Vũ khí hạt nhân Triều Tiên có thể được đưa tới Pháp để tiêu hủy
Báo chí Hàn Quốc đưa tin Mỹ đã yêu cầu Triều Tiên dỡ bỏ 5 vũ khí hạt nhân của nước này và sau đó đưa tới Pháp để tiêu hủy.
Vũ khí Triều Tiên trong lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Theo báo Segye Ilbo, lời đề nghị từ bỏ vũ khí hạt nhân do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra là một phần trong tiến trình nhằm xác thực ý định phi hạt nhân hóa của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Dẫn một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc, Segye Ilbo cho biết các bên đang xem xét mức độ chân thành của Bình Nhưỡng về cam kết phi hạt nhân hóa.
“Theo tôi biết, quan điểm này được Ngoại trưởng Pompeo chuyển trực tiếp tới ông Kim Jong-un”, nhà ngoại giao Hàn Quốc nói, đồng thời cho biết Washington muốn cắt ngắn thời gian “nhiều nhất có thể” để thị sát và xác minh việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Theo nguồn tin trên, mục tiêu mà Mỹ đặt ra là “loại bỏ” 5 vũ khí hạt nhân hiện thời của Triều Tiên mỗi tháng. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron cũng đã có các cuộc thảo luận về việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân Triều Tiên với sự hỗ trợ của Pháp.
Nếu Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân hoặc đạt được một thỏa thuận song phương tương tự với Mỹ, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ là đơn vị đầu tiên thanh tra Bình Nhưỡng, báo Munhwa Ilbocho biết.
Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên sẽ là mục tiêu của các cuộc thanh tra quốc tế. Triều Tiên từng rút khỏi hiệp ước NPT vào năm 1993 trước khi đạt được một thỏa thuận riêng với Washington vào năm 1994.
Việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân có thể mất rất nhiều thời gian và kinh phí. Ước tính Triều Tiên hiện có đủ nhiên liệu để chế tạo từ 13-21 vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Thành Đạt
Theo Dantri
Hành động lạ của TQ khi Kim Jong-un chuẩn bị gặp Trump
Trung Quốc gấp rút chuẩn bị cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị đến Bình Nhưỡng, trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến thăm Bình Nhưỡng trong hai ngày 2-3.5
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Trung Quốc ở cấp ngoại trưởng đến Triều Tiên kể từ năm 2007.
Giới phân tích nhận định, đây là động thái cho thấy Bắc Kinh không muốn bị "ra rìa", trong cuộc đàm phán ba bên, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Chuyến thăm của ông Vương Nghị sẽ diễn ra trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, vào ngày mùng 2-3.5.
Trung Quốc là đồng minh và cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Triều Tiên. Nhưng kim ngạch thương mại đã giảm tới 90% kể từ khi Bắc Kinh áp lệnh cấm vận Bình Nhưỡng vì chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Sau hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều diễn ra tốt đẹp hồi tuần trước, Trung Quốc cảm thấy không thể ngồi ngoài, bởi vai trò đồng minh đang dần mờ nhạt, theo SCMP.
Ông Kim không những đồng ý dừng chương trình hạt nhân, mời thanh sát viên quốc tế đến bãi thử hạt nhân mà còn nhất trí với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc ký hiệp ước chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Zhao Tong, chuyên gia nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh nhận định, chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra trong thời điểm này, khẳng định mong muốn của Trung Quốc về việc tham gia vào các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên.
Hồi tháng 4, đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến bình Nhưỡng, thể hiện bước tiến mới trong quan hệ hai nước, sau khi ông Kim đến thăm Trung Quốc vào tháng 3.
"Thông qua chuyến thăm của ông Vương, Trung Quốc muốn biết xem liệu &'hai miền Triều Tiên muốn đàm phán chấm dứt chiến tranh theo hình thức hai bên hay bốn bên", ông Zhao nói.
Cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã diễn ra tốt đẹp.
"Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ có ghế trong bàn đàm phán trong khi Bắc Kinh bị đẩy ra rìa".
"Ông Vương có thể sẽ thuyết phục Bình Nhưỡng đồng ý đàm phán bốn bên, đảm bảo vai trò của Bắc Kinh trong tiến trình hòa bình ở hai miền Triều Tiên", ông Zhao nói.
Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia nắm trong tay công nghệ hạt nhân, nên Bắc Kinh có lý do để tham gia giám sát việc Triều Tiên giải trừ hạt nhân.
Paik Hak-soon, giám đốc trung tâm nghiên cứu Triều Tiên ở Viện Sejong tại Seoul, Hàn Quốc cũng đồng ý với quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc.
"Trong cuộc hội đàm năm 2007, chính Bình Nhưỡng, chứ không phải Seoul, nhắc đến đàm phán ba bên, chứ không phải bốn bên", ông Paik nói. "Đây rõ ràng là dấu hiệu khiến Bắc Kinh lo ngại".
Ông Paik cho rằng, xét trên khía cạnh địa chính trị, Trung Quốc không thể bị cho "ra rìa" và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, nói việc bị cho "ra rìa" là điều không thể chấp nhận được với Bắc Kinh.
"Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có ghế trên bàn đàm phán và có ảnh hưởng đến các sự kiện sẽ diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, ví dụ như kế hoạch gặp ông Trump của Kim Jong-un", bà Glaser nói.
Bà Glaser nói thêm: "Kim Jong-un đã nhắc đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng lại không đả động gì đến yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc, điều mà Trung Quốc luôn mong muốn".
Theo Danviet
Rào cản lòng tin trên con đường phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên Mặc dù hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã ra tuyên bố chung lịch sử với cam kết phi hạt nhân hóa, song Bình Nhưỡng được dự đoán sẽ không từ bỏ kho vũ khí của nước này chừng nào chưa đặt trọn niềm tin vào Mỹ. Các sinh viên Hàn Quốc cầm ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc...