiến tự chìm
Yonhap ngày 3/11 đăng tải bức ảnh được phát hành bởi Thông tấn xã Triều Tiên KCNA hôm 1/11 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới viếng mộ những người lính hải quân Triều Tiên hy sinh trong một nhiệm vụ quân sự trong tháng 10 vừa qua.
Nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc số ra ngày 4/11 dẫn một nguồn tin quân đội nước này cho biết tháng trước, hai tàu của quân đội Triều Tiên đã chìm trong một cuộc tập trận trên biển, làm hàng chục thủy thủ thiệt mạng.
Theo Chosun Ilbo, hai tàu trên chìm ở vùng biển gần cảng Wonsan, miền Đông Triều Tiên, chỉ cách nhau vài ngày hồi trung tuần tháng Mười.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un viếng mộ những người lính hải quân thiệt mạng hôm 13/10.
Tuy nhiên, chưa rõ nguyên nhân chìm tàu cũng như con số chính xác thủy thủ thiệt mạng. Báo trên cho biết quân đội Hàn Quốc đã phát hiện các nỗ lực trục vớt tàu của hải quân Triều Tiên qua các hoạt động trinh sát.
Cũng theo nguồn tin này, hai tàu trên là một tàu săn ngầm lớp Hải Nam trọng tải 375 tấn và một tàu tuần tra trọng tải 100-200 tấn. Nguồn tin cho biết: “Chiếc tàu săn ngầm chìm có lẽ vì quá cũ. Nó được đóng tại Trung Quốc vào những năm 1960 và miền Bắc mua tàu này vào giữa những năm 1970″.
Sự cũ kỹ của vũ khí Triều Tiên
Về con số đơn thuần, quân đội Triều Tiên trông rất hùng mạnh, lớn hơn nhiều so với Hàn Quốc cả về nhân sự và thiết bị. Triều Tiên có 1,2 triệu quân (không tính 7,7 triệu quân dự bị), so với con số 640.000 của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Triều Tiên có khoảng 12.000 khẩu pháo, trong đó nhiều khẩu được bố trí gần biên giới. Không quân Triều Tiên có hơn 820 máy bay chiến đấu phản lực, Năng lực tàu ngầm của Triều Tiên cũng đáng kể, với số lượng ước tính 92 chiếc. Ngoài ra, Triều Tiên có 4.200 xe tăng và xe thiết giáp.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1985 do Triều Tiên phát triển từ những năm 1980
Tuy nhiên, việc duy trì lực lượng quân đội đáng kể như vậy cho thấy Triều Tiên phải đối mặt với một nguồn ngân sách khổng lồ, quá mức với nền kinh tế còn lạc hậu của quốc gia này. Bằng chứng cho thấy, Triều Tiên thường xuyên rơi vào nạn đói, không ít lần phải vay mượn lương thực từ Mông Cổ, và thường xuyên nhận viện trợ từ Trung Quốc.
Chính sự kém phát triển của nền kinh tế khiến cho việc duy trì bảo dưỡng trang thiết bị, khí tài quân sự của Triều Tiên bị bê trễ. Trong số 92 chiếc chiến đấu cơ của không quân Triều Tiên, quá nửa là máy bay cũ kỹ từ thời thế chiến hai hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc. Trong số 40 chiếc MIG-21 được Triều Tiên mua của Kazakhstan năm 1990, mỗi năm chỉ có khoảng 12 giờ bay, rất nhiều trong số đó trong tình trạng không đủ điều kiện chiến đấu, thậm chí cất cánh.
92 chiếc tàu ngầm của hải quân Triều Tiên là số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tuy nhiên, còn bao nhiêu trong số đó có khả năng hoạt động, thì chỉ giới chức quân sự ở phía Bắc mới có thể biết. Lực lượng tàu chiến của Triều Tiên càng không được đầu tư bảo quản. Và sự việc chìm tàu vừa qua đã là tiếng chuông cảnh báo cho giới chức nước này về việc những vũ khí xuống cấp đang không đủ sức làm tròn vai trò của nó.
Sức mạnh quân sự cơ bản của Triều Tiên sẽ có sức nặng khi đặt những con số để tính toán. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh một lần nữa, những khí tài này sẽ khiến quân đội phía Bắc gặp nhiều bất lợi.
Kim Jong-un thị sát lực lượng hải quân
Vì đâu Triều Tiên tuyên bố mạnh?
Sự bất lợi về mặt thua kém công nghệ vũ khí với miền Nam không phải những nhà lãnh đạo Triều Tiên không hiểu. Và từ đó, họ đã có những bước đi khôn ngoan hơn.
Không ít lần Triều Tiên có những hành động khiêu khích quân sự với Hàn Quốc. Đặc biệt hơn, Nhật Bản cũng bị rơi vào tầm ngắm hận thù của Triều Tiên vì là đồng minh thân cận của Mỹ.
