Vũ khí Israel đánh bại Nga, Mỹ ở Ấn Độ
Bộ quốc phòng Ấn Độ sẽ chi 520 triệu USD để mua 8.000 tên lửa chống tăng có điều khiển Spike từ Israel.
Tờ The Guardian đưa tin, Bộ quốc phòng Ấn Độ đã quyết định lựa chọn mua 8.000 tên lửa chống tăng có điều khiển Spike (gồm cả bệ phóng) của Israel, thay vì mua các tên lửa chống tăng Javelin từ Mỹ. Tổng giá trị hợp đồng ước tính 520 triệu USD.
Ấn Độ cũng đang cân nhắc việc giao cho Israel hợp đồng nâng cấp hoặc chuyển đổi các máy bay cảnh báo sớm của nước này. Nếu hợp đồng trên thành hiện thực ước tính nó sẽ có giá trị khoảng 1 tỷ USD và sẽ là chiến thằng lớn nhất từ trước đến nay của ngành công nghiệp quốc phòng Israel tại quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới này.
Trước đây, Ấn Độ là thị trường truyền thống của Nga, rồi sau đó tới Mỹ. Và có lẽ Israel sẽ là cái tên thứ 3 giành được thị trường màu mỡ này.
Tên lửa chống tăng Spike đã nhanh chóng loại tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ ra khỏi cuộc đua tại Ấn Độ.
Một động thái khác là vào tháng 7 vừa rồi Bộ trưởng quốc phòng của Ấn Độ cũng đã đến thăm Israel để bàn thêm về các chương trình hợp tác quốc phòng giữa hai nước, trong đó có đề cập tới việc hỗ trợ phát triển công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Trong những năm gần đây, Israel được coi là một trong những quốc gia có nguồn thu lớn từ việc bán vũ khí cho các nước nước châu Á với giá trị lợi nhuận lên tới 3,9 tỷ USD trong năm 2013.
Bên cạnh đó Israel còn có mối quan hệ an ninh rộng rãi với Ấn Độ và được coi là một nhà cung cấp vũ khí lớn sang một số nước Nam Á. Số lượng các văn phòng đại diện của các công ty quốc phòng Israel tại Ấn Độ chỉ đứng thứ hai sau Mỹ.
Tuy vào tháng 9 vừa rồi, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có chuyến thăm đến Ấn Độ nhằm cứu vãn cho tên lửa Javelin nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để có thể thay đổi quyết định từ New Delhi. Và đây được xem là một thất bại lớn của liên doanh quốc phòng giữa Lockheed Martin và Raytheon.
Mặc dù các ưu đãi trong hợp đồng cung cấp tên lửa Javelin cho Ấn Độ được xem là chưa từng có tiền lệ, như tăng tỉ lệ phần trăm nội địa hóa dây chuyền sản xuất của Javelin tại Ấn Độ lên mức cao nhất có thể. Tuy nhiên hai bên vẫn không thể tìm ra được tiếng nói chung, hiện tại các đại diện phía Mỹ vẫn đang làm việc với phía Ấn Độ để có thể xem xét lại hợp đồng trên.
Video đang HOT
Với khả năng đa nhiệm cao Spike là sự lựa chọn tuyệt vời cho lực lượng Lục quân Ấn Độ.
Gia đình tên lửa Spike được phát triển với nhiều biến thể khác nhau, nó có thể dễ dàng được triển khai nhiều loại địa hình tác chiến khác nhau như trên mặt đất, trên biển và cả trên không. Tùy vào phạm vi hay mục tiêu tác chiến, Spike đều có thể đưa ra giải pháp hiệu quả nhờ vào số lượng biến thể khá đa dạng, đó còn chưa nói đến mẫu tên lửa này còn được trang bị các công nghệ dẫn đường tiên tiến có độ chính xác cao và có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Một điểm khác là chi phí vòng đời cho việc sử dụng và lưu trữ các tên lửa Spike khá thấp nhưng vẫn có độ tin cậy cao, ngoài ra các biến thể của Spike còn thể được sản xuất trên cùng một dây chuyền sản xuất duy nhất.
Hai mẫu tên lửa Spike-MR và Spike-LR đều là biến thể thứ 4 thuộc gia đình tên lửa Spike, bên cạnh đó chúng đều là các mẫu tên lửa vác vai có tính cơ động cao và có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cả hai biến thể này đều có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định và di chuyển và nó có thể hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết. Cả Spike-MR và Spike-LR đều thích hợp cho tác chiến đô thị, hổ trợ hỏa lực mặt đất hay các nhiệm vụ đặc biệt.
Theo Kiến Thức
Vẻ đẹp của các nữ binh sĩ mang biệt danh 'mèo sa mạc'
Tuy là những phụ nữ, song những "mèo sa mạc" trong một tiểu đoàn quân sự của Israel phải tập luyện và thực hiện các nhiệm vụ nặng nhọc như nam giới.
Mang biệt danh "mèo sa mạc", tiểu đoàn Karakal thuộc lực lượng vũ trang Israel ra đời vào năm 2000, với 70% thành viên là nữ binh sĩ. Đại bản doanh của họ nằm trong sa mạc Negev.
Nhiệm vụ của họ là tuần tra dọc biên giới Ai Cập nhằm ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, xâm nhập trái phép và khủng bố.
Các nữ binh sĩ phải trải qua quá trình huấn luyện và các kỳ thi gắt gao, khắc nghiệt như những đồng nghiệp nam.
Các cô gái "mèo sa mạc" chuẩn bị cho cuộc hành quân gần Azol, vùng biên giới giữa Israel và Ai Cập.
Họ thường sử dụng phấn xám để ngụy trang khuôn mặt trước mỗi cuộc hành quân.
Một cô gái đang tự nguy trang cho khuôn mặt.
Do thói quen ngụy trang mặt, người ta thường ví họ với những con mèo hoang ở sa mạc Tây Phi.
Khoảnh khắc yên bình trong lúc giải lao giữa cuộc hành quân.
Rất nhiều thứ trên cơ thể các nữ binh sĩ khi họ hành quân trong đêm.
Trước năm 2000, phụ nữ không được phép tham gia chiến đấu. Sau đó, do sức ép từ cộng đồng, binh đoàn Karakal ra đời.
Họ mang theo súng máy trong cuộc tuần tra.
Sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt một nữ binh sĩ sau những cuộc hành quân đường dài.
Họ dùng cáng để khiêng những đồng nghiệp bị thương.
Niềm vui của họ sau khi cuộc hành quân kết thúc.
Theo Tri Thức
Dùng 1.000 quả rốc-két đổi lấy 1 mạng người Gần 1.000 quả rốc-két đã được Hamas bắn vào lãnh thổ Israel trong hơn một tuần xung đột vừa qua. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một người Israel thiệt mạng trong khi con số thương vong phía Palestine đã lên đến hàng nghìn do những đợt đánh trả của Israel. Vì sao phía Israel lại bị ít thương vong đến vậy?...