Bắc Triều Tiên cũng thường xuyên gửi những thông điệp đe dọa đến nước Mỹ – cường quốc có nền kinh tế, quốc phòng số 1 thế giới. Trong trung tuần tháng 10/2013, chỉ trong vòng 1 tuần, Triều Tiên đã hai lần đe dọa “vùi dập nước Mỹ”nếu cường quốc này không thay đổi quan điểm về vấn đề bán đảo Triều Tiên và gỡ bỏ những lệnh trừng phạt, cấm vận với miền Bắc.
Những lời tuyên bố “rắn” này không phải là nói suông khi hôm 29/10, trang mạng 38 North của Viện Nghiên cứu Mỹ – Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins, đăng tải những bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi đầu tháng này liên quan tới quá trình xây dựng tầng thứ 2 của một bệ phóng di động tại bãi phóng tên lửa Sohae. Và những chuyên gia của Viện Nghiên cứu này cho rằng Triều Tiên đang phát triển một hệ thống tên lửa có khả năng vươn tới lãnh thổ của Mỹ.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh khu phóng tên lửa thế hệ mới đang xây dựng của Triều Tiên
Việc Triều Tiên tự tin thách thức trong khi sức mạnh quân sự cơ bản giảm sút có thể được hiểu do quốc gia này có một nước cờ khôn ngoan. Thay vì nuôi một lực lượng lạc hậu, đông đảo, Triều Tiên dốc công sức, tiền của và tận dụng triệt để sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhằm phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của mình.
Theo nhiều báo cáo của Mỹ, Hàn, hiện Triều Tiên đã có máy ly tâm và tự sản xuất được vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, CHDCND Triều Tiên có ít nhất 1.000 quả tên lửa các loại, trong đó có nhiều tên lửa tầm trung, một số có thể bay xa hơn 3.000 km, tới cả lãnh thổ Guam và vùng Alaska thuộc Mỹ. Tên lửa Musudan của Triều Tiên có tầm bắn 3.000-4.000km, còn tên lửa Taepodong-2 có tầm bắn 6.000km.
Với hệ thống tên lửa này, Triều Tiên hoàn toàn có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Quả thực, Triều Tiên lạc hậu, cũ kỹ, nhưng Triều Tiên luôn đầy bí ẩn và tiềm tàng nguy hiểm trong con mắt của người Mỹ.
Theo Đất Việt
Giới chức Mỹ lại "sục sôi" với Trung Quốc vì biển đảo
" Những yêu sách về hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông rất đáng ngờ và mưu đồ lớn hơn của Trung Quốc cần phải được ngăn chặn để bảo vệ hòa bình trong khu vực". Đó là tuyên bố vừa được ông Dana Rohrabacher - Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đưa ra hôm 30/10.
Ảnh minh họa
Phát biểu tại phiên điều trần của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về một loạt mối đe dọa hàng hải và địa lý khác từ Trung Quốc, ông Rohrabacher - một nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đến từ bang California - cho rằng, chiến lược lâu dài được chuẩn bị chu đáo của Bắc Kinh là nhằm bành trướng, khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.
Theo lời Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ là vô nghĩa nếu Mỹ không thực sự hiểu rõ mối đe dọa trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, ông Richard Fisher - một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, trong phát biểu trước buổi điều trần đã bày tỏ sự lo ngại rằng, việc Trung Quốc dùng sức ép về mặt quân sự để theo đuổi những yêu sách về hàng hải đang ngày càng làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và theo đó gia tăng các hoạt động dọa dẫm, uy hiếp các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ bạn bè và từ đó làm suy giảm tính đáng tin cậy của những cam kết của Mỹ đối với khu vực, ông Fisher nhận định.
Nhật Bản hiện tại gần như liên tục ở trong tình trạng đối đầu phi bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc vì tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tuy nhiên, chưa lúc nào mà khả năng bùng phát một cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á lại cao như thời điểm này. Trong khi đó, Philippines đang bị các lực lượng Trung Quốc đẩy ra khỏi khu vực bên trong và ngoài Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), ông Fisher cho biết thêm.
Ông Steven Mosher - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số - một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, cho rằng, chỉ có sự tồn tại tiếp tục của Hạm đội Thứ 7 của Mỹ ở Nhật Bản mới có thể kiềm chế được Trung Quốc. Nếu không có Hạm đội Thứ 7, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chiếm đóng những quần đảo còn lại ở Biển Đông bằng vũ lực. Trung Quốc sau đó có thể yêu cầu các tàu thuyền phải xin phép họ trước khi đi qua lại các vùng lãnh hải mà họ gọi là "vùng biển nội địa", ông Mosher cho hay.
Kiệt Linh - (theo Philippine Star)
Theo_VnMedia
Đài Loan đáp trả Trung Quốc bằng sát thủ săn ngầm Đài Loan hôm 31/10 đã trình làng máy bay săn tàu ngầm tầm xa đầu tiên của hòn đảo này, vài ngày sau khi Bắc Kinh khoe hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự đang ngày càng mở rộng của mình. Dân Trí đưa nguồn AFP cho biết, quân đội Đài Loan đã giới thiệu Lockheed P-3C